cho mình hỏi về thực vật bậc thấp với

Rong- Tảo
các bạn ơi cho mình hỏi về vi khuẩn lam với:
-cấu trúc tế bào?
-các dạng tản?
-sinh sản?
-môi trường sống?
-công dụng? tác hại ?
-cảm ơn các bạn nhiều nha(y)
 
Mình tìm hiểu thì được biết:
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là tảo lam có khả năng quang hợp. Một số loại vi khuẩn lam có cấu tạo đơn bào, trong khi một số loài khác tạo thành các chuỗi tế bào, thỉnh thoảng có một số tế bào dị hình gọi là dị bào.
Cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.
Sinh sản bằng cách chia đôi.
Sống cộng sinh với bèo hoa dâu.:up:
 
1.5- Vi khuẩn lam (Ngành Cyanobacteria)

Trước đây thường nhầm lẫn là Tảo lam (Cyanophyta). Thực ra đây là những cơ thể nhân nguyên thuỷ, không liên quan gì đến tảo , ngoài khả năng quang hợp hiếu khí (quang tự dưỡng vô cơ) và dùng H2O làm chất cho điện tử trong quá trình quang hợp. Vi khuẩn lam chứa chlorophyll a và phycocyanin- phycobiliprotein. Một số loài có sắc tố đỏ phycoerythrin. Chúng phối hợp với sắc tố lục tạo nên màu nâu. Màng liên kết với phycobilisom. Đơn bào hoặc đa bào dạng sơi. Không di động hoặc di động bằng cách trườn (gliding), một số loài có túi khí (gas vesicles).Nhiều loại có dị tế bào (heterocysts) và có khả năng cố định nitơ. Vi khuẩn lam có mặt ở khắp mọi nơi, trong đất, trên đá, trong suối nước nóng, trong nước ngọt và nước mặn. Chúng có năng lực chống chịu cao hơn so với thực vật đối với các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, pH thấp. Một số loài có khả năng sống cộng sinh với các cơ thể khác như Rêu, Dương xỉ, Tuế...Nhiều loài cộng sinh với nấm để tạo ra Địa y (Lichen). Vi khuẩn lam có thể là sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái đất
Vi khuẩn lam được chia thành 5 nhóm (subsection) như sau:
a- Nhóm I (có tác giả gọi là bộ Chroococcales):

Hình que hoặc hình cầu đơn bào, không có dạng sợi hay dạng kết khối (aggregate); phân đôi hoặc nẩy chồi; không có dị tế bào (heterocytes). Hầu hết không di động. Tỷ lệ G+C là 31-71% . Các chi tiêu biểu là:
-Chamaesiphon -Chroococcus -Gloeothece -Gleocapsa -Prochloron
chamaesiphon.jpg
chroococcus.jpg
Chamaesiphon Chroococcus
glooeothece.jpg
gleocapsa.jpg
Glooeothece Gleocapsa
prochloron.jpg
Prochloron
b-Nhóm II (có tác giả gọi là bộ Pleurocapsales):

Hình que hoặc hình cầu đơn bào. có thể tạo dạng kết khối (aggregate); phân cắt nhiều lần tạo ra các baeocytes; không có dị tế bào.Chỉ có các baeocytes là có di động. Tỷ lệ G+C là 40-46% . Các chi tiêu biểu là:

  • -Pleurocapsa
  • -Dermocapsa
  • -Chroococcidiopsis
pleurocapsa.jpg
dermocapsa.jpg
chroococcidiopsis.jpg
Pleurocapsa Dermocapsa Chroococcidiopsis
c-Nhóm III (có tác giả gọi là bộ Oscillatorriales):
Dạng sợi (filamentous) ; dạng lông (trichome) không phân nhánh chỉ có ở các tế bào dinh dưỡng; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn (fragmentation); không có dị tế bào; thường di động. Tỷ lệ G+C là 34-67%. Các chi tiêu biểu là:

  • -Lyngbya
  • -Osscillatoria
  • -Prochlorothrix
  • -Spirulina
  • -Pseudanabaena
lyngbya.jpg
oscillatoria.jpg
prochlorothrix.jpg
Lyngbya Oscillatoria Prochlorothrix
spirulina.jpg
pseudanabaena.jpg
Spirulina Pseudanabaena
d-Nhóm IV (có tác giả gọi là bộ Nostocales) :
Dạng sợi; dạng lông (trichome) không phân nhánh có thể chứa các tế bào biệt hoá (specialized cell) ; phân đôi trên mặt phẳng, có kiểu đứt đoạn tạo thành đoạn sinh sản (hormogonia) ; có tế bào dị hình ; thường di động có thể sản sinh bào tử màng dày (akinetes). Tỷ lệ G+C là 38-47%. Các chi tiêu biểu là :

