Hỏi về: Cách làm tiêu bản côn trùng

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Theo anh Cương bảo: Làm chuồn chuồn chết tự nhiên. Nghĩa là cho nó vào một cái hộp, để nó thải hết phân... và chờ cho đến khi nó chết đúng ko ạ? Từ đó em có mấy thắc mắc và thử giải thích muốn hỏi lại xem có đúng ko:

1. Trong lúc chờ nó chết thì ko cho nó ăn hoặc uống gì - > nó quẫy đạp, nhảy nhót trong đó tiêu hao rất nhiều năng lượng, và đến khi ko còn thì nó chết đói hoặc chết khát :D.

2. Năng lượng tiêu hao càng nhiều thì chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể nó càng ít - > do đó làm cho các loại vi sinh vật gây thối rữa ko có, hoặc có rất ít cơ chất phát triển - > Côn trùng lâu thối, hỏng hơn.

3. Quá trình ngâm aceton hoặc ngâm cồn: Thực chất có phải là quá trình loại nước tự do trong các tổ chức cơ thể nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng, cấu trúc nhưng giảm độ bền vững của nó (vì mất nước tự do sẽ làm cho cấu trúc xốp hơn, dễ vụn hơn, ko còn tính dẻo dai nữa). Thiếu nước tự do làm cho các vi sinh vật gây thối rữa chết. Đồng thời các chất đó do có nồng độ cao cũng ức chế sự phát triển của vi sinh vật và giết gần hết số vi sinh vật đang sống trên hoặc trong cơ thể côn trùng -> Bảo quản được lâu hơn.

4. Tại sao khi bị chết ngạt thì chuồn chuồn lại mất màu thì em chịu ko giải thích được :D. Mọi người giải thích hộ em với.

Tiếp theo các khâu này còn những khâu nào nữa ko ạ? :D
 
Nếu giết côn trùng bằng cách làm chúng ngạt mới khiến chung giẫy giụa và tự chúng sẽ làm gẫy cánh, chân, đặc biệt là cách cho vào túi nilon. Nếu làm ngạt bằng cồn, ete thì phân của chúng sẽ không được bài tiết, chuồn chuồn là nhóm côn trùng săn mồi rất mạnh, nên chúng bài tiết rất nhiều vì vậy giữ lại một lượng phân lớn trong cơ thể chuồn chuồn chắc chắn sẽ không có mẫu vật hoàn hảo (đó là cách cả thế giới người ta làm và làm cách đây hàng trăm năm, và dù đã thử rất nhiều cách khác, tôi thấy đó quả là cách tốt nhất)
Để chuồn chuồn vào trong phong bì hoặc túi buớm là một cách cố định mẫu vật, chúng dù có giẫy cũng không thể tự làm hỏng mẫu. Nếu sau khi côn trùng chết, nếu không xử lý bằng aceton chắc chắn quá trình phân hủy sẽ xảy ra. Tuy nhiên nếu ngâm ngay vào acetone, ngoài việc lượng phân vẫn còn lưu lại trong tiêu bản côn trùng, actetone sẽ rút nước ra khỏi cơ thể côn trùng, ngoài ra, trong cơ thể chuồn chuồn có rất nhiều chất béo, acetone cũng sẽ hòa tan các chất này và khiến cho tiêu bản được cố định. Các khớp của các phần cơ thể của chuồn chuồn rất dễ gẫy do cơ thể mỏng manh, sau khi được xử lý bằng acetone, các phần khớp này co lại do mất nước, tránh sự gẫy nát tiêu bản. Có rất nhiều lý do để người ta xử lý actone với tiếu bản chuồn chuồn không chỉ đơn giản là rút nước để cho vi sinh vật mất môi trường hoạt động.
Thực chất việc ngây ngạt chuồn chuồn làm chúng chết đột ngột không trực tiếp làm chúng mất mầu, mầu sắc của chuồn chuồn có 2 loại, mầu hóa học và mầu vật lý, mầu hóa học sẽ rất dễ bị các vi khuẩn phân hủy, nếu không để chúng giải phóng hết phân ra khỏi cơ thể, đó sẽ là một lượng lớn ổ vi khuẩn và dù có xử lý actone hay cồn thì nước trong phân sẽ vẫn còn rất nhiều, do chuồn chuồn có lớp vỏ kitin có thể bọc và bảo vệ chỗ phân trong bụng. Chính ổ vi khuẩn này sẽ hoạt động và sẽ phân hủy phần thịt cũng như các sắc tố hóa học của chuồn chuồn làm mất đi mầu sắc tự nhiên của chúng. Không có cách nào tốt hơn nếu muốn loại hết phần thức ăn của nhóm côn trùng săn mồi này ngoài cách để chúng thải một cách tự nhiên.
Chuồn chuồn là nhóm có đời sống trên cạn cũng tương đối lâu so với nhiều nhóm côn trùng nên chúng có thể sống một thời gian (0,5-3 ngày) nếu không ăn, đây cũng là thời gian đủ để chúng giải phóng hết phân ra khỏi cơ thể.
Nếu làm ngạt bằng túi nilon sẽ rất bất tiện vì ta không thể cho tất cả chúng vào trong túi, chúng sẽ bay, giẫy đạp, cắn xé lẫn nhau, kết quả là không còn một tiêu bản nào tử tế. Còn nếu làm với từng cá thể thì việc này e rằng còn mất thời gian hơn, ngoài ra chúng cũng vẫn giẫy, đạp vì ở trong trạng thái tự do (không được cố định trong túi bướm hay phong bì) đó là chưa kể đến lượng phân lớn vẫn còn trong bụng chuồn chuồn, rất khó loại phân và nước ra khỏi cơ thể chúng sau đó, khi chúng đã chết.
Để chuồn chuồn chết tự nhiên cũng phù hợp với điều kiện thực địa, khi ban ngày chúng ta thu thập mẫu vật, đặt chúng vào túi bướm, rồi về xếp vào các hộp, buổi tối hôm sau có thể kiểm tra và cho những tiêu bản vừa chết vào acetone. Rất tiết kiệm thời gian vì chúng ta có thời gian rỗi vào buổi tối, không ai khuyên chúng ta nên đi bắt chuồn chuồn vào buổi tối! Acetone sẽ bốc hơi rất nhanh nên chúng ta cũng sẽ không mất nhiều thời gian làm khô mẫu.
 
