Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến quang hợp

Lê Văn Tuấn

Senior Member
Cho hỏi : tại sao nếu cùng 1 cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn so với ánh sáng đơn sắc xanh tím.
 
Không phải, cái này liên quan đến cơ chế hấp thu ánh sáng của cây.Bạn có thể xem trong sách sinh lý thực vật.
Cùng 1 cường độ ánh sáng (năng lượng ánh sáng chiếu tới cây là như nhau)
Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn >> năng lượng lớn >> số lượng tia sáng ít.
Ánh sáng đỏ có bước sóng dài >> năng lượng nhỏ hơn >> số lượng tia sáng nhiều hơn.
Thế mà cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với số tia sáng chiếu tới chứ không phụ thuộc vào năng lượng của tia sáng nên hiệu quả quan hợp của ánh sáng xanh tím cao hơn.
Nói thêm: Năng lượng ánh sáng chiếu vào cây sẽ được giải phóng thành 2 phần: phần đầu giải phóng thành bức xạ, ko có lợi ích gì; phần 2 mới có ích >> vì vậy, các tia có bức sóng ngắn nhiều năng lượng có hiệu quả quang hợp tương đương với tia có bức sóng dài ít năng lượng hơn. (Bạn có thể xem sơ đồ trong sách SLT của thầy Vụ)
 
"Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn >> năng lượng lớn >> số lượng tia sáng ít.
Ánh sáng đỏ có bước sóng dài >> năng lượng nhỏ hơn >> số lượng tia sáng nhiều hơn.
Thế mà cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với số tia sáng chiếu tới chứ không phụ thuộc vào năng lượng của tia sáng nên hiệu quả quan hợp của ánh sáng xanh tím cao hơn.
" theo như anh nói thì tia sáng đỏ hiệu có hiệu quả quan hợp cao hơn chứ.
Theo em biết thì hệ sắc tố hấp thụ năng lượng từ các phôtôn ánh sáng chứ không phụ thuộc vào năng lượng của ánh sáng. Mà số phôton của tia sáng đỏ lại gấp đôi tia xanh tím => Tia sáng đỏ có hiệu quả quan hợp cao hơn tia xanh tím.
 
Mình nghĩ là anh Long nói chuẩn đó. Anh ý đánh nhầm "xanh" thôi. Đúng ra là phải là "Cùng 1 cường độ chiếu sáng như nhau, ánh sáng đỏ sẽ có lợi hơn ánh sáng xanh" :D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top