Thuốc trong vườn nhà bạn!

00792

Moderator
Staff member
BẠCH ĐẦU ÔNG


Tên khác:


Vị thuốc Bạch đầu ông còn gọi Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhũ thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo),.
4-star.gif
Tác dụng, chủ trị:
bach%20dau%20ong.jpg



Bạch đầu ông
+ Trị chảy máu cam, sốt rét phát cuồng, trưng hà, tích tụ, bướu cổ, bụng đau, vết thương chảy máu (Bản Kinh).
+ Trị chảy máu cam (Biệt Lục).
+ Trị lỵ thể thấp nhiệt, lỵ Amip (Trung Dược Học).
+ Bài tiết nhiệt, lương huyết. Trị lỵ do nhiệt, trường phong hạ huyết, trĩ sưng đau [dùng đắp] (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Liều dùng: 8 - 12g.
-Kiêng kỵ:
+ Trong huyết không có nhiệt tà, tiêu chảy, lỵ thuộc loại hư hàn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:



+ Trị lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hạ: Bạch đầu ông, Hoàng liên mỗi thứ 30g, Mộc hương 15g, sắc với 5 bát nước còn 1 bát rưỡi, chia làm 3 lần uống (Thánh Huệ Phương).
+ Trị thoát vị bẹn: Bạch đầu ông (dùng rễ sống) gĩa nát đắp vào chỗ sưng 1 đêm khi nào lở thì chừng 20 hôm sau là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị trĩ ngoại sưng đau: rễ tươi Bạch đầu ông gĩa nát, đắp vào, có tác dụng trục huyết chỉ thống (Vệ Sinh Phương).
+ Trị trẻ nhỏ rụng tóc trọc lóc: Bạch đầu ông (rễ) gĩa nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi (Trửu Hậu Phương).
+ Trị lỵ ra huyết do nhiệt độc lỵ Amip, các loại trĩ ra máu: Bạch đầu ông 20g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá, Tần bì mỗi thứ 12g, sắc uống (Bạch Đầu Ông Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông 40g sắc uống. Nếu bệnh nặng dùng thêm 40g và 60g sắc còn 100ml thụt vào hậu môn ngày 1 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc: Bạch đầu ông 160g, Băng phiến 2g, tán bột. Nấu Bạch đầu ông với nước cho thành cao (bỏ bã), khi được cao trộn Băng phiến vào khuấy đều Trị lở ngứa trên đầu, khi dùng cạo tóc dán cao vào (Bạch Đầu Ông Cao - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị âm đạo viêm, ngứa: Bạch đầu ông, Khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tìm hiểu sâu thêm về Bạch Đầu Ông
4-star.gif
Tên khoa học:



Pulsatilla chinensis (Bge.) Reg. họ Ranunculaceae.
4-star.gif
Mô tả:



Loại thảo mộc, cao khoảng 10-40cm. Toàn thân có phủ lông sắc trắng. Lá thành mọc ngắn hơn thân. Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vẩy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vẩy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, mầu trắng. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, mầu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3-5. có quả vào tháng 5-6.
Rễ khô của cây Bạch đầu ông thường có hình viên trụ, gầy, nhỏ, dài, hơi cong, dài khoảng 6-20cm. Bên ngoài mầu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng .
4-star.gif
Bào chế:


Bạch đầu ông
+Khi dùng, tẩm rượu, sao qua (TQDHĐT.Điển).
+Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô (Trung dược đại tự điển).
+Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo bỏ lớp lông tơ, xắt nhỏ, phơi khô, để sống hoặc sao lên dùng (Đông dược học thiết yếu).
4-star.gif
Thành phần hóa học:



+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside, Anemonol, Anemonin, Glucose, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Học).
+ Trong Bạch đầu ông có Proanemonin, Ranunculin, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
-Tác dụng dược lý: theo sách Trung Dược Học:
+ Kháng lỵ trực trùng Amip: Nước sắc Bạch đầu ông cô đặc liều cao trong ống nghiệm có tác dụng ức chế Endamoeba Histolytica. Thí nghiệm trên chuột thấy nước sắc Bạch đầu ông cho uống có tác dụng ức chế trùng Amoeba. Với liều nước sắc 5% Bạch đầu ông có tác dụng cả trong thí nghiệm lẫn ống nghiệm đối với Trichomonas Vaginalis.
+ Kháng vi sinh vật: nước sắc Bạch đầu ông, trong thí nghiệm, có tác dụng đối với vi khuẩn: Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa nhưng hiệu quả này giảm đi khi chất Tannin thay đổi. Các báo cáo cho thấy nước sắc Bạch đầu ông có tác dụng ức chế mạnh đối với Shigella Dysenteriae, nhưng lại yếu hoặc không công hiệu đối với S. Sonnei hoặc S. Flexneri.
+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông được nghiên cứu thấy có hiệu quả trong điều trị lỵ Amip cấp và mạn tính. Trong 1 công trình nghiên cứu 23 bệnh nhân, tất cả đều khỏi. Khám nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1,4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.
+ Điều trị lao hạch, lao xương: Bạch đầu ông có tác dụng điều trị lao hạch, lao xương sau khi vỡ mủ nhưng trị liệu lâu.
-Tính vị, quy kinh:
+ Vị đắng, tính lạnh, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính lạnh, vào 2 kinh Vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).

