Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

Tại sao ở nấm thì nguyên phân không kèm theo phân chia TBC nhỉ?
eo cơ chế tự nhiên sinh ra đã như thế rồi, cứ hỏi kiểu "tại sao electron mang điện âm" thì ai trả lời đc :mrgreen:
p/s: vui 1 tí :D. trong quá trình nguyên phân của tế bào nấm thì màng nhân không biến mất, NST nhân đôi ở trong màng nhân luôn, sau đấy sự phân chia tế bào chất diễn ra độc lập chả liên quan gì đến phân chia NST.
 
Để phân huỷ 1 phân tử H2O2 thành H2O và O2, nếu xúc tác là 1 phân tử Fe thì phải mất 300 năm.
Bằng cách nào mà người ta xác định được thời gian là 300 năm thế nhỉ? :D
 
637d7c43e404baf7068b9d29375d3364_view.jpg
 
Tại sao ở nấm thì nguyên phân không kèm theo phân chia TBC nhỉ?

Theo mình được biết thì một số loài nấm tiến hóa với mức độ cao hơn so với các nhóm đơn bào khác. Chúng thuộc đơn bào, tuy nhiên chúng sống theo hình thức "cộng bào".
Các tế bào sau khi phân chia không tách nhau ra mà vẫn liên kết với nhau tạo thành một chuỗi sống tổ hợp với nhau, các tế bào trong nhóm có những chức năng riêng và hài hòa với nhau. Tương tự một số cơ thể đa bào khác, tuy nhiên chúng vẫn có khả năng sống đơn bào nên vẫn thuộc đơn bào.
Đó là lí do tại sao nấm không hoàn thành toàn bộ quá trình nguyên phân.
( nếu chưa hài lòng thì bạn có thể nhắn mình )
 
Tại sao một tế bào vi khuẩn có thể có nhiều ADN plastmit nhưng lại chỉ có một ADN-NST?:???:
Khó nhỉ? Hỏi kiểu này như kiểu tại sao người lại có bộ NST là 23 ấy?!!!
Trả lời bậy cái: plasmid thì có thể giả thiết là biến thể/chuyển hóa / tiến hóa của một thể thực khuẩn (hay đại loại) nào đó ký sinh trong vi khuẩn từ hàng ngàn năm trước...
Còn tại sao vi khuẩn chi có 1 nhiễm sắc thể thì thua ....
 
Hỏi: Nếu vi khuẩn gram dương trở thành TB trần thì có thể phân chia được không? Giải thích?
Em nghĩ là không phân chia được, nhưng lại không biết giải thích thế nào :botay:Các anh chị giúp em với :mrgreen:
 
ko phân chia đc do mất thành,ko có điểm tựa cho MSC gấp nếp tạo mezoxom-điểm ADN vi khuẩn đính vào để nhân đôi.
 
Đề cương ôn tập tết của em nhiều và khó quá, nếu ko làm xong trớc tết chắc là xui cả năm, mọi người giúp em với:
1/ Tại sao chủng vi sinh vật phát triển từ nhiều TB ban đầu bằng cách sinh sản vô tính thì ko được gọi là chủng vi sinh vật thuần khiết?

2/ Một huyền dịch Clostrium tetani được giữ trong ống nghiệm 15 ngày ở nhiệt độ phòng, gọi là huyền dịch A. Một huyền dịch Clostrium tetani khác được chuẩn bị từ 1 ống nghiệm được 24 h tuổi.
a/ Tiến hành nhuộm gram cả 2 huyền dịch này . Trình bày kq thu được khi quan sát 2 lọai tiêu bản này dưới kính hiển vi.
b/ Đun nóng 2 huyền dịch tới 80 độ C trong vòng 15p, sau đó cấy 0,1 ml mỗi huyền dịch đã đun nóng lên mt thích hợp, nhiệt độ thích hợp. Sau 1 t/g ng` ta thấy có nhiều khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch cấy A, 1 khuẩn lạc trên đĩa thạch cấy B.
Có thể kết luận gì về đặc tính của dạng vi khuẩn này? Đặc tính này liên qua đến những đặc điểm đặc trưng nào?
 
1. Xem lại phương pháp tạo chủng vi sinh vật thuần khiết sẽ trả lời được câu hỏi này.
2. I have no idea!:botay:
 
vừa sửa đc vietkey là phải lên đây ngay,vậy mà vẫn ko kịp:((,bài đã bị xóa:cry:
Trả lời lại vậy.
Câu 2:
a,kq:
Huyền dịch A:Vi khuẩn đã kịp hình thành nội bào tử-->xuất hiện 2 vòng nhuộm,1 to ,1 nhỏ(tương ứng vs nội bào tử) hoặc 1 vòng nhuộm nhỏ (nội bào tử đã giải phóng)
Huyền dịch B:do thời gian nuôi cấy ngắn-->chưa kịp hình thành nội bào tử-->chỉ có 1 vòng nhuộm lớn.
b,
Đặc tính:bào tử có tính chịu nhiệt
Đặc điểm:do nội bào tử có nhiều lớp vỏ và màng, mất nhìu nước, mặt trong có vỏ cortex, hợp chất dipicolinat canxi.
 
http://blogthuysan.blogspot.com/2010/09/thi-nghiem-vi-sinh-bai-2-cac-phuong.html
Giới thiệu 1 số pp phân lập
 
Sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu, sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.:grin:

Phương trình:
Đường glucozo, đường này bị vi khuẩn lactic lên men thành axit lactic => pH thay đổi, protêin trong sữa (cazein) kết tủa.
C6H12O6 -> 2C3H6O3+136 Kj (32,4 Kcal).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top