Sẵn tiện em Hiển giới thiệu trang Nông nghiệp VN tui có ghé qua coi, ít nhất có thể nói là "rác" không phải là không có.
Bài này sai sót về ngữ nghĩa không ít, chỗ tui bôi đậm hay gạch dưới, đặc biệt thuật ngữ chất kháng tinh bột (resistant starch - RS) ?làm hỏng bét bài báo.
Câu hỏi thảo luận: đây là 1 dạng cây GMO, liệu nó có được thương mại hóa không?
Giống lúa mỳ mới để cải thiện sự tiêu hoá của người sử dụng
Cập nhật: 10/03/2006
Mức độ tiêu hoá tinh bột trong ruột non có liên quan tới khối lượng đường đưa vào máu và sự có mặt của chất kháng tinh bột (resistant starch - RS) như amylose, trong khẩu phần ăn của chúng ta đã được chứng minh là có lợi cho sức khoẻ. Tiêu thụ khẩu phần ăn giàu chất xơ đã cho thấy có thể hạn chế được việc nhiễm các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch hay ung thư ruột.
CSIRO, một cơ quan khoa học quốc gia Ôxtralia đã phát triển được một giống lúa mỳ mới có thành phần tinh bột thay đổi mà có thể tạo cơ hội cỉa thiện đáng kể sức khoẻ của cộng đồng. Nhóm nghiên cứu do Tiến sỹ Matthew Morell, đã sử dụng một tiến trình được biết với tên gọi “làm im lặng gen RNA can thiệp” (RNAi). Trong kỹ thuật này, một cấu trúc gen bao gồm một đoạn phân tử của gien mục tiêu được dòng hoá, nó được chuyển nạp vào cây chủ. Khi biểu hiện gen, cấu trúc như vậy sẽ phát sinh ra một phân tử RNA dây đôi, kích hoạt sự thoái hoá tự nhiên của mRNA đồng hợp, tạo ra một cơ chế tự bảo vệ chống lại tấn công của virút. Morrel và các cộng sự đã sử dụng RNAi để làm giảm mức độ biểu hiện của hai enzyme tạo nhánh của chuỗi tinh bột, chọn được giống lúa mỳ có hàm lượng amylose 70% thay vì 25% như có trong lúa mỳ tiêu chuẩn. Một thử nghiệm trên cơ thể động vật đã thừa nhận rằng có sự thay đổi tích cực trong sức khoẻ của chuột được cho ăn lúa mỳ có hàm lượng amylose cao khi so với lúa mỳ chuẩn và không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của động vật.
Để biết thêm chi tiết về nghiên cứu này xin tham khảo địa chỉ:
http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/0510737103v1
Để biết thêm thông tin về csiro, xin tham khảo: http://www.csiro.au/csiro/content/
standard/ps1bd,,.html
Bài này sai sót về ngữ nghĩa không ít, chỗ tui bôi đậm hay gạch dưới, đặc biệt thuật ngữ chất kháng tinh bột (resistant starch - RS) ?làm hỏng bét bài báo.
Câu hỏi thảo luận: đây là 1 dạng cây GMO, liệu nó có được thương mại hóa không?