Tính chính xác của T.tin khoa học đại chúng trên thế giới

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Tính chính xác của T.tin khoa học đại chúng trên

Dương Văn Cường said:
Để mở rộng vấn đề, mời bạn Lương, anh TH Dũng, chị Thảo, anh Lê Tiến Dũng, anh Hiếu ... những người có thói quen đọc newsletter từ các nguồn tin như Nature, NewScientists ... cho những nhận xét về tính chính xác của thông tin khoa học đại chúng trên thế giới.

Nếu có thể mong các anh chị, các bạn hãy so sánh với VN.



01-

Đã có lần tui nói, các thông tin khoa học thế giới dạng phổ thông quần chúng thường được các đài, báo nước ngoài như VOA, BBC, ... trích lục, biên tập, sau đó các "anh chị" cầm bút VNese dịch lại rồi đưa lên báo VN mình. Trình độ dịch thuật là 1 chuyện, hiểu đúng tinh thần nội dung KH của bái báo là một chuyện, còn họ có tinh thần kiểm chứng hay kô lại là chuyện khác. Hàng tá dẫn chứng cho "trình độ" của các anh chị "cầm bút" kiểu này nhiều lắm.

Bản thân các tờ báo nước ngoài tuy mang danh nước ngoài nhưng với tôi độ chính xác tin cậy các bản tin này cũng có giới hạn; kô tuyệt đối 100%. Vì thế tôi kô  khuyến khích việc dịch các bản tin khoa học từ các đài này. Ngược lại tôi luôn giới thiệu các nơi lấy tin khoa học chính thống như Nature, Science. Cell, Current opinion, Trensd, ... ; các mẩu tin của họ được chính các nhà khoa học hàng đầu viết lại từ những nc đã và đang đặng trên tạp chí nc TG. Khi đó họ đóng vai trò 1 nhà khoa học viết tin (chứ kô viết báo) thì đương nhiên tính khoa học sẽ cao hơn anh nhà báo đi làm ... khoa học.

Hoặc tôi quan tâm đến 1 số website mà Nature hay Science có để đường link, xem như đó là một dạng bảo chứng mà mình có thể tạm yên tâm.



02-

Tôi không dám so sánh với báo VN. Sự so sánh này là khập khiễng. Chừng nào chúng ta có những nhà khoa học khoa bảng biết "nhìn xuống" tức là họ chịu bỏ thời gian công sức đọc nc nước ngoài rồi viết thành mẩu tin "bình dân" cho người VN đọc thì lúc đó ta mới có cái nền tảng mà so sánh.



03-

Sẵn tiện nói luôn, thỉnh thoảng tui hay đọc được những bài viết trong mục KHOA HỌC của các tờ Vnn, Vnexpress và thậm chí cả An ninh thế giới, Kiến thức ngày này, Thế giới mới ... có những bài viết về những vấn đề "khoa học" mà kô thể nào hình dung nổi như tập kô ăn mà vẫn sống, người ngoài hành tình, ... nhiều lắm mà tui kô thể nhớ nổi (vì chúng kô đi vào bộ nhớ của tôi). Và gần như 99% các bài báo "khoa học" kiểu này đều có nguồn từ Pravda, một tờ báo của Nga. Trách Pravda 1 vì đăng bài nhảm nhí câu khách (NGA) thì phải nói mấy anh chị "cầm bút" VNese nhà mình phải nói là thiếu iod đến 100.

Những bài này có chung đặc điểm là dài như phóng sự, "phân tích" những vấn đề mà "khoa học không hiểu nổi" kèm những dẫn chứng xảy ra chủ yếu ở vùng xa xôi hẻo lánh nào đó ở ... Nga; sau đó xuất hiện những "nhà khoa học" với đầy đủ chức danh tước vị nghe rổn rảng cũng là "Made in Russian" luôn ra sức bình luận, giải thích thậm chí tán dương những "khám phá - thành tựu" ấy.  Thêm nữa là tay nhà báo Nga tỏ vẻ rất cứng tay nghề trong việc đưa dẫn chứng-phân tích-đúc kết các hiện tượng "quái dị họm" mà chỉ xảy ra ở ... Nga, khiến người đọc thấy rất ... lý thú và tin như ... sấm

Điển hình 1 lần cậu John vào đây đưa bài "nhịn đói sống lâu" như là 1 phát hiện mới ...


Mà thôi chúng ta lại kô chịu nói chuyện "khoa học" lại toàn nói những vấn đề "to tát - vĩ mô" làm gì. Nói chuyện khoa học thôi.
 
Có bài báo này có vẻ hơi lố bịch, gửi mọi người xem:
Chữa bệnh bằng tế bào gốc - sai lầm lớn nhất của y học?
Sáu năm trước, tạp chí khoa học có uy tín Science đã công nhận tế bào gốc như thành tựu khoa học xuất sắc nhất. Nhưng những nghiên cứu mới nhất lại chứng minh các nhà khoa học đã lạc quan thái quá.


Bất chấp những khoản đầu tư khổng lồ dành cho nghiên cứu và ứng dụng, tế bào gốc có thể chứng tỏ một dạng vật liệu vô dụng. Theo đánh giá của tiến sĩ Orly Lacham-Kaplan thuộc Phòng thí nghiệm tế bào gốc và miễn dịch học Monash, Australia, tối thiểu cũng cần khoảng mười năm trước khi biết được liệu tế bào gốc có thể áp dụng an toàn với con người.

