Phân biệt 2 phân loài của L.belliana

anhtrung30589

Junior Member
Chào các bạn,

Hiện mình đang tìm hiểu về tập tính và cách nuôi kỳ nhông cát, theo tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu của các tiến sĩ, giáo sư thì nhông cát có tên khoa học là [FONT=&quot]Leiolepis belliana. Tuy nhiên nguồn trên mạng quá nhiều, có chỗ thì nói con nhông đó tên là [FONT=&quot]Leiolepis belliana Gray, chỗ thì nói là [/FONT][/FONT][FONT=&quot]Leiolepis belliana guttana Curvier, 2 con này theo tác giả Ngô Đắc Chứng là hai phân loài khác nhau.

Lí do mình hỏi vì mình đang định nuôi số lượng lớn, ngặt nỗi trong sách đỏ Việt Nam lại có tên con
[/FONT]Leiolepis guttata Curier, 1829. mức độ T (threaten). Vậy nuôi bán nó có phạm pháp không nhỉ?

Cảm ơn các bạn
:)
[FONT=&quot]

[/FONT]
 
2695.JPG
p.gif

Tên VN: Nhông cát Benly
Tên Latin: Leiolepis belliana
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Lớp [nhóm]: Bò sát:dance:
NHÔNG CÁT BEN LY

Leiolepis belliana (Gray, 1827)
Uromastyx belliana Gray
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Mô tả:
Giống nhông này có đặc điểm là có các đốm nhỏ trên lưng không liền nhau để tạo ra một mạng lưới hoặc những đường dọc, và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam. Loài bò sát rất đẹp này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.
Nơi sống và sinh thái:
Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật, gặm các nụ và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác. Con cái đẻ 3 - 8 trứng trong hang trong thời gian nóng và khô; sau các cơn mưa lớn đầu mùa, nhông con nở ra, có sọc và đuôi màu đỏ nhạt. Nhông mới nở sống chung hang với mẹ chúng trong nhiều tháng trước khi tự đào hang riêng ở gần đó.
Phân bố:
Việt Nam: chủ yếu Kiên Giang
Thế giới: Loài nhông đẹp này phân bố khắp Thái Lan ngoại trừ phía Đông Bắc và ở Tenasserim, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra và có thể chúng phân bố ở Singapore.
Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là dông cát, nhông biển, nhông cát sử nữ sinh, choông, là một loài bò sát giống thằn lằn. Thân hơi dẹt bên ở chỗ tiếp giáp của phần lưng và phần bụng, có thể dài đến 0,8-1m kể cả đuôi. Chân mảnh, các ngón không có màng da.
Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là dông cát, nhông biển, nhông cát sử nữ sinh, choông, là một loài bò sát giống thằn lằn. Thân hơi dẹt bên ở chỗ tiếp giáp của phần lưng và phần bụng, có thể dài đến 0,8-1m kể cả đuôi. Chân mảnh, các ngón không có màng da. Lưng nhẵn bóng, có 4 đường sọc màu vàng nâu nhạt hoặc sẫm chạy từ gáy đến đuôi và rất nhiều chấm hình lục lăng màu lục xám, vảy nhỏ. Bụng màu nhạt có vảy lớn hơn. Đuôi dài, thuôn nhọn. Da có màu sắc biến đổi tùy lúc.
Nhông cát có loại to, nặng khoảng vài trăm gam, gọi là nhông thềm và loại nhỏ bằng ngón tay là nhông que. Nhông con được gọi là nhông cắc ké.
Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Nó sống ở những cồn cát dọc bờ biển cách bờ từ 50-100m. Nhông cát đào hang để ở và ăn lá, hoa của cây lục lặc, cúc dại, các loại côn trùng như dế, châu chấu, ong đất, kiến...
Về mặt thực phẩm, nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt của nó được chế biến cầu kỳ thành 7 món như nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông, cháo nhông. Món nào cũng ngon, lạ miệng, đậm đà hương vị xứ cát, gió biển với thịt ngọt, xương mềm, trứng bùi béo nhưng không ngấy, mật đăng đắng để lại hậu vị ngọt. Đặc biệt là nhông nướng ướp củ hành nén được nhân dân ở đây coi như món ăn - bài thuốc có tác dụng chữa sốt, cảm lạnh, đau nhức, ho, kém tiêu.
Theo Đông y, thịt nhông cát có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ, giảm đau, kích thích tiêu hóa, tiêu độc, làm khô vết thương, được dùng như thịt cóc, thịt tắc kè để chữa suy dinh dưỡng, gầy còm, kém ăn, chậm lớn ở trẻ em dưới dạng cháo nóng được chế biến như sau: thịt nhông cát băm nhỏ, xào với dầu lạc cho chín, rồi đổ vào cháo đã nấu nhừ nhuyễn cùng với gia vị cho đậm, ăn đều đặn hằng ngày.
Những người làm thuốc ở địa phương cho rằng nhông cát hay tìm ăn chồi non của nhiều loại cây thuốc và uống những giọt sương đêm đọng trên lá cây nên thịt của nó săn, lành, chữa được chứng nhức mỏi gân xương, thấp khớp, tê bại. Dạng dùng thông thường là thịt nhông cát phơi hay sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 10-20g. Có thể trộn bột với mật ong làm viên thuốc.
Ngoài ra, thịt nhông cát còn chữa hen suyễn, ghẻ lở.
 