4-star.gif
Tham khảo:



Bạch đầu ông
+”Bạch đầu ông vị đắng, tính lạnh, là thuốc đặc hiệu trị xích lỵ. Vị thuốc này trị xích lỵ có hiệu quả. Ngoài tác dụng đắng lạnh, thanh nhiệt ra, còn có thể tuyên thông uất hỏa ở trường vị, làm cho nhiệt độc có thể tán và thanh được, vì vậy hiệu quả điều trị rất cao “(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bạch đầu ông có tác dụng thanh tiết thấp nhiệt, lại tuyên thông uất hoả và vào phần huyết, tiêu nhiệt ở trường vị. Bạch đầu ông và Tần bì đều là thuốc chủ yếu dùng trị lỵ, cả hai thường dùng chung với nhau. Tần bì chuyên về phần tấu lý, thanh hoá thấp nhiệt ở trung tiêu, trường vị, có tác dụng thu liễm. Bạch đầu ông làm cho nhiệt độc phát tán, có thể làm cho thanh khí của Tỳ Vị được nâng lên, giúp làm giảm nhẹ chứng trạng của lỵ. Dùng trị chứng lỵ đau quặn, đỏ nhiều trắng ít rất công hiệu.
+ Bạch đầu ông lượng lớn sắc nước có thể ức chế sự sinh trưởng của amip, có thể diệt trùng roi âm đạo (Trichonomas). Thuốc cũng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với trực khuẩn mủ xanh và làm mạnh tim giống như vị Dương địa hoàng (Thực Dụng Trung Y Học).
 
Hương nhu

Tên khác:
huong_nhu.jpg
Vị thuốc Hương nhu còn gọi Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).

4-star.gif
Tác dụng, Chủ trị:

+ Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
+ Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4-star.gif
Liều dùng: 8 – 20g.

4-star.gif
Kiêng kỵ:

+ Uống hiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
+ Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

TÌM HIỂU THÊM VỀ HƯƠNG NHU

4-star.gif
Tên khoa học:

Ocimum gratissmum Linn.Họ : Hoa Môi (Lamiaceae).
4-star.gif
Mô tả:

Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.
4-star.gif
Thu hái, sơ chế:

Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.
4-star.gif
Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).
4-star.gif
Mô tả dược liệu:

1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.
2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
4-star.gif
Bào chế: Hương nhu

+ Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống.
Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
4-star.gif
Bảo quản: Hương nhu

Để nơi khô ráo, thoáng mát.
4-star.gif
Thành phần hóa học:

+ Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%, g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).
+ Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).
4-star.gif
Tác dụng dược lý:

- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973, (1): 44).
- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
4-star.gif
Tính vị:

+ Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).
+ Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4-star.gif
Quy kinh:

+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị tâm phiền, hông sườn đau: Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu phương).
+ Trị lưỡi chảy máu như bị đâm: Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị miệng hôi: Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
+ Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt: Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén, để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm- Hòa Tễ Cục phương).
+ Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị phù thủng: dùng bài ‘Hương Nhu Tiễn’ của Hồ Hạp cư sĩ: Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù: Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
+ Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trị da đầu lở: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị thủy thủng: Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi: Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít: Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4-star.gif
Tham khảo:

+ Hương nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thủng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay, đứt chân, dùng Hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Hương nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc. Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nước uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Hương nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).
+ Mùa hè sắc uống thay nước chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vương Đình Minh).
+ Chữa cước khí, sốt rét (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hương nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải được bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hương nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán được thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Các thầy chữa thương thử đều dùng Hương nhu, không biết rằng Hương nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dương khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hương nhu thì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thương thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ‘Thanh Thử Ích Khí Thang’, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’. Nếu dùng lầm Hương nhu làm chủ, biểu khí hư thêm, lại nóng thêm nữa. Hương nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ‘dương thử’ cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hương nhu được Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu).
+ Được Hậu phác trị thương thử, hàn chứng. Được Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo).
+ Dùng Hương nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng như mùa đông dùng vị Ma hoàng, người khí hư không nên dùng nhiều. Hương nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lưng trở xuống đều bị thủng trướng, khó thở muốn chết, không nằm sấp được, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hư (bệnh ‘đậu mạo phong'), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ‘Thiên Kim Thần Bí Thang’, chứng suyễn bớt được một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ‘Nhu Truật Hoàn’, trong 2 ngày, đi tiểu được nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hương nhu cay ấm, phát tán, tiết được nước đọng ở trong mình ra. Trị mùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hương nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết được khí. Vì Hương nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng như Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án).
+ Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hương nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thường dùng vào mùa hè (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thạch hương nhu và Hương nhu cùng là 1 vị. Hương nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hương nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hương nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
4-star.gif
Phân biệt:

