Bệnh mất trí nhớ Alzheimer - nguy hiểm từ quá trình lão hóa

Thái Khắc Minh

Senior Member
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer - nguy hiểm từ quá tr

Bệnh Alzheimer - nguy hiểm từ quá trình lão hóa
-Thái Khắc Minh-

Bệnh Alzheimer là một bệnh gây sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ do tổn thương chất xám của vỏ não. Khoảng 80% người già bị sa sút trí tuệ là do bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở những người có tuổi từ 50-80. Bệnh biểu hiện bằng suy giảm các khả năng trí tuệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lao động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội của bệnh nhân, bao gồm: giảm trí nhớ, rối loạn về ngôn ngữ, mất khả năng sử dụng các động tác, cũng như mất khả năng nhận biết. Nguyên nhân của bệnh bệnh Alzheimer được cho là do sự hiện diện của các mảng protein dạng tinh bột beta (Aß – protein amyloid beta) bám ở não làm cho não bị tổn thương. Nghiên cứu mới đây cho thấy số lượng bệnh nhân bệnh nhân Alzheimer là 16 triệu ở Mỹ, 1,5 triệu ở Nhật Bản. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có khoảng 4,3 triệu ca mất trí mới/năm, trong đó số lượng mắc bệnh mất trí nhớ tuổi già Alzheimer chiếm tỷ lệ lớn.

Cơ chế ở mức độ phân tử của bệnh mất trí nhớ tuổi già Alzheimer vừa được công bố đã giải thích tại sao bệnh Alzheimer thường xảy ra ở những người có tuổi từ 50-80. Cơ chế này giải thích bệnh Alzheimer có liên quan đến quá trình lão hóa cũng như mối liên hệ giữa quá trình lão hóa và các protein có độc tính trong các mảng bám protein. Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí có uy tính Science tập 313, �số 5793 trang 1604–1610 ngày 15.9.2006 (http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/313/5793/1604). Kết quả cho thấy các yếu tố có liên quan chủ yếu đến sự điều hòa quá trình lão hóa là HSF-1 (heat shock factor 1) và DAF-16 có vai trò trong hoạt động kích thích và ức chế sự hình thành các mảng bám Aß và cả hai đều có chức năng phối hợp với nhau trong việc ngăn chặn bệnh Alzheimer.

Giống như là các bệnh thoái hóa thần kinh khởi phát muộn khác, bệnh Alzheimer có mối liên hệ với sự kết tập các protein có độc tính khác thường, đặc biệt là các peptid Aß[sub:77958b7229]1–42[/sub:77958b7229] có thể kết tập lại với nhau với nhau được phân hủy từ các tiền protein dạng amyloid (amyloid precursor protein). Nhưng tại sao quá trình kết tập Aß có độc tính này lại liên quan đến quá trình lão hóa vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Dillin và cộng sự ở Viện nghiên cứu sinh học Salk, Hoa Kỳ đã khảo sát tác động của kéo dài tuổi thọ hoặc làm giảm quá trình lão hóa trên giun C. elegans có làm chậm hình thành các kết tập Aß gây bệnh Alzheimer hay không. Nếu như có sự tác động như vậy, quá trình tấn công muộn của Alzheimer sẽ trở thành hoạt động khử độc và hoạt động này kiểm soát quá trình lão hóa. Còn nếu như không có mối liên hệ thì quá trình hình thành các kết tập có độc tính phụ thuộc vào thời gian này sẽ đạt tới một ngưỡng và gây ra quá trình tấn công muộn của bệnh Alzheimer.