  • -Anabaena
  • -Cylindrospermum
  • -Aphanizomenon
  • -Nostoc
  • -Scytonema
  • -Calothrix
anabaena.jpg
anabaena-beohoadau.jpg
Anabaena Anabaena trong Bèo hoa dâu
cylindrospermum.jpg
cylindrospermum02.jpg
calothrix.jpg
Cylindrospermum
Calothrix

nostoc.jpg
scytonema.jpg
Nostoc Scytonema
e-Nhóm V (có tác giả gọi là bộ Stigonematales) :
Lông (trichome) dạng sợi, phân nhánh hoặc do các tế bào nhiều hơn một chuỗi tạo thành ; phân đôi theo nhiều mặt phẳng, hình thành đoạn sinh sản (hormogonia); có tế bào dị hình ; có thể sản sinh bào tử màng dày ( alkinetes), có hình thái phức tạp và biệt hóa (differentiation). Tỷ lệ G+C là 42-44%. Các chi tiêu biểu là :

  • -Fischerella
  • -Stigonema
  • -Geitlerinema
fischerella.jpg
fischerella02.jpg
Fischerella
geitlerinem.jpg
Geitlerinema
Theo NCBT (2005) thì Vi khuẩn lam bao gồm những bộ sau đây:
  • -Chlorococcales
  • -Gloeobacteria
  • -Nostocales
  • -Oscillatoriales
  • -Pleurocapsales
  • -Prochlorales
 
1. Sự nở hoa nước (water bloom) hay sự phát triển mạnh mẽ một số loài vi tảo nào đó làm nước có màu ở các thủy vực mà chúng tôi đã nghiên cứu có khác nhau. Ở Hồ Ba Bể sự nở hoa trong tháng 8 làm nước có màu nâu vàng do tảo giáp gây ra, ở hồ Lak (Tây Nguyên) và một vài thủy vực ở Hà Nội sự nở hoa do tảo lục, lớp tảo tiếp hợp, hoặc tảo mắt (Euglenophyta). Đa số các thủy vực có diện tích mặt nước lớn, nước đứng hoặc chảy chậm, vi khuẩn lam phát triển khiến nước có màu xanh lam nhạt, không phải vi khuẩn lam nào cũng gây hại, thông thường thì vi khuẩn lam gây độc bằng hai con đường:

- Tạo nên một quần xã vi khuẩn lam rộng lớn trong môi trường nước. Khi chúng phát triển quá mức khiến hàm lượng oxy trong nước bị giảm đi đột ngột. Đó là nguyên nhân làm cho cá bị chết ngạt. Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối giai đoạn nước nở hoa do tác động của vi khuẩn lam đương sống và vi khuẩn lam đã chết.

- Một số vi khuẩn lam tiết ra độc tố (Cyanotoxin) làm suy yếu và gây chết cho các sinh vật đã bắt mồi, ăn chúng. Về mặt sinh lý độc tố của vi khuẩn lam được chia thành hai loại : Độc tố thần kinh và độc tố gan.

+ Độc tố thần kinh (Neurotoxins) : Là các alcoloid (thành phần chứa Nitrogen - có trọng lượng phân tử thấp) dẫn truyền xung từ nơ ron thần kinh này sang nơ ron khác và từ nơ ron tới cơ của động vật và người. Dấu hiệu bị nhiễm độc tố như : choáng váng, lảo đảo, co giật cơ, thở hổn hển và co quắp chân tay. Khi bị nhiễm độc tố ở nồng độ cao thì hô hấp khó khăn, có khi ngừng thở. Độc tố thần kinh Anatoxin được tổng hợp nhờ các loài vi khuẩn lam thuộc chi Anabaena, Aphanizomenon, OsillatoriaTrichodesmium.

+ Độc tố gan (Hepatotoxin) : Là chất kiềm chế protein photphotases I và 2A, gay chảy máu trong gan. Dấu hiệu khi bị nhiễm độc tố biểu hiện cơ thể yếu ớt, nôn mửa, tiêu chảy và rét run. Độc tố gan gồm có : Microcystin và Nodularin.

Microcystin được sản sinh từ một số các loài của chi Microcystis, Anabaena, Nostoc, NodulariaOscillatoria.

Độc tố của tảo lam (Cyanotoxin) rất quan trọng trong các thủy vực nước ngọt. Các động vật khi uống nước có vi khuẩn lam thì độc tố trong nước xâm nhập vào các vùng rộng lớn của ruột và gây tác động đến cơ thể. Mặt khác rất nhiều vi khuẩn lam sản sinh ra 2 - methylisoboneal (MIB) và geosmin, cả hai chất này có mùi vị và hương bùn, đất (Bufford et al, 1993). Sự có mặt của các chất này là một vấn đề phải quan tâm trong cung cấp nước cho thành phố và công nghệ nuôi thủy sản. Cả hai MIB và geosmin đều liên quan tới sự tổng hợp Chlorophyll và carotenoid.
 
Căn cứ vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng khác nhau: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng. Vi khuẩn lam thuộc nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng, chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước lấy từ không khí.
- Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp các loại axit amin từ nguồn năng lượng và enzym nội bào. Chúng sử dụng nguồn nitơ từ các muối nitrit (NO2‑) và nitrat (NO3-) có sẵn trong môi trường ngoại bào để tổng hợp các axit amin.
- Sự tổng hợp protein là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit:
nAxit amin -----> Protein
==> vi khuẩn lam tổng hợp protein của mình từ nguồn cacbon lấy từ CO2 có trong không khí và nitơ từ các muối nitrit (NO2‑) và nitrat (NO3-) có sẵn trong môi trường ngoại bào. Kiểu dinh dưỡng của chúng là quang tự dưỡng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top