1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp).
2- Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hương nhu.
3- Ngoài cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, người ta cũng còn dùng cây Hương nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cưa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hương. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây được trồng làm thuốc khắp nơi. Thường thường Hương nhu tía và Hương nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thường dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
 
BÍ ĐỎ


đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu ; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng ; có loại nặng trên 100kg. Trong số đó có khá nhiều loài lai giống
bido.jpg

A- Đọt bí.

Đọt bí ngô dùng làm rau ăn: xào, um (xào nước) hay nấu canh. Đọt bí có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột.
Món chay đọt bí đỏ nấu với cà chua. Đọt bí và cà chua đều thanh nhiệt, nhuận tràng. Đây là một kết hợp đồng vận vì cả hai đều có tính chống oxy-hoá ; tăng tính trị liệu cũng tăng khẩu vị. Khi trời nắng nóng nên ăn món này.

B- Hoa bí .

Hoa bí cũng thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến) có khả năng cường dương. Aên với hoa bí để cố tinh, chống hoạt tinh. Cuốn nhuyễn thể vào trong hoa bí rồi xào nấu sẽ có một món ăn ngon lại tăng khả năng tình dục nữa. Đó là món “ông khen ngon, bà khen hay”.
Hoa bí có beta-carotene, một chất tiền sinh tố A. Vào cơ thể, betâa-caroten sẽ chuyển hoá thành vitamin A với hiệu suất khoảng 25%. Hoa bí um cà chua là món ăn chay có tính thanh nhiệt. Lycopen trong cà chua giúp tăng hấp thụ caroten vào máu.

C- Quả bí non.

Đồng bào khẩn hoang thường trồng các cây ngắn ngày như ngô, khoai mì, bí đỏ…. Quả bí đỏ non dùng thay rau, luộc hoặc nấu canh ; nhưng ăn nhiều bị tiêu chảy. Đọt bí làm rau ăn an toàn hơn quả non.
D- Quả bí chín.

100g quả bí chín sinh 25-30 calori. Thành phần: 90% nước,8% glucid, 1% protein, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten.
Quả bí đỏ được dùng làm nhiều món ăn ngon: luộc, xào, nấu canh:
Quả bí còn dùng để nấu chè, cháo và nhất là các món ăn chay
tác dụng của quả bí
4-star.gif
1- Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch. Vào nùa nóng nực nên ăn bí đỏ.

4-star.gif
2-Quáng gà, khô mắt-

trong thị bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nên có tác dụng chữa quáng gà, rất tốt. quáng gà là bệnh mắt khô, tầm chiều tói không nhìn rỗ được. ăn nhiều bí ngô sẽ khỏi, mà không gây tác dụng phụ như dùng vita minA đơn thuần
4-star.gif
3- Giảm béo: Bí đỏ có khả năng sinh nhiệt thấp nên dùng vào thực đơn giảm thân trọng. Mập phì do cơ thể tích nhiều mỡ.

4-star.gif
4- Phòng chống bệnh tim mạch.