Viết nốt cho trọn vẹn:
Khi sau khi làm chuồn chuồn chết tự nhiên, các nhà côn trùng làm bộ Odonata Nhật bản thường luồn vào cơ thể của chúng một đoạn kim côn trùng xuyên suốt từ đốt ngực trước đến đốt bụng X để giữ cho chuồn chuồn không bị gẫy bụng. Ngoài ra họ cũng thường sử dụng túi bướm và hộp tam giác để giữ chuồn chuồn, dùng ghim bấm để tách cánh trước và cánh sau , chỉnh lại bụng... trước khi ngâm cả túi vào acetone.
Trong khi các nhà côn trùng châu âu lại bỏ qua các bước trên mà ngâm luôn tiêu bản vào acetone, và họ thường sử dụng phong bì thay cho túi tam giác!
Với kinh nghiệm của mình, theo tôi, việc dùng túi tam giác (loại túi bắt bướm) và hộp tam giác trong thu thập chuồn chuồn là tiện hơn cả, tuy nhiên việc luồn kim côn trùng vào cơ thể mẫu vật thì nên được cân nhắc, vì nếu làm không khéo, thay vì việc cố định mẫu vật, bạn sẽ phá hỏng phần ngực trước, nơi mà phần phụ của con đực tóm vào, và hình dạng của ngực trước quyết định tới việc định loại trong nhiều trường hợp, nó ăn khớp với phần phụ của con đực như ổ khóa với chìa khóa, vì vậy đôi khi chúng là đặc điểm vô cùng quan trọng trong việc tách loài. Bạn có thể lựa chọn cách làm của mình, tùy vào điều kiện (kim côn trùng không rẻ và bạn cần nhiều cỡ khác nhau), thời gian (cố định bằng ghim bấm sẽ mất thời gian hơn) của đợt khảo sát.
 
Côn trùng cùng loại của anh sẽ ko đồng đều vì phần lớn là chết đói hoặc chết khát -> theo một số nhà sưu tập khắt khe thì nó sẽ ko được giá (trừ khi mẫu nào quá hiếm thôi). Nhưng khó có thể làm khác được vì đợt khảo sát của anh phải sưu tập rất nhiều loài khác

Xử lý aceton hoặc cồn thì nên xử lý với nồng độ bao nhiêu? Trình tự thế nào? Anh chia sẻ vài mánh cho em được ko?

Nếu muốn mổ mấy con côn trùng ra xem các bộ phận của nó, nhất là khớp chân ấy thì làm thế nào, em nghịch nó toàn bị đứt rời ra thôi :D -> chả xem được gì hết.
 
E ngâm bằng cồn rồi đem ra làm, sau 1 thời gian thì bụng nó xẹp xuống cho e xin cách khắc phục
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top