Một số vấn đề về virus HIV

Nguyễn Văn Soái

Junior Member
Xin chào mọi người mình là thành viên mới của diễn đàn. Mình có vấn đề này muốn được trao đổi với mọi người hy vọng mọi người cho ý kiến đóng góp và giúp đỡ mình:

Như chúng ta đã biết virus HIV và đại dịch AIDS hiện nay đang lan tràn và gây ra hiểm họa cho loài người. Bản thân virus không trực tiếp gây ra các bệnh gây tử vong cho con người nhưng no lại làm suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể người . Chính vì thế mà cơ thể mới dễ dàng bị mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Hiện nay một số thuốc công bố trên thế giới vẫn còn chưa cho được hiệu quả rõ rệt.

Vấn đề đặt ra ở đây là:

? ? - ?Làm thế nào mà HIV có thể nhận diện được tế bào LIMPHO T mà tấn công?
? ? - ?Tại sao sau khi sâm nhập vào cơ thể một thời gian số lượng virus lại giảm đi một cách nhanh chóng để rồi sau đó nó mới thưc sự lan tràn trong cơ thể người bệnh?
 
Làm thế nào mà HIV có thể nhận diện được tế bào LIMPHO T mà tấn công

HIV nhận diện Helper T lymphocyte thông qua các thụ thể CD4.

Tại sao sau khi sâm nhập vào cơ thể một thời gian số lượng virus lại giảm đi một cách nhanh chóng để rồi sau đó nó mới thưc sự lan tràn trong cơ thể người bệnh

Trong giai đoạn đầu nhiễm, bộ gene của HIV gắn xen vào bộ gene vật chủ nhưng khả năng biểu hiện các gene của HIV bị ức chế do một số cơ chế. Do vậy có hiện tượng trên.

Các thông tin chi tiết về cơ chế gắn của virus với các thụ thể tế bào, cơ chế kìm hãm biểu hiện gene của HIV trong gia đoạn đầu bạn có thể tự tìm và đọc thêm.
 
virus HIV



?virus HIV nhận diện limfo T thông qua thụ thể CD4 nhưng theo cơ chế cụ thể như thế nào đó mới là điều quan trọng
?Một điểm nữa đó là khi xâm nhập vào tế bào sau mỗi lần sao chép thì lại tạo ra những hạt virus khác nhau ở một vài điểm nào đó . Chính vì vậy mà làm cho các bạch cầu khó nhận diện được virus để loại trừ . Nhưng cơ chế nào đã giúp virus có ?thể làm được điều đó
?Khi gắn gen vào genom của tế bào thì sẽ làm cho bộ gen của tế bào bị thay đổi . Vậy thì tại sao chúng lại không bị các enzim sửa chữa sửa lại và bị cắt bỏ
 
Hiện nay có biện pháp nào để bộ gen của virus không gắn với bộ gen người mà chung sống hòa bình hay không?
 
virus HIV nhận diện limfo T thông qua thụ thể CD4 nhưng theo cơ chế cụ thể như thế nào đó mới là điều quan trọng
Một điểm nữa đó là khi xâm nhập vào tế bào sau mỗi lần sao chép thì lại tạo ra những hạt virus khác nhau ở một vài điểm nào đó . Chính vì vậy mà làm cho các bạch cầu khó nhận diện được virus để loại trừ . Nhưng cơ chế nào đã giúp virus có ?thể làm được điều đó
Khi gắn gen vào genom của tế bào thì sẽ làm cho bộ gen của tế bào bị thay đổi . Vậy thì tại sao chúng lại không bị các enzim sửa chữa sửa lại và bị cắt bỏ

Bạn đã thử tìm hiểu các vấn đề trên chưa?
Nếu chưa thì nên tự tìm xem. Nếu rồi mà chưa tìm được tôi sẽ đưa tài liệu cho đọc.
 
Hiện nay có biện pháp nào để bộ gen của virus không gắn với bộ gen người mà chung sống hòa bình hay không?
Theo bạn liệu nó có thể không gắn vào genom của người được không? tại sao nó không chui vào bộ máy gongy, lyzosom,ty thể,mạng lưới nội chất gì đó? mà nhất thiết phải là genom của người.vậy cơ chế nào đã giúp virus có thể gắn gen của nó vào genom của người đó là điều mà các nhà khoa học hiện nay còn chưa hiểu được hểt? vậy theo mình nghĩ thì chỉ có cách duy nhẩt có thể làm được điều như bạn Mỹ Hạnh đã nói là tìm hiểu được từng chi tiết trong cái cơ chế gắn gen của virus vào genom của người ? làm được điều đó chúng ta có thể điều khiển cũng như khống chế hoàn toàn con vrrus này .
 