Đặc điểm hình thái của phân loài L.belliana guttata Cuvier cũng tương tự như ở phân loài L.belliana belliana, chỉ khác ở một số tính trạng sau: Mặt lưng của L.belliana guttata Cuvier không có các chấm vàng viền đen mà có các chấm màu phân ngựa hình lục giác, có bốn sọc dài màu vàng nhạt rộng trung bình 3 mm: hai sọc chạy từ sau tai đến gốc đuôi, hai sọc chạy từ gốc chân trước đến gốc chân sau. Mặt bụng màu trắng đục, không có các chấm màu da cam hai bên thân và không có khả năng bạnh da hai bên sườn.
L.belliana guttata Cuvier có khối lượng cơ thể trung bình là 56,0g và
chiều dài thân trung bình là 120,83 mm. Số lượng lỗ đùi là 20 – 23.

Về cơ bản thì việc nuôi kỳ nhông có trg danh sách đỏ hay bất kỳ thú nào có trg danh sách đỏ:) đều đc chấp nhận. Tuy nhiên, bạn cần có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để họ có hồ sơ theo dõi về loài thú bạn đang nuôi. Ngoài ra, khi nuôi bạn k đc vi phạm giết hoặc bán thú nuôi [ đang nằm trg danh sách động vật quý hiếm & danh sách đỏ] cho nh quán nhậu, làm nh hành vi tổn hại đến nguồn giống loài. Chúc bạn thành công!
 
Cảm ơn Moderator, về đặc điểm sinh học mình cũng có năm sơ qua, và trong phần trên bạn cũng đề cập đến chế biến thịt nhông, theo mình biết hiện nay rất nhiều nơi từ miền Trung đổ vào Nam người ta nuôi bán lấy thịt rất nhiều, có nơi Phường còn đứng ra đảm bảo cho người dân nữa, đi đến hỏi (người nuôi) thì họ bảo nuôi loài này không phải có giấy đăng kí, giấy phép vận chuyển như nhím hay kỳ đà, cá sấu...?
Nếu như phần cuối đề cập thì việc bán thịt như hiện nay là sai hay đúng?
Và để tìm hiểu thêm việc nuôi con này bán có vi phạm hay không mình phải đến cơ quan nào kiểm chứng? Mod có thể giúp mình không? Để mình đi hỏi trực tiếp có gì gửi lên diễn đàn mọi người cùng tham khảo.
 
Chào bạn

:rose: Đây là nghị định Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc nuôi trồng các động, thực vật hoang dã và quý hiếm. Việc nuôi cá sấu, đà điểu để xuất khẩu làm thịt ăn thì có thể k cần đăng ký nhưng đối với động vật quý hiếm & quan trọng I là đã có tên trong danh sách đỏ thì fai chịu sự quản lý của Nhà nước:). Bởi theo như bạn thấy đấy, tình trạng các con thú quý hiếm đang dần tuyệt chủng đã thành tình trạng chung của cả nước nếu nạn săn bắn, giết hại vẫn xảy ra...
 

Attachments

  • 82-2006-ND-CP.doc
    138 KB · Views: 214
Nhông cát dọc bờ biển ở mình hiện được biết có đến 5 loài lận, chứ không phải chỉ một con bạn nói đâu. Hiện tại con có kích thước to nhất trong giống này mà bà con đang nuôi là con Leiolepis guttata. Con này có thể gặp ở ven biển từ Huế vào đến Bà Rịa. Nếu con bạn đang nuôi có kích thước (con trưởng thành) lớn thì là loài này, nếu kích thước nhỏ thì là loài khác (cũng là nhông cát, nhưng không phải loài L. guttulata).
Có vẻ bạn là người đang làm nghiên cứu/đề tài chứ không phải người dân nuôi. Nếu bạn tham khảo luận án của Ngô Đắc Chứng để tham khảo về phân loại thì không nên, vì nó quá cũ, không cập nhật. Bạn nên đọc tài liệu cập nhật hơn.
Còn về tập tính và cách nuôi nhông cát, mình khuyên bạn nên đến những hộ dân đang nuôi để tham khảo.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,446
Messages
72,354
Members
56,629
Latest member
77betepress
Back
Top