Nhằm phân biệt giữa 2 khả năng đó, các nhà nghiên cứu đã phá hủy quá trình chuyển hóa tín hiệu insulin. Đây là quá trình liên quan chính đến quá trình lão hóa ở giun, ruồi, và động vật có vú. Ở giun C. elegans thì chỉ có 1 thụ thể insulin duy nhất là DAF-2. Bình thường, sự chuyển đổi tín hiệu này làm giảm sự biểu hiện ở gen tham gia vào quá trình giải mã ra yếu tố DAF-16 và HSF-1 và kết quả là làm giảm tuổi thọ. Bằng kỹ thuật đột biến làm mất gen daf-2 ở C. elegans, các nhà nghiên cứu thấy ở các giun có sự kéo dài tuổi thọ thì có sự giảm độc tính của sự kết tập Aß. Do đó, quá trình khởi phát trễ trở thành cơ chế giải độc chứ không phải là sự tích lũy có độc. Đột biến ở cả 2 gen là daf-2 và một trong 2 gen daf-16 hay hsf-1 đều mang lại kết quả ngược lại.

DAF-16 và HSF-1 đã ức chế độc tính của quá trình tụ tập protein như thế nào? Kiểm tra lượng kết tập Aß[sub:77958b7229]1–42[/sub:77958b7229] �có phân tử lớn và phân tử nhỏ phát hiện ra vài điều lý thú. HSF-1 đã tham gia vào quá trình chống sự hình thành các kết tập Aß[sub:77958b7229]1–42[/sub:77958b7229] �nhưng DAF-16 thì không có tác động này. Ngược lại, DAF-16 thì kiểm soát quá trình hình thành các kết tập Aß[sub:77958b7229]1–42[/sub:77958b7229] �phân tử lớn nhưng sự kết tập các phân tử lớn này lại không liên quan đến độc tính thần kinh. Nghiên cứu đưa ra nhận xét là kết tập Aß[sub:77958b7229]1–42[/sub:77958b7229] �có phân tử lượng nhỏ thì liên quan đến độc tính.

Kết quả này đã đưa ra một cơ chế trong đó có mối liên hệ giữa quá trình lão hóa và bệnh Alzheimer khởi phát muộn. Khi có sự hình thành mảng bám Aß, hoạt động HSF-1 là điều chỉnh quá trình chống sự hình thành mảng bám. Hoạt động của DAF-16 lại liên quan đến quá trình thay thế (có thể có chức năng như là quá trình dự phòng) kiểm soát quá trình hình thành các mảng bám Aß có khối lượng phân tử lớn ít độc tính. Bởi vì cả hai quá trình giải độc này được điều khiển bởi chuyển hóa tín hiệu insulin có liên quan đến quá trình lão hóa, do đó cả hai có thể tác động đến quá trình lão hóa và dẫn đến sự hình thành các mảng bám Aß.

Thêm một điều cần nhấn mạnh là quá trình chuyển hóa tín hiệu insulin cũng liên quan đến quá trình hình thành các mảng bám có độc tính khác như là trong trường hợp của bệnh Huntington. Do đó các nghiên cứu tiếp theo trên quá trình chuyển hóa tín hiệu này có thể giúp ích cho quá trình điều trị các bệnh suy thoái chức năng thần kinh khởi phát muộn liên quan đến quá trình hình thành mảng bám như Alzheimer, Huntington… mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả.


Luyện tập thể dục và uống trà xanh có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer!!!!

Link cho bài báo khoa học http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/313/5793/1604
 
Cảm ơn anh Minh về bài viết hay và bổ ích. Anh có thể bổ sung thêm phần các liệu pháp điều trị và khả năng phòng tránh bệnh này không?
 
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/dispomim.cgi?id=602005 ? ? ? ?

http://www.news.utoronto.ca/bin6/070114-2865.asp

Than gui and Minh va cac Ban:

That la mot diem tinh co, toi doc duoc tin ve Alzheimer cua anh Minh tren SHVN hom nay, va cung ngay mot gene moi, SORL1, lien he den Alzheimer do nhom nghien cuu o DH Toronto dang duoc loan bao rong rai tren cac tap chi khoa hoc va co quan truyen thong. Toi voi gui tin kem tren de chia se voi qui Ban.