Ở bộ máy golgi, lyzosome hay mạng lưới nội chất đều không có vật chất di truyền là các acid nucleic hoặc nhiễm sắc thể nên nó không vào các bào quan này là đúng rồi. Ở ti thể mà nó cũng không xâm nhập thì thực ra mình không hiểu nó "nghĩ gì" ?:) ?nhưng mình nghĩ có lẽ nó đã vào được nội chất nơi chứa các bào quan thì nó cần vào sâu thêm làm gì ? ?Mặt khác, đa số xâm nhập theo kiểu "bộ máy di truyền được bơm vào còn vỏ ngoài thi vứt", như vậy để xâm nhập sâu hơn vào ti thể nó "chưa tìm ra cách".

Nói vui vậy thôi. Còn về ý kiến mình đưa ra, thực sự để gắn vào bộ nhiễm sắc thể của vật chủ, nó cần 1 loại enzym đặc biệt, về tên của loại enzym này thì chắc phải nhờ mọi người giúp, như vậy tìm cách ngăn ngừa enzym này xuất hiện thì mình sẽ "chung sống hòa bình với nó". Cách thứ 2 là cách có vẻ phức tạp hơn : mỗi phần của virus sẽ được hình thành ở 1 nơi khác nhau giống như các khâu sản xuất trong 1 nhà máy, như vậy để tạo được lại 1 con virus HIV hoàn chỉnh, nó cần phải hoàn thiện các phần này, ngăn được 1 phần thì mình sẽ ngăn không cho nó tái tạo nữa. Bạn nghĩ thế nào?

Tất nhiên đây chỉ là ý tưởng mà từ ý tưởng đến thực tế thì xa lắm, nhưng không có nghĩa là không có quyền tưởng tượng ?:) ?Mong mọi người có ý kiến
 
virus HIV



? Mình muốn trả lời vấn đề mà bạn HẠNH đưa ra
thực ra quả thật để tạo thành một con virus hoàn chỉnh thì cần trải qua một vài khâu ?
ý tưởng của bạn là chúng ta sẽ ngăn chặn nó ở một khâu nào đó
Nhưng bạn có từng nghĩ đến là cơ thể của virus rất đơn giản vì thế nó cung dễ bị biến đổi hơn các loài khác .Vì vậy rất có thể chúng ta lại vô tình tạo ra một loại virus mới. Tất nhiên đó chỉ là giả thuyết mà thôi.
?Virus thực ra chúng không co khả năng tạo ra các protein cần thiết cho bản thân chúng mà chúng phải sử dụng nguồn nguyên liệu của tế bào vật chủ chính vì thế mà chúng phải xâm nhập vào bộ gen của vật chủ để nhờ những enzim và nguyên liệu từ môi trường này để tổng hợp nên những protein cần thiêt cho bản thân.
? Để ngăn chặn được virus có lẽ theo mình chúng ta phải hiểu được virus từ đâu mà ra? ?cơ chế cụ thể để virus có thể nhận diện được những tế bào đặc hiệu mà chúng sẽ xâm nhập .
 
Các em à, chị rất vui vì thấy các em quan tâm đến HIV như vậy. Nhưng quả thật thấy các em trao đổi thì ko biết ở nhà chương trình học có dạy về virology và các cơ chế ko?
Các vấn đề mà các em nêu đều đã biết cả. Các em chỉ cần gõ Goolge vói HIV entry mechasism hay HIV integration la se ra cả đống thông tin.
Chị chỉ muồn chốt 1 số điểm mà rõ ràng là kiến thức ở nhà còn lạc hậu quá:
- HIV có thể infect ko những TB CD4 T cell mà cả macrophage (thực bào), dendritic cell và 1 subset của NK cell nữa.
Lý do, những TB kia cũng có CD4 đấy.
Để có thể xâm nhập vào TB, HIV có những spikes (thực ra virus nào cũng có spikes) là những phân tử glycoproteins. Những spike này sẽ nhận dạng những receptor đặc biet trên tế bào, ở đây là CD4 và co-receptor CCR5 hay CXCR4.
Sau khi bám vào receptors, các spikes sẽ quặp lại, làm HIV tiến lại sát hơn với TB và HIV sẽ được internalize vào TB nhở màng của TB cuộn lại và cuốn TB vào trong. HIV sẽ được internalise vào lysosome. Khi pH của lysosome giảm xuống 5-6 thì màng của virus sẽ fuse với màng của lysosome và như thế, RNA của virus được giải phóng vào TB.

