Tảo lục là 1 nhóm lớn của loài tảo, là nguồn gốc tiến hóa của Phân giới Thực vật có phôi (Embryophytes) (Thực vật bậc cao). Như vậy, chúng tạo nên 1 nhóm đa ngành, mặc dù nhóm đó (bao gồm cả tảo lục và Phân giới Thực vật có phôi) là đơn ngành (và thường chỉ được biết đến với tên Giới Thực vật - Plantae). Tảo lục bao gồm trùng roi đơn bào và tập đoàn trùng roi (thường là 2 trùng roi trên 1 tế bào), giống như các tập đoàn đơn bào khác, khuẩn cầu, và khuẩn sợi. Trong bộ Luân tảo (Charales) (quan hệ gần nhất với thực vật đa bào), có đầy đủ sự khác nhau về mô. Có khoảng 6000 loại tảo lục. Nhiều loại sống cả đời ở dạng đơn bào, trong khi những loại khác ở dạng tập đoàn hoặc dạng sợi.
Có 1 vài nhóm nhỏ có chức năng quang hợp của tảo lục. Lục lạp trong trùng roi xanh và tảo lục phức tạp đã giành được chức năng này từ việc tiêu hóa thực bào tảo lục, và sau đó đã giữ lại 1 hạt nhân cấu trúc (thay đổi nhân tế bào). Vài loại tảo lục, đặc biệt là họ Trebouxia và Pseudotrebouxia (bộ Trebouxiophyceae), có thể được tìm thấy trong dạng cộng sinh với nấm thành dạng Địa y. Nói chung các loại nấm trong Địa y không thể sống độc lập, trong khi tảo trong tự nhiên thường không sống với nấm.
Trích:
Nguyên văn bởi Mục lục
Cấu trúc tế bào
Nguồn gốc
Phân loại
Hình thức sinh sản
Hóa tính
Tham khảo
Liên kết ngoài
Xem thêm
Cấu trúc tế bào
Hầu hết các dạng tảo lục đều có lục lạp. Chúng bao gồm chất diệp lục dạng a và b, khiến chúng có màu xanh lục sáng (giống như các chất nhuộm màu beta-carotene hay xanthophyll), và gắn kết với nhau.
Tất cả tảo lục đều có ti thể với lớp mỏng. Ban đầu, loài khuẩn roi điển hình được giữ chặt bởi hệ thống mạng lưới như ngành Thân lỗ, nhưng chúng không còn được thấy trong các loài thực vật có phôi và rong. Khi đó tổ chức của khuẩn roi có khả năng di chuyển. Tảo lục thường có màng tế bào bao gồm cellulose, và màng này phải mở khi phân đôi.
Nguồn gốc
Các lục lạp của tảo lục được bao bọc bởi 1 màng nhầy kép, nên có lẽ tảo lục đã lấy chúng từ việc cộng sinh trực tiếp với khuẩn lục. Một số khuẩn lục có sắc tố tương tự, nhưng các sắc tố này luôn thay đổi ít nhất 1 lần, và chất diệp lục của tảo lục không thể được công nhận có mối quan hệ với chúng. Thay vào đó, loài tảo lục có lẽ có chung nguồn gốc với tảo đỏ.
Phân loại
Tảo lục thường được phân loại cùng với con cháu thực vật có phôi của chúng trên cây phát sinh - rong tảo. Rong tảo, cùng với tảo đỏ và tảo glaucophyte, thuộc siêu nhóm Primoplantae, cũng được biết đến như Thực vật nguyên sinh (Archaeplastida).
Hệ thống phân loại bao gồm Giới Nguyên Sinh (Protista) có lẽ bao gồm cả tảo lục.
Tảo Enteromorpha bám trên vách đá ở bờ biển
Sự phát sinh loài:
Các bộ ngoài Ngành Tảo lục thường được xếp vào nhóm Charophyta, cận ngành với Thực vật bậc cao, cũng bao gồm cả lớp Streptophyta. Thỉnh thoảng nhóm Charophyta bị thu hẹp thành Luân tảo, và ngành Tảo tiếp hợp (Gamophyta) tiêu biểu là bộ Zygnematale và bộ Desmidiale. Trong hệ thống phân loại, ngành Tảo lục có thể bao gồm tất cả các tảo lục, nhưng là để tạo 1 đơn ngành dựa trên sự xuất hiện của chúng.
Một trong các loài tảo lục cơ bản là trùng roi Mesostigma, mặc dù chưa rõ liệu nó có quan hệ với các tảo lục khác hay không, hay nó là thành viên cơ bản khác của lớp Streptophyta. Hình thức sinh sản
Tảo lục là các tổ chức đơn bào nhân thực, cho phép chúng sinh sản theo vòng được gọi là "xen kẽ thế hệ".
Sự sinh sản hữu tính được tạo từ sự kết hợp của đồng hình giao phối những tế bào đồng nhất để thụ tinh cho 1 tế bào bất động cỡ lớn (giao tử cái) bằng 1 tế bào khả động nhỏ hơn (giao tử đực). Tuy nhiên, quá trình này sinh ra sự biến dị, đặc biệt nhất trong số các loài tảo lục cơ bản, được gọi là prasinophytes.
Tế bào tảo lục đơn bội (bao gồm 1 bản ADN duy nhất của nó) có thể hợp nhất với một tế bào tảo lục khác để tạo thành hợp tử lưỡng bội. Khi trùng roi xanh làm như thế, chúng tạo cầu nối giữa các tế bào, và để lại các thành tế bào rỗng rất dễ thấy bằng kính hiển vi quang học. Quá trình này được gọi là sự tiếp hợp.
Tảo lục đang tiếp hợp
Các loại tảo lục Ulva đều sinh sản hữu tính, kì trung gian của tế bào lưỡng bội là lúc chuẩn bị giảm phân và sinh ra giao tử đơn bội, và sẽ kết hợp thành các hợp tử.
Hóa tính
Các loài tảo lục có mức đồng vị carbon C13 trong tế bào dao động ở khoảng rộng, với những nhóm khác nhau sẽ có mức C13 khác nhau.
Nhóm tảoMức đồng vị C13HCO3 - dùng tảo đỏ−22.5‰ – −9.6‰CO2 - dùng tảo đỏ−34.5‰ – −29.9‰Tảo nâu−20.8‰ – −10.5‰Tảo lục−20.3‰ – −8.8‰
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.