Tren thuc te SORL1 da duoc biet tu lau, nhung tuong quan mat thiet cua SORL1 voi benh Alzheimer duoc loan bao hom nay co tu ket qua 5 nam nghien cuu tren 6,000 mau pham DNA cua benh nhan Alzheimer trong nhieu chung toc khac nhau. Nghien cuu nay cho thay co tuong quan giua su giam thieu cua SORL1 va su gia tang cua Beta -Amyloid protein trong benh Alzheimer ma anh Minh de cap den. SORL1 da duoc biet co tac dong voi tien chat cua Beta-Amyloid la APP (amyloid precursor protein). Do do vai tro cua SORL1 co mot so y nghia quan trong cho benh Alzheimer. Thu nhat, Alzheimer la mot benh do da nguyen to (multifactorial disease) nghia la co su tham gia cua nhieu gene; nhu vay nhom nghien cuu DH Toronto da tim ra them mot thu pham moi, gene SORL1, cua benh; thu hai, SORL1 tac dung len APP tien chat cua chat Beta -amyloid, nen kha nang tri lieu se cao vi no se ngan chan truoc mot buoc quan trong cua chu trinh sinh hoc dan den beta-amyloid ket tua (aggregation) va la nguyen nhan gay ton thuong cho te bao than kinh. ? ? ? ?

Ve tinh chat sinh hoc, SORL1 la mot protein thu cam cua mang te bao (cell surface receptor). SORL1 co nhung doi tac (ligands) khac nhau. O te bao than kinh, mot so nghien cuu cho thay SORL1 co vai tro tang truong; o te bao tinh va dong mach mau (endothelial cells), SORL1 co nhiem vu van chuyen nhung lipoprotein lien quan den atherosclerosis. Voi bao cao ngay hom nay, chung ta se co nhieu dip de biet them ve chuc nang sinh hoc cua SORL1.

Cam on anh Minh da viet mot de tai y sinh hoc quan trong de chung ta tim hieu them.
 
Dear Anh Sơn,
Cám ơn anh đã cung cấp thêm thông tin hay này.
Mấy bài viết này Minh đã viết từ tháng 9.2006 nhưng chưa có điều kiện chia sẻ với các bạn. Thông tin lúc này nhiều không thể viết hết được. Minh đọc nhều nhưng chỉ viết những đề tài Minh nghĩ là quan trọng. Thêm một điểm nữa là có thể kiến thức về Sinh học phân tử tế bào (MCB) của Minh cũng có hạn chế vì Minh là dân hóa (Medicinal Chemist).
Vẫn còn nợ anh câu trả lời về lão hóa của Telomere (chưa có thời gian để đọc thêm).
Chúc anh vui!
Khắc Minh
 
Anh Minh và anh Sơn có thể nghĩ ra nguyên nhân gì khiến người châu Âu dễ mắc Alzheimer hơn người châu Á không?
Theo suy đoán chủ quan của tôi người châu Âu thường ăn các thức ăn không lành mạnh cho não (nhiều thịt), ít hoạt động trí óc (dân lao động), dễ bị tổn thương về tinh thần (life on the fast lane - sống vội) và ít có sự nuôi dưỡng về tình cảm (sống độc lập sớm, chủ nghĩa các nhân cao).
May quá là mình thường xuyên thể xục, nghiện trà xanh và đọc sách thâu đêm :)
 
Nguyễn Thái Sơn said:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/dispomim.cgi?id=602005        

http://www.news.utoronto.ca/bin6/070114-2865.asp

Tren thuc te SORL1 da duoc biet tu lau, nhung tuong quan mat thiet cua SORL1 voi benh Alzheimer duoc loan bao hom nay co tu ket qua 5 nam nghien cuu tren 6,000 mau pham DNA cua benh nhan Alzheimer trong nhieu chung toc khac nhau. Nghien cuu nay cho thay co tuong quan giua su giam thieu cua SORL1 va su gia tang cua Beta -Amyloid protein trong benh Alzheimer ma anh Minh de cap den. SORL1 da duoc biet co tac dong voi tien chat cua Beta-Amyloid la APP (amyloid precursor protein). Do do vai tro cua SORL1 co mot so y nghia quan trong cho benh Alzheimer. Thu nhat, Alzheimer la mot benh do da nguyen to (multifactorial disease) nghia la co su tham gia cua nhieu gene; nhu vay nhom nghien cuu DH Toronto da tim ra them mot thu pham moi, gene SORL1, cua benh; thu hai, SORL1 tac dung len APP tien chat cua chat Beta -amyloid, nen kha nang tri lieu se cao vi no se ngan chan truoc mot buoc quan trong cua chu trinh sinh hoc dan den beta-amyloid ket tua (aggregation) va la nguyen nhan gay ton thuong cho te bao than kinh.        