- Các loại thuốc diệt HIV hiện nay đều nhắm đến:
? ? ? ? ? ? ?+Ngăn chặn ko cho HIV xâm nhập
? ? ? ? ? ? ?+Ngăn chặn quá trình transcribe của HIV
? ? ? ? ? ? ?+Ngăn chặn translation
? ? ? ? ? ? ?+Ngăn chặn quá trình integration vào genome. Để trở lời 1 em ở trên, enzyme cho quá trình này gọi là integrase.

Tuy nhiên tất cả các loại thuốc đến nay đều ko hoàn toàn tiêu diệt được hết HIV. Tại sao thế. Để trả lời câu hỏ này cần có thêm kiến thức về immunology nữa. Chị sẽ post 1 bài về vấn đề này sau khi có thời gian.

Chúc cá em vui vẻ với World Cup
 
Re: virus HIV

Nguyễn Văn Soái said:


Nhưng bạn có từng nghĩ đến là cơ thể của virus rất đơn giản vì thế nó cung dễ bị biến đổi hơn các loài khác .Vì vậy rất có thể chúng ta lại vô tình tạo ra một loại virus mới. Tất nhiên đó chỉ là giả thuyết mà thôi.
?Virus thực ra chúng không co khả năng tạo ra các protein cần thiết cho bản thân chúng mà chúng phải sử dụng nguồn nguyên liệu của tế bào vật chủ chính vì thế mà chúng phải xâm nhập vào bộ gen của vật chủ để nhờ những enzim và nguyên liệu từ môi trường này để tổng hợp nên những protein cần thiêt cho bản thân.
? Để ngăn chặn được virus có lẽ theo mình chúng ta phải hiểu được virus từ đâu mà ra? ?cơ chế cụ thể để virus có thể nhận diện được những tế bào đặc hiệu mà chúng sẽ xâm nhập .

Em Soái à,

HIV có khả năng đột biến cao. Tại sao? Để tránh sự nhận dạng của hệ miễn dịch.

Để nhờ vả bộ máy enzyme và ribosome của TB chủ thì Virus ko nhất thiết phải xâm nhập vào tận bộ genome đâu em ạ. VD: virus cum infuenza tuy xâm nhập vào nuclear nhưng hoàn toàn ko xâm nhập genome. Virus SARS hoàn hoàn nằm ở cytoplasm, mọi hoạt động transcription, translation đều ở cytoplasm.

Việc HIV xâm nhập genome là để nó có khả năng "ngủ yên", bảo quản bộ gene của nó lâu dài trong TB chủ.
 
Việc HIV xâm nhập genome là để nó có khả năng "ngủ yên", bảo quản bộ gene của nó lâu dài trong TB chủ

Tác nhân nào làm nó thức dậy? Mỗi týp hiv khác nhau khả năng thức dậy có khác nhau không?

Theo em được biết thì có một số trường hợp một số người không bị nhiễm virus hiv vì không có thụ thể phù hợp cho virus xâm nhập.
 
Hoàng Đức Minh said:
Việc HIV xâm nhập genome là để nó có khả năng "ngủ yên", bảo quản bộ gene của nó lâu dài trong TB chủ

Tác nhân nào làm nó thức dậy? Mỗi týp hiv khác nhau khả năng thức dậy có khác nhau không?

Theo em được biết thì có một số trường hợp một số người không bị nhiễm virus hiv vì không có thụ thể phù hợp cho virus xâm nhập.

Tác nhân nào khì chưa biết cụ thể. Các typi khác nhau về cơ bản không khác nhau về các cơ chế chung.