Sự kết đọng chất béo làm thành mạch máu mất tính đàn hồi nên huyết áp tăng. Vết kết đọng này kéo theo sự oxyd-hoá lipoprotein và tạo xơ động mạch, thành mạch dày thêm và mạch máu giảm khẩu độ, sự tuần hoàn thêm trì trệ, dẫn tới thiểu năng động mạch vành. “Máu nhiễm mỡ” cũng tạo thuận lợi cho sự kết đọng tiểu cầu, sảnsinh ra máu cục ; máu cục làm tắc nghẽn mạch máu tim gây chết đột tử do nhồi máu cơ tim ; nó vào não gây tai biến mạch máu não. Rõ ràng việc ăn kiêng để tiêu hoa mỡ là biện pháp tiên khởi phòng chống các bệnh tim mạch.
động mạch do lipoprotein LDL oxyd hoá. Beta-caroten trong bí đỏ có khả năng chống oxyd hoá nên hữu ích trong trường hợp này.
Chất xơ trong bí đỏ khoá hoạt tính cuả cholesterol và kéo theo phân. Chúng ta biết rằng chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Cholesterol bị khoá hoạt tính nên cả cholesterol và chất béo đều không vào máu và bị bài xuất theo phân. Kết quả là cholesterol và chất béo đều giảm, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tim mạch..
4-star.gif
5- Trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có liên quan gì đến mỡ đâu mà cũng phải kiêng mỡ và giảm thân trọng ? Sự kết đọng chất béo và xơ động mạch ngăn chặn glucoz khuếch tán vào các mô. “Máu nhiễm mỡ” làm cho tuần hoàn trì trệ, tạo thuận lợi cho việc liên kết protein-glucoz ; dưới dạng liên kết đại phân tử, glucoz không thể thoát ra ngoài mạch. Đây là hai nguyên nhân khiến glucoz-huyết tăng ở những người mập phì bị bệnh tiểu đường loại II (không phụ thuộc insulin).(Ref…
Beta-caroten chống oxyd hoá lipoprotein LDL, ngăn chặn xơ động mạch nghĩa là giúp cho glucoz phân tán được ra khỏi mạch máu. Beta-caroten trong quả bí đỏ còn chống lão hoá, mà lão hoá là một trong những nguyên nhân cuả bệnh tiểu đường.
Bí đỏ lại có ít chất bột nên rấ thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường.
4-star.gif
6- Nhuận tràng.

Quả bí còn non nhận tràng mạnh hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón. Aên bí đỏ vưà giảm cân vưà nhuận tràng.
d.7- Món ăn bí đỏ. Với tất cả các bệnh trên nên ăn món canh chay bí đỏ nấu với cà chua, nấm rơm hoặc nấm đông cô, thêm súp lơ hoặc bắp cải càng tốt.

E- Hạt bí.

100g hạt bí (phần ăn được) sinh 541 calori, có 25g protein, 46g chất béo, gamma tocophenrol, delta-phytosterol và một aminoacid riêng biệt là cucurbitin. Các delta 5-, delta 7-, delta 8-phytosterol (24-alkylsterols) bao gồm clerosterol, isofucosterol, sitosterol, sitgmasterol, isoavenasterol, spinaterol (theo Harbal medicines 1999).
4-star.gif
1 Hạt dưa ngày tết. Chất béo sinh 76% năng lượng cuả hạt bí đỏ, chia ra 15% do acid béo bão hoà, 35% do acid béo nhiều nối đôi, 23% do acid béo một nối đôi. Với thành phần này, chất béo trong hạt bí ngô tương đối tốt, hơn hạt dưa nhưng không bằng hạt hướng dương. Trong dịp tết, hãy thay tập quán cắn hạt dưa bằng hạt bí đỏ, vưà tốt hơn, dễ cắn hơn và không có phẩm màu (tăng nguy cơ ung thư).

4-star.gif
2- Trị giun sán.Y học dân gian đã dùng hạt bí để trị giun sán. Mỗi lần dùng khoảng 50g hạt bí rang (kể cả vỏ). Bỏ vỏ, ăn hạt vào sáng sớm. Không nhịn ăn cũng được nhưng nhịn ăn vẫn tốt hơn. Một giờ sau uống thuốc xổ thì tốt hơn. Nên dùng vài ba lần cho hết hẳn trứng ký sinh trùng.

Dịch chiết cồn hạt bí đỏ diệt được sán xơ mít Toenia saginata vàø Toenia solium ; nó chỉ tác dụng vào trứng và đốt sán nhưng chưa đủ hiệu lực làm tê liệt đầu sán, hãy kềt hợp với binh lang (hạt cau) thì kết quả hoàn chỉnh, 95%. Để diệt sán xơ mít, uống 90-120g hạt bí rang (đã bỏ vỏ), kết hợp với hạt cau. Thuốc hiệu lực trong vòng 40-60 phút.
Dịch chiết nước trị được giun đuã và giun kim. Người ta đã phát hiệntrong hạt bí đỏ chất cucurbitine, hiện đã tổng hợp được. Cucurbitin có thể trừ được giun đũa và gium kim với nồng độ ¼.000 (Fang SD, Acta Chim Sin 1962.) Vấn đề chưa sáng tỏ là hoạt chất trị sán xơ mít là cucurbitine hay chất khác.
Chen Z đã bá cáo rằng hạt bí đỏ có khả năng diệt Schistosomia,cả ấu trùng lẫn trưởng thành. (Acta Pharm Sin 1980).
4-star.gif
3- Hạt bí có khả năng ức chế kháng thể IgE trong một vài trường hợp dị ứng. Nó cũng có tác dụng với kháng thể anti-DNA (Kapadia GJ. Cancer letter 1996).Tính chất này mới thấy trong phòng thí nghiệm nhưng chưa thử nghiệm lâm sàng.