Ve tinh chat sinh hoc, SORL1 la mot protein thu cam cua mang te bao (cell surface receptor). SORL1 co nhung doi tac (ligands) khac nhau. O te bao than kinh, mot so nghien cuu cho thay SORL1 co vai tro tang truong; o te bao tinh va dong mach mau (endothelial cells), SORL1 co nhiem vu van chuyen nhung lipoprotein lien quan den atherosclerosis. Voi bao cao ngay hom nay, chung ta se co nhieu dip de biet them ve chuc nang sinh hoc cua SORL1.

Cam on anh Minh da viet mot de tai y sinh hoc quan trong de chung ta tim hieu them.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/...Retrieve&dopt=AbstractPlus&list_uids=17220890

Tiếc là bài trên Nat Genet. chưa cho lấy fulltext, tuy nhiên như anh Sơn nói thì có thể hình dung SOR1 liên quan đến phần upstream của cơ chế phân tử AD. Tuy nhiên, nghiên cứu này ko hiểu đã chứng minh khả năng tạo liên kết (tương tác trực tiếp) giữa SOR1 và APP invitro chưa? Nói cách khác APP có thể là ligand của SOR1 k? ?Nếu đúng, thì có thể giả thuyết là SOR1 trên bề mặt tế bào của hệ thần kinh sẽ được kích hoạt bởi APP và truyền 1 tín hiệu nhất định cho tế bào. Khi tế bào được kích hoạt có khả năng sẽ up regulate biểu hiện của SOR1 và đồng thời xuất hiện 1 cơ chế để tiết SOR1 vào môi trường (Lintzel et al. (2002)) và SOR1 bám vào các APP => trung hòa độc tính APP hoặc ngăn sự thủy phân thành AP.

Như trên OMIM tổng hợp thì mối quan hệ giữa SOR1 và AD thể hiện ở việc 1) ?ng mắc AD giảm mức biểu hiện SOR1 xuống 2 lần; 2) lượng SOR1 trên bề mặt ?tế bào glial cells của ng bệnh AD còn 1/4 so với bình thường.

Nếu SOR1 là tác nhân then chốt trong số tác nhân gây AD (vì multifactorial disease) thì có lẽ tần số xuất hiện bệnh AD chủ yếu ở EU và Bắc Mỹ có liên quan đến SNP và các vấn đề chủng tộc (yếu tố di truyền).
 
Than gui cac Ban:

Truoc het cam o Minh. Nhung tom luoc ve co che phan tu cua Minh cho benh Alzheimer rat hay, va toi momg rang se duoc su luu tam cua gioi y khoa o trong nuoc vi hieu biet ve gene va benh ly o Viet Nam con rat it so voi cac nuoc ky nghe.

Ve y kien cua ban Luong, van de chung toc va benh ly tuy co lien quan, nhung can su phan tich than trong. Benh Thalassemia thuong thay o nguoi da den vung Phi Chau, nhung ly do co the khong phai vi chung toc, ma vi yeu to moi truong cua benh sot ret rat cao o PC.

Rat thich nhung suy luan cua ban Hieu. Trong thoi gian toi, hy vong cac nghien cuu ve SORL1 va Alzheimer se mang lai mot so tra loi cho Hieu.
 
Em lôi cái này lên 1 tẹo ạ.
Năm vừa rồi em có làm mấy cái seminar về Alzheimer. Hiện nay nghiên cứu về AD đang có 1 hướng tập trung vào ADDLs, 1 soluble Aß-derived oligomer (Aß plaque được nhắc đến ở post đầu tiên này là insoluble). Hiện nay rất nhiều người tin ADDL là nguyên nhân cốt lõi gây ra các hiện tượng điển hình ở AD.