Chị chưa thây có scientific report nào nói là có người ko có CD4 hay các co-receptor khác cả.
Tuy nhiên có report là một số người có những đột biến giúp họ chống HIV. Tuy nhiên đến giờ người ta vẫn chưa hiểu rõ. Có 1 đột biến mà người ta biết, chị đã đọc bài này nhưng quên rồi. Sẽ tìm lại sau.
 
em chào chị Thanh Mai
cảm ơn chị dã cho em những kiến thức rất quý về vấn đề này. Quả thật em thích tìm hiểu về HIV nhưng kiến thức của em còn quá ít, em hy vọng chị sẽ chỉ cho em nhiều điều nữa. À chị co thể post hoặc gửi cho em các bài viết về thuốc trị virus HIV và một số cơ chế của nó liên quan đến vấn đề: nhận diện tế bào chủ, thời kỳ ngủ yên và phát bệnh được không ?
Cảm ơn chị nhiều.
Địa chỉ email của em là: soaivn_412@company.com
 
http://www.hvtn.org/science/strategies.html

http://www.hvtn.org/science/phases.html

http://www.hvtn.org/resources/glossary.html

Các link trên để hiểu sơ qua về trình tự tiến hành thử thuốc bất kỳ nói chung (đã thử thành công trên các động vật như: Gà, thỏ, chó, khỉ... thử thách với virus mà không có dấu hiệu mắc bệnh, an toàn, các trợ chất...).
----------------------------------------------------
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/...ve&db=PubMed&dopt=Abstract&list_uids=11125889
Vai trò của gp120 trong gây độc thần kinh -> mất trí
----------------------------------------------------
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/...s=15214962&dopt=Abstract&holding=f1000,f1000m

link này phải không chị Mai ?
 
Sorry mấy em là dạo này chị bận quá. Em Minh nhanh thật. Phải 2 tuần nữa chị mới rảnh. Chị sẽ gửi bài cho các em sau vậy. Nhưng nói về thuôc thì hiện nay đang sử dụng cho người rất lâu rồi. Chỉ có điều là vẫn ko hoàn toàn thành công (chữa tâm lý là chính). Bây giờ vấn đề bức xức là phải tạo ra được vacxin phòng chống hiệu quả.
Chị có viết 1 bài khoảng 10 trang double space sơ sơ về vấn đề này nhưng bằng tiếng Anh. Các em có muốn tham khảo ko chị sẽ gửi cho. (Thực ra là 1 bài exam của chị lúc trước, bây giờ đọc lại thấy còn nhiều chỗ viết chưa chính xác nhưng nhìn tổng thể thì tốt, được hạng A nên có thể mạnh dạn gửi cho các em được) :D
 
Lúc nào chị rảnh thì gắn lên đây cho em xem với.

Bây giờ vấn đề bức xức là phải tạo ra được vacxin phòng chống hiệu quả.

He he, công việc lâu dài mà, bệnh đậu mùa được biết đến từ hàng ngàn năm, rồi đến 1977 mới loại trừ được nó.

Bại liệt thì tới năm 2000 việt nam mới tuyên bố loại trừ được nó mặc dù vắc xin phòng bệnh này được sx từ những năm 50.

-> Cách phòng bệnh tốt nhất là tự cứu mình trước khi nhờ người khác cứu :mrgreen: vì cho dù có ra được vắc xin thì chưa chắc mình đã có cơ hội dùng, cho dù có cơ hội dùng thì chắc gì đã miễn dịch 100% với tất cả các type, bằng cách đọc cái này cho biết mà phòng, thường thức thôi, và không phải bác sĩ giỏi tiếng việt viết, nhưng dùng vẫn ngon lành.

http://www.bacsigiadinh.com/disease_details.php?id=165
http://www.bacsigiadinh.com/disease_details.php?id=166
http://www.bacsigiadinh.com/disease_details.php?id=167
http://www.bacsigiadinh.com/disease_details.php?id=168

Nó gọi là thuốc để kéo dài thời gian ủ bệnh thôi, chứ virus đã gắn vào bộ gen rồi thì chỉ việc lạc quan, sống vui vẻ thoải mái, tránh lây nhiễm cho người xung quanh mà chờ vào cổng sau bệnh viện :mrgreen: .
---------------------------------------------------------------------
http://www.cdc.gov/hiv/topics/research/index.htm -> chung chung như cái trên nhưng đọc sơ để biết vẫn tốt chán.
--------------------------------------------------------------------
Có nhiều trường hợp virus tồn tại trong cơ thể nhưng không chuyển sang giai đoạn aids và nó cứ tồn tại suốt đời.