Mầm ung thư gốc

Tế bào gốc là hy vọng vô cùng lớn của nền y học, bởi nó có thể hóa thân thành bất cứ tế bào nào của cơ thể. Về mặt lý thuyết, tất cả đều có thể xuất hiện từ tế bào gốc: từ tế bào trứng, xương mới, mao mạch và gan, đến tế bào não bộ.

Tiếc rằng, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy, chính tế bào gốc là thủ phạm sinh ra đủ loại ung thư, nhất là ung thư não đang xuất hiện nhiều ở trẻ em. Các khối u ở vú có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác chỉ trong trường hợp có sự trợ giúp của hệ mao mạch và "giàn giáo" - sản phẩm của tế bào gốc. Như phát hiện mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia, Mỹ, từ tế bào tủy sống khuyết tật không chỉ phát sinh bệnh ung thư máu, mà cả ung thư dạ dày.

"Chúng ta buộc phải thay đổi quan điểm truyền thống về sự phát triển của tất cả các bệnh ung thư. Thay vì chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, cần phải tiêu diệt cả tế bào gốc" - giáo sư Timothy Wang, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, khẳng định.

Những bệnh nhân đã được cấy ghép tủy xương của người khác biết rất rõ mối nguy hiểm của việc sử dụng tế bào lạ. Nó mang theo phần đáng kể hệ miễn dịch - nhân tố thay vì góp phần điều trị người nhận, lại tấn công tế bào thân chủ (gọi là phản ứng chống lại cơ thể lạ).

Người ta cũng đã biết ở đối tượng được cấy ghép toàn tế bào máu gốc, thường hay bị các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tính dục và cứng cơ sườn. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao lại có hiện tượng như vậy, dường như chưa ai tiên đoán được hậu quả tai hại của việc sử dụng tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Sinh sản đơn tính những khuyết tật

Vấn đề nan giải nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay là tìm kiếm nguồn phôi tế bào gốc. Việc lấy chúng từ phôi xuất hiện nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bị các nhà đạo đức sinh học lên án và bị cấm ở nhiều quốc gia.

Các nhà khoa học thuộc Viện Roslin, Scotland, nơi đã nhân bản con cừu Dolly, công bố cách đây không lâu rằng họ đã có được sáu phôi con người từ tế bào trứng bằng phương pháp sinh sản đơn tính.

Hiện tượng này thường thấy trong tự nhiên ở một số sinh vật, trong đó có ong, kiến, tôm, thạch sùng, và thậm chí gà tây. Thế nhưng đối với động vật có vú, đó là vấn đề hoàn toàn phi tự nhiên - người ta bắt tế bào trứng phải tự mình "thụ tinh" với sự trợ giúp của sóng điện hoặc các nguyên tố hóa hóa học.

Thế nên, theo số đông giới khoa học, tế bào gốc xuất hiện bằng phương pháp sinh sản đơn tính không thể là phôi thực thụ, bởi từ nó sẽ không phát triển ra bất cứ cơ thể nào.

Hiện tượng phôi người được sản xuất nhờ nhân bản hay sinh sản đơn tính chỉ duy trì sự tồn tại trong thời gian vài ba ngày có thể là tín hiệu báo động bị nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua.

Giáo sư Richard Doerflinger, đại diện Liên minh Giáo chủ Công giáo, thì cho rằng những rối loạn phát triển thường xuất hiện do những khuyết tật di truyền. Những phôi trên có thể là những sinh linh mắc bệnh nghiêm trọng - những chủ thể đã được người ta tạo ra hoàn toàn không cần thiết.

Theo số liệu thống kê khác, trung bình, cứ bốn động vật đến nay nhân bản thành công, có một là nạn nhân của đủ chứng bệnh, trong đó có phát phì, tiểu đường, hen suyễn, xơ gan, khuyết tật tim và thận.

Bài học khiêm tốn

Năm 2001, khi các nhà nghiên cứu đọc được toàn bộ bản đồ gene con người, không ít nhà tương lai học khẳng định rằng chúng ta đã khám phá ra bí mật lớn nhất của tạo hóa - cơ thể chúng ta xuất hiện và phát triển thế nào. Trong vòng vài ba năm, liệu pháp gene cho phép điều trị vô số chứng bệnh, thế nhưng đa số các thử nghiệm đều thất bại.

"Thực tế ngày càng chứng tỏ rằng sự phát triển của cơ thể con người chịu tác động của nhiều yếu tố ngoài gene, mà khoa học vẫn chưa hề biết đến", tiến sĩ Ian Stewart và Jack Cohen, tác giả cuốn sách Sự bẻ gãy hỗn loạn, khẳng định.

Với trường hợp tế bào gốc, tạo hóa một lần nữa dạy cho các nhà khoa học bài học về sự khiêm tốn - đừng tưởng đã tìm ra cách đánh lừa tạo hóa.
 
bài này đã có Minh đưa lên rồi. và cũng có vài ý kiến bình luậnn, L coi lại loanh quanh đâu đó, tìm không ra.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top