4-star.gif
.4- Bệnh tiết niệu.

- Y học cổ truyền dùng hạt bí đỏ trị các bệnh đường tiết niệu.
- Có khá nhiều bệnh tiết niệu, không xác định bệnh gì nên có nguy cơ dùng thuốc không đúng bệnh. Y học cổ truyền thiếu chính xác.
- Phê bình như vậy cũng đúng thôi nhưng mà…
- Dùng thuốc trị bệnh cần phải chính xác. Khi nói một thuốc trị bệnh tiết niệu, cần nói rõ bệnh ở cơ quan nào: quả thận, ống tiểu, bàng quang hay ống thoát tiểu ; loại bệnh gì: nhiễm trùng, viêm, tổn thương…Thuốc đó tác dụng vào mô nào: thần kinh, cơ trơn,biểu mô…chính xác hơn là với thụ thể nào…Đã qua rồi thời kỳ nhắm mắt dùng thuốc.
- Ghê quá, chọc đúng chỗ ngưá nên phát biểu hùng hồn cứ như…máy cassette. Nhưng mà…
- Không nhưng mà gì hết…trị bệnh cho người mà !
- Với cái nhìn chính xác cuả khoa học hiện đại, phê bình thế là đúng thôi.
- Có thế chứ !
- Y học cổ truyền có từ hàng ngàn năm trước. Muốn phê bình ngành học này, chúng ta phải là đặt mình vào bối cảnh lịch sử hồi đó, vào thời mà khoa học còn là con số không. Y học cổ truyền trước tiên dưạ vào kinh nghiệm sử dụng. Các danh y đã rút tiả kinh nghiệm để hoàn thành các “Bản thảo”. Dùng thuốc là bước sau cuả chẩn đoán bằng tứ chẩn: vọng (nhìn), văn (nghe) vấn (hỏi), thiết (xem mạch). Tuy không có ống nghe và siêu âm nhưng xem mạch ở ba bộ “thốn, quan, xích” ở cả hai tay (6 điểm) nên có thể biết rành rẽ bệnh tình, theo đó mà đưa ra bài thuốc ; người xưa ít khi dùng độc vị mà thường kết hợp nhiều vị với đủ khung “quân, thần, ta,ù sứ”. Các danh y như Hải thượng lãn ông, Tuệ tĩnh là những người tiên phong. Tiếc rằng hậu thế không học được hết tài nghệ cuả người xưa, kèm thêm tài liệu thất lạc, học truyền khẩu nên không tận dụng được tinh hoa và mai một dần. Vì thế việc làm cuả thế hệ chúng ta là dùng phương tiện hiện đại để kiểm chứng, phát huy cái hay, uốn nắn những sai lệch thiếu sót. Và hạt bí đỏ là một ví dụ.
· Lời dạy lưu truyền là hạt bí trị bệnh tiết niệu. Kiểm chứng khoa học không thấy khả năng kháng khuẩn và thông tiểu nhưng nó lại kích ứng bàng quang, gây co thắt.
· Người xưa dùng hạt bí đỏ trong chứng phì đại tuyến tiền liệt.(Nahrstedt A. Pflanzliche Urologica 1993) Theo hiểu biết ngày nay là không đúng. Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép làm nghẹt ống thoát tiểu ; điều cần làm là thông tiểu và làm roãi cơ vòng để mở khẩu độ ống thoát tiểu. Đúng ra là dùng thuốc chẹn alpha-adrenergic chuyên biệt tiết niệu là moxisylite (Uro-alpha)– Người xưa không dùng độc vị mà kết hợp với vài vị nữa. Biết đâu thuốc kết hợp khác có tác dụng chẹn alpha-adrenergic hoặc roãi cơ vòng ; còn hạt bí co thắt bọng đái ; nghĩa là tấn công nhiều mặt. Đây chính là việc cần làm, tìm bài thuốc và giải phương các bài thuốc này. Tại Aâu châu, các nhà Y học Đức đã đi tiên phong trong lãnh vực này, họ nghiên cứu nghiêm chỉnh, khách quan, trung thực và không thành kiến. Hiện nay Nhật, Singapore, Trung quốc đang tập trung khảo sát dược liệu .
4-star.gif
.5- Ung thư