Paper này là 1 bài confirm cực kỳ thuyết phục về vai trò của ADDL trong AD
http://www.jneurosci.org/cgi/content/abstract/27/4/796

Ngoài ra nếu mọi người muốn tìm hiểu hơn thì search keyword ADDL, em thấy có nhiều thứ để đọc lắm.
Thuốc chữa AD được dùng rộng rãi nhất là Memantine
 
[SIZE=+1]Bệnh Alzheimer: Thuốc điều trị hiện tại và tương lai
[/SIZE]http://yduocngaynay.com/3-3TKMinh_Alzheimer_DieuTri.htm

Format không tốt lắm nhưng cũng tương đối đủ các thuốc điều trị hiện tại cũng như hướng nghiên cứu các thuốc mới điều trị AD.
 
Em đọc trên đài BBC thấy các nhà khoa học ở Anh quốc vừa tìm được loại thuốc mới tên là Rember có thể suy giảm hội chứng Alzheimer's chứ không chữa hoàn toàn. Các anh chị có thể giải thích thêm cho em về loại thuốc này không. Đây là link bài báo: http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/7525115.stm
 
Mình xin góp thêm vài điều về bệnh Alzheimer theo quan điểm âm dương của Đông Y...

Mỗi người sinh ra đều có một mức chân âm (mạnh, yếu khác nhau) tập trung ở phần âm cơ thể (phần dưới rốn). Vì năm giác quan và bộ não đều nằm ở trên đầu nên tất cả mọi hoạt động trí óc, thần kinh đều cần khí lực từ dưới chân âm đưa lên não để giúp não hoạt động.

Ở người già, phần chân âm bị cạn kiệt => bộ não bị hư tổn => hoạt động trì trệ => mất trí nhớ.

Đối chiếu với việc người Âu Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người Á Đông, mình rút ra vài nguyên nhân sau:

(1) Âu Mỹ y học tiến bộ nên họ thống kê bệnh này chu đáo hơn so với Á Đông => số bệnh nhân được tính toán chính xác hơn.

(2) Lao động ở Âu Mỹ có trình độ cao hơn Á Đông => sử dụng đầu óc nhiều => khí lực bị hao tổn nhanh hơn => não mau yếu hơn => mắc Alzheimer nhiều hơn

(3) Quan niệm về tình dục ở Âu Mỹ là tự do (trái ngược với Á Đông) => hoạt động tính dục sớmnhiều => khí lực bị hao tổn nhanh hơn => não mau yếu hơn => mắc Alzheimer nhiều và nặng hơn.

Chỗ này xin giải thích thêm một chút: Khi hoạt động tính dục, ta tưởng là "dùng" các bộ phận ở dưới nhưng thật ra trên đầu, bộ não lại đang hưởng cảm giác khoái lạc => cảm giác càng mạnh thì khí lực từ chân âm bốc lên càng nhiều => chân âm càng mau bị vắt kiệt.

Mình tóm lược vài ý liên quan đến chủ đề chung qua tham khảo từ tài liệu "Cơ chế khí lực của thiền", nếu bạn nào quan tâm thích tìm hiểu thêm, xin mời ghé link sau:

Cơ chế khí lực của thiền A: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTEyNA==

Cơ chế khí lực của thiền B: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTEyNQ==

Thân!
 
Da Fug!
Giải thích lung ta lung tung, vớ va vớ vẩn chả có căn cứ căn kiết gì cả!!!
- Lấy cái gì chứng minh "trình độ lao động trí óc lẫn chân tay" ở Âu Mỹ cao hơn Á Đông!? Xin lỗi àh, lao động châu Á vất vả hơn tụi da trắng nhìu...
- Lấy khả năng lao động ra đánh giá thì mấy ông giám đốc hoặc mấy ông kỹ sư sẽ dễ mắc bệnh Alzheimer hơn àh!!???
- Lại còn có cả tình dục vào đây... chả có tí liên quan gì sất....
Đọc xong có cảm tưởng như mấy ông thầy bói mù phán, cứ như đúng rồi....
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top