Gửi những người đang muốn làm vắc xin chống hiv: Có rất nhiều bệnh liên quan tới virus mà, đâu nhất thiết phải đâm đầu vào cái mà ai cũng muốn làm bằng được vì mức độ tuyên truyền và nguy hiểm của nó.
 
Xin chào mọi người. Lại xin lỗi lần nữa vì lâu quá ko vào forum được. Như đã hứa, chị gửi kèm đây bài viết lúc trước về HIV và vacxin. Thực ra tuần trước chị đã cố gửi nhưng ko hiểu sao mạng mãi ko upload bài được.
 
" Bạn đã thử tìm hiểu các vấn đề trên chưa?
Nếu chưa thì nên tự tìm xem. Nếu rồi mà chưa tìm được tôi sẽ đưa tài liệu cho đọc.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>

Nguyễn Xuân Hưng<SCRIPT type=text/javascript> vbmenu_register("postmenu_7723", true); </SCRIPT> <o:p></o:p>
Administrator"

<o:p>Đúng là em Soái chưa chịu đọc tài liệu. Những cái mà em hỏi thực ra đều có trong các giáo trình Vi rút học, miễn dịch học. Anh nghĩ em nên học những kiến thức ở đó trước khi muốn hỏi bất kỳ một điều gì về HIV. Không biết Soái thi những môn đó được mấy điểm?</o:p>
<o:p>
"Các em à, chị rất vui vì thấy các em quan tâm đến HIV như vậy. Nhưng quả thật thấy các em trao đổi thì ko biết ở nhà chương trình học có dạy về virology và các cơ chế ko?
Các vấn đề mà các em nêu đều đã biết cả. Các em chỉ cần gõ Goolge vói HIV entry mechasism hay HIV integration la se ra cả đống thông tin.
Chị chỉ muồn chốt 1 số điểm mà rõ ràng là kiến thức ở nhà còn lạc hậu quá:<o:p></o:p>

Nguyễn Thị Thanh Mai<SCRIPT type=text/javascript> vbmenu_register("postmenu_9560", true); </SCRIPT> <o:p></o:p>
Nghiên cứu sinh"

Chào bạn Maị!
Tôi biết khi sang nước ngoài thì có thể kiến thức về một lĩnh vực nào đó có thể sâu, và khi mình quan tâm đến một lĩnh vực nào đó thì sẽ hiểu sâu hơn những người khác.
Tôi có thể dám chắc rằng kiến thức ở nhà không lạc hậu! Kiến thức ở nhà thì tôi dám khẳng định là có thể so sánh với thế giới. Nhưng về cơ sở vật chất thì không dám bàn!
Những điều mà các bạn nói thực ra cũng chỉ là những kiến thức cơ bản, nó giống như "ADN là một sợi xoắn kép..."
Theo cá nhân tôi để triệt được con HIV có rất nhiều cách:
1. Phải tiêu diệt nó trước khi nó tiếp cận được với CD4. Hoặc làm cách noà đó để chúng không tiếp cận được CD4.

2. Kết hợp công nghệ Nano tạo ra những thiết bị siêu nhỏ, được lập trình để thấy HIV là tiêu diệt luôn.
3. Giết chết hết những người mang HIV...
Chúc các bạn chế ngự thành công HIV

</o:p>

<o:p></o:p>
 
Kiến thức ở nhà thì tôi dám khẳng định là có thể so sánh với thế giới. Nhưng về cơ sở vật chất thì không dám bàn!

:mygod::tutu:

Nhân tiện test mấy cái smilies mới :nhannho:
:dance::dance::dance::dance::dance::dance:

:mygod::botay::xinkieu:

Thú thật là nếu xét tổng thể và trong ngành sinh học thì TS trong nước không bằng 1 góc TS nước ngoài. TS mới tốt nghiệp ở nước ngoài nhìn chung chỉ là loại sinh viên mới ra trường chẳng là quái gì cả. Ít nhất phải có 5 năm tiếp tục nghiên cứu sau TS ở nước ngoài về một lĩnh vực thì mới tạm gọi là có kiến thúc tốt được.

Nói vậy để hình dung ra cái con đường nghiên cứu nó thế nào nhé:eek: đi buôn là :up:nhất

Cảm ơn Cường vì mấy cái smile mới (nịnh nó tí để còn :spam:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,669
Messages
71,567
Members
56,727
Latest member
Go99ventures
Back
Top