Chúng ta biết rằng tiền liệt tuyến (có nhiệm vụ sinh tinh dịch) bao quanh ống thoát tiểu từ bàng quang ra dương vật. Tiền liệt tuyến phì đại (thường gặp ở đàn ông lớn tuổi) có biểu hiện bí tiểu, muốn tiểu mà tiểu không được, mỗi lần chỉ đái được một ít, vừa tiểu xong lại buồn tiểu nữa, gần như thường xuyên gác cửa cầu tiêu. Luôn luôn tức bụng, bọng đái đầy nước tiểu nhưng không thoát ra được, đúng là “tức vỡ bọng đái”. Hạt bí đỏ kích ứng bàng quang nghĩa là tăng áp lực ở bàng quang, nhưng lống thoát bị nghẹt nên càng tức bụng hơn.
Nguyên nhân gây tiền liệt tuyến phì đại hoặc ung thư là do testosteron và dẫn chất. Hạt bí đỏ có các phytosterol . Testosteron và phytosterol cùng có nhân sterol. Các thụ thể cuả testosteron nhận diện nhầm và nhận phytosteron. Chúng ta ví dụ thụ thể như ổ khoá, còn testosteron là chìa khoá ; chúng chỉ phát huy khả năng nếu khoá tra vào chìa. Với cấu trúc gần giống testosterol, phytosterol được coi như chiả khoá giả, nó cũng tra được vào ổ khoá nhưng tác dụng rất yếu. Đó là cơ chế ngăn chặn ung thư cuả phytosterol. Miersch WDE. Benigne prostatahyperplasie. DAZ 1993)
Bệnh ung thư ở phụ nữ. Các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung thường liên quan đến estrogen. Các thực phẩm có phytosterol như đậu nàh, hạt bí đỏ phần nào có ích trong việc ngăn chặn các loại ung thư này. Xin nhấn mạnh rằng, những thực phẩm này không thay thế được thuốc trị bệnh, chúng chỉ là thực phẩm hỗ trợ, tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn mà thôi.
Điều khuyến cáo thực tiễn là hãy tăang sử dụng sản phẩm từ đậu nành, ăn thêm hạt bí đỏ thay vì hạt dưa nhưng không ăn nhiều.

F- Loài gần giống:

Bí đỏ mì sợ = Spaghetti squash
Bề ngoài có hình dáng và màu sắc giống dưa bở. 100g Bí này chỉ sinh 33 calori. Nó có rất ít chất bổ dưỡng. Sau khi luộc và bócvỏ, đánh tơi lên sẽ xuất hiện những mớ rối trông như mì sợi, do đó có tên Bí đỏ mì sợi. Bí này có tính nhuận trường, dùng làm thực phẩm gìam thân trọng.
 
Sài hồ

4-star.gif
Tên khác: Sài hồ

Vị thuốc Sài hồ còn gọi Bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ
4-star.gif
Tác dụng: Sài hồ

Phát biểu hòa lý, thóai nhiệt thăng dương, giải uất, điều kinh
4-star.gif
Chủ trị: Sài hồ
saiho.jpg

Dùng chữa sốt rét, nhức đầu chóng mặt, sốt thương hàn, kinh nguyệt không đều,
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sường đầy tức, miệng đắng tai ù,
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

Chữa sốt, hư lao, phát sốt, tinh thần mệt mỏi, dùng bài tiể sài hồ thang: Sài hồ 15g, Nhân sâm 4g, Hoàng cầm 2.5g, Sinh khương 4g, Bán hạ 7g, Cam thảo 4g, táo 4g, nước 600 ml sắc, còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày
Chữa hư lao phát sốt, cảm mạo phát sốt: Sài hồ 160g,
saihoo.jpg
Cam thảo 40. Tán nhỏ hai vị dùng mỗi ngày 8g đun với 1 bát nước

4-star.gif
Tìm hiểu thêm: Sài hồ

4-star.gif
Tên khoa học:

Bupleurum sinense DC- Thuộc họ hoa tán
4-star.gif
Cách dùng:

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây Sài hồ
4-star.gif
Tính vi: Sài hồ

Vị đắng tính hơi hàn
4-star.gif
Qui kinh:

Qui vào kinh can, đởm, tâm bào, và tam tiêu,

 
Long não

4-star.gif
Tên khác:

VỊ thuốc long não còn gọi Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).
long_nao.jpg

4-star.gif
Chủ trị:+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cước khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).

