Các khái niệm cơ bản trong di truyền học!

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng:
- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.
- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.

2. Cặp gen tương ứng:
là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng (di truyền đa hiệu)

3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

4. Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.

5. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.

6. Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.

7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.

8. Gen không alen
: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết.

9. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.

10. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.

11. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.

12. Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác và ngược lại.

13. Liên kết gen:
là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen.

14. Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết.
Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.

15. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái. NST đó qui định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính.

16. Sự di truyền giới tính:
Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài.

17. Sự di truyền liên kết giới tính:
là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).

18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.

19. Bản đồ di truyền (bản đồ gen)
: là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường thẳng, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut, khoảng cách giữa các gen được xác định vào tần số trao đổi chéo. Tần số giữa các gen càng thấp thì khoảng cách giữa các gen càng gần, tần số giữa các gen càng cao thì khoảng cách giữa các gen càng xa nhau.
 



17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).

18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.

.
bạn có thể giải thích cho tớ 2 khái niệm trên ko?:buonchuyen: (y)
 
uh!được thôi!
17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).

cái này có thể giải thích như sau:có hai loại gen,gen nằm trên nst thường và gen nằm trên nst giới tính,nếu gen nằm trên nst thường ,do nst thường tồn tại từng cặp nên gen trên nst này tương đồng ,hay là giống nhau,đơn giản là vậy trên nst kia,hay gọi là 2 gen alen với nhau á,nhưng trên nst giứoi tính thì khác,tại nst gt có 2 loại là X,Y nên chúng ko có gen tương đồng trên nhau(hình dáng chúng khác nhau mà)vậy nên,mới có khái niệm trên,
nếu gen đó nằm trên X,khi phát sinh giao tử,tổ hợp ,nếu gen nằm trên X,tổ hợp với X(tạo ra con gái hay là con cái ấy,)thì kiểu hình ko biểu hiện ra ngoài,nhưng nếu tổ hợp với Y thì nó biểu hiện ra ngoài,nên nếu mẹ bị bệnh mà gen mang bệnh nằm trên X thì chỉ có con trai bị bệnh hay chính xác hơn là chỉ biểu hiện ở con trai,con gái có thể mang gen bệnh nhưng ko biểu hiện ra bên ngoài,khi làm toán ,bạn phải cẩn thận về điều này á!:mrgreen:

18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.

uh!,còn cái này thì đơn giản lắm,bạn cứ hiểu là nhân tố di truyền chỉ có một như là tóc xoăn,cao,gầy ấy ,giao tử này chỉ mang một thôi!hiểu nôm na là vậy,mình ít khi cố giải thích nó ,rắc rối lắm,hiểu nó là ok rồi bạn!:akay::hihi::nhannho::dance:
 
7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.
theo tôi thì giống thuần chủng là dòng đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình, trên thực tế chỉ tính với một số tính trạng đang xét
16. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài.
theo mình cơ chế xác định giới tính còn do một số yếu tố khác quy định nên không thể khẳng định là "luôn" tuan theo tỉ lệ 1:1 được
 
thực ra định nghĩa thế đúng rùi mà. Sách toàn nói thế, nhất là sách cũ và 1 vài tài liệu nữa cũng có viết.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,143
Messages
72,050
Members
56,570
Latest member
ngocanhceogo99
Back
Top