4-star.gif
Kiêng kỵ:

+Có thai và khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
+Không phải là chân hàn và người có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chương não, Một dược, Minh nhũ hương. Tán bột, uống 0,01g với nước trà (Chương Não Tán - Trương Sơn Lôi phương).
+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trường hợp chưa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nước sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị chàm ở chân thường bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trước khi đi ngủ, lấy 100ml nước sôi, hòa thuốc, đợi nước ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lượt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1985, 5:34).
+Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tìm hiểu thêm

4-star.gif
Tên khoa học:

Cinnamomum camphora N. et E. Họ Long Não (Lauraceae).
4-star.gif
Mô Tả:

Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lưỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thượng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.Trồng khắp nơi.
4-star.gif
Thu hái, Sơ chế:

Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dược Liệu Việt Nam).
4-star.gif
Bộ phận dùng:

Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi được nén thành khối vuông hoặc tròn.
4-star.gif
Bào chế:

+Chặt nhỏ cây, cành lá, chưng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để được bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.
+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nước sẽ được Long não và tinh dầu (Dược Liệu Việt Nam).
+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
4-star.gif
Bảo quản:

Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hương vị.
4-star.gif
Thành phần hóa học:

+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dược Học).
+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen, Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dược Liệu Việt Nam).
+ Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dược Học).
+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.
Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thường, lao não thang hoa được, tín tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.
Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
4-star.gif
Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dưới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hưng phấn.
+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.
+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.
+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.
+Tác dụng dược động học: Long não được hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan được Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nước tiểu (Trung Dược Học).
Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc được cơ thể giải độc nhanh và thường được cứu sống (Trung Dược Học).
4-star.gif
Tính vị:

+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dược Học).
+Vị cay, tính nóng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4-star.gif
Quy kinh:

+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dương, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
+Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cương Mục).
+Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dược Học).
+Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4-star.gif
Tham khảo:

“”Long não thông khiếu rất mạnh, người lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay” (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
“Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống như Xạ hương, nó có thể giúp sức được cho Quế, Phụ tử nhưng vì người ta dương khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dương mà hao âm vậy” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
“Long não vào xương, những bệnh gió độc ngấm vào xương tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hương thì như là dãn cho gió độc đi vào xương tủy, giống như dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra” (Trân Châu Nang).
“Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan được khí nóng, thông được chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó” (Bản Thảo Tập Yếu).
“Chương não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát như đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì hưng phấn, dùng nhiều thì có cảm giác tê. Khó tan trong rượu nhưng đốt thì cháy. Tuy nhiên, Băng phiến mát và thuần hơn Chương não, còn Chương não thì mạnh và dữ hơn Băng phiến” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4-star.gif
Phân biệt:

“Không nhầm Long não bột với chất lấy ở cây Đại Bi (Blumea balsamifera) mùa trắng xanh, mùi thơm nhưng hăng hơn” (Dược Liệu Việt Nam)
 
Khổ qua

Tên Khác: Vị thuốc Khổ qua còn gọi Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam).
khoqua.jpg

4-star.gif
Tác Dụng:

+ Tả thực hỏa ở 6 kinh, thanh thử, ích khí, chỉ khát. Trị đơn hỏa độc khí, mụn nhọt kết độc (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trừ nhiệt tà, giải lao, thanh tâm, minh mục (Sinh Sinh Biên).
+ Trừ nhiệt, giải phiền (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Còn sống thì trừ nhiệt, minh mục, thanh tâm. Nấu chín thì dưỡng huyết, tư can, nhuận tỳ, bổ thận (Tùy Cức Cư Ẩm Thực Phổ).
+ Trị phiền nhiệt, tiêu khát, phong nhiệt làm cho mắt đỏ, trúng thử, hạ lỵ (Tuyền Châu Bản Thảo).
Liều Dùng: Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống.
Kiêng Kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau (Trấn Nam Bản Thảo).
4-star.gif
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị mắt đau: Khổ qua, cắt ra, ăn, uống thêm nước sắc Đăng Tâm (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị vị khí đau: Khổ qua, cắt, ăn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Trị mụn nhọt: Khổ qua tươi, nghiền nát, đắp bên ngoài da (Tuyền Châu Bản Thảo).
+ Trị trúng thử phát sốt: Khổ qua sống 1 quả, khoét bỏ ruột. Cho trà (chè) vào, phơi trong râm cho khô. Mỗi lần dùng 8-12g sắc uống thay nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị phiền nhiệt, miệng khô: Khổ qua bỏ ruột, thái ra, sắc uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị lỵ: Khổ qua tươi nghiền nát, ép lấy 1 bát nước cốt uống (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+ Trị rôm sẩy: Lá Khổ qua tươi, nấu lấy nước tắm, ngày 3-4 lần (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Trị đinh độc đau chịu không nổi: Lá Khổ qua, thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g, uống với rượu nhạt. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng rễ Khổ qua nghiền nát, hòa với mật, bôi (Trung Quốc Dân )
Tìm hiểu thêm

4-star.gif
Tên Khoa Học :

Momordica charantia L .
Thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae).
4-star.gif
Mô Tả:

Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa mầu vàng nhạt. Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13-15mm, rộng 7-8mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc). Trồng khắp nơi.
4-star.gif
Thu Hái:

Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7.
4-star.gif
Bộ Phận Dùng:

Quả, hoa, rễ.
Dùng làm thuốc thường chọn quả mầu vàng lục.
Nếu dùng hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô.
4-star.gif
Thành phần hóa học:

+ Trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo (Dược Liệu Việt Nam).
4-star.gif
Tác dụng Dược Lý:

+ Tác dụng hạ đường huyết: Xác định lượng đường niệu của thỏ nuôi, sau đó cho uống nước cốt Khổ Qua, thấy đường huyết hạ rõ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tiêm não thùy thể dưới da của chuột lớn để gây tăng đường huyết rồi cho uống nước cốt Khổ qua, thấy có tác dụng hạ đường huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
4-star.gif
Độc Tính:

Cho chuột có thai uống 6ml/Kg cơ thể có thể làm cho tử cung ra máu, sau đó ít giờ thì chết.
Uống 6ml/kg cơ thể thì 80-90% sau 5-23 ngày thì chết.
Uống 15-40ml/kg cơ thể thì sau 6-18 giờ sẽ chết (Trung Dược Đại Từ Điển).
<> Ngứa bìu dái Nhồi máu cơ tim Nhức đầu Nhũn não Nôn mửa Ốm nghén Pakinson Phạm phòng Phong thấp Phù khi có thai Quai bị Quáng gà Rám má Ra mồ hôi Rong kinh Rụng tóc Sa
 
Củ sả


4-star.gif
Tên khác :
cusa.jpg

Vị thuốc Củ sả còn gọi Sả, Hương mao, chạ phiếc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b`lạng (K`ho).
4-star.gif
Tác dụng:

Chữa cảm cúm, sốt : 10 - 20g rễ, lá sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém : III - VI giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt : Rễ giã, xát. Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

Chữa cảm sốt, Ngày dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dạng thuốc sắc hay nấu để xông
4-star.gif
Tên khoa học:

Cymbopogon nardus Rendl- Cymbopogon flexuosus
4-star.gif
Mô tả:

Cây cỏ, sống lâu năm, mọc thành bụi dày. Thân rễ màu trắng hoặc hơi tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi ráp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh.
4-star.gif
Phân bố :

Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.
4-star.gif
Bộ phận dùng:

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.
4-star.gif
Thành phần hóa học :

Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid cuea geranium và (-camphoren.
 
thêm 1 số vị nữa

SIM


4-star.gif
Tên khác :

Sim, hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (Tày).
4-star.gif
Tác dụng:

Chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ ung nhọt, cầm máu. Dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10 - 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc búp dùng rửa vết thương, chốc lở. Cũng dùng quả chín phối hợp tô mộc chữa bệnh
4-star.gif
Đơn thuốc kinh nghiệm:

Người ta dùng búp hoặc lá non sim chữa đi ỉa lỏng hoặc kiết lỵ
Dùng chữa lở lóet 20-30g dã nát đắp vào vết thương
4-star.gif
Tên khoa học:

RHODOMYRTUS TOMENTOSA - Họ trầm thymelacaceae
4-star.gif
Mô tả : Cây bụi, cao 1 - 3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

4-star.gif
Phân bố :

Cây mọc hoang ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang.
4-star.gif
Bộ phận dùng : Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

4-star.gif
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.

4-star.gif
Tính vị:

Vị ngọt, chát, mùi thơm
4-star.gif
Bảo quản:

Phơi khô làm thuốc
4-star.gif
Tham khảo:

Dùng quả sim để chế rựợu như rượu nho 20-30g





LÔ CĂN

Tên khác: Lô căn còn gọi là rể lau, vi kinh
locan.jpg

+ Trong Lô căn có Protein 6%, các loại đường 51%, Asparagin 0,1%, Arginin (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược).
+ In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Liên cầu khuẩn dung huyết Beta (Trung Dược Học).
+ Lô căn vị ngọt, tính hàn, là thuốc thanh Phế, dưỡng âm, sinh tân. Lô căn, Thạch hộc đều trị tân dịch bất túc nhưng Lô căn dùng cho khí âm mới bị tổn thương, sức tư dưỡng yếu, không dễ bị tà khí lưu lại, Thạch hộc là thuốc dùng cho phần âm, phần âm bị tổn thương tương đối nặng, sức tư dưỡng mạnh, dùng không thích đáng sẽ dễ bị tà lưu lại (Thực Dụng Trung Y Học).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top