Các thông tin về H5N1

Thứ sáu, 11/11/2005, 11:09 GMT+7 ?

H5N1 không trừ cả người khoẻ mạnh nhất

Virus cúm gà H5N1 có khả năng gây ra một "trận bão miễn dịch" chôn vùi người bệnh. Đó chính là nguyên nhân vì sao "kẻ sát nhân" này không dè chừng cả những cơ thể khỏe mạnh.


Virus H5N1.
Các nhà khoa học Hong Kong vừa công bố một phát hiện quan trọng về sức huỷ diệt của virus cúm gà H5N1, sau khi so sánh các mẫu virus H5N1 ở một bệnh nhân Hong Kong đã chết trong vụ dịch năm 1997, ở hai bệnh nhân Việt Nam năm 2004 và một mẫu ở bệnh nhân Hong Kong mắc cúm thường H1N1. Nhóm nghiên cứu đã cho số virus này tiếp cận các mô phổi của những người không bị cúm.

Kết quả cho thấy số virus H5N1 đã kích thích các chất miễn dịch có tên là cytokine (gồm IP-10, interferon beta, RANTES và interleukin-6) ồ ạt dồn về mô phổi bệnh, gây ra hiện tượng "bão cytokine" - một phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Chính trận bão này đã phá huỷ toàn bộ tổ chức phổi. Trong đó, virus H5N1 năm 2004 gây ra tổn thương mạnh hơn so với chủng virus năm 1997. Nguyên nhân là do "virus H5N1 tiếp tục tái tổ hợp, và thu nạp các gene nội tại khác nhau từ những loại virus cúm khác cùng nguồn gốc gia cầm", nhóm nghiên cứu giải thích. Phát hiện này giúp lý giải cho những đau đớn kinh khủng mà các bệnh nhân H5N1 trải qua với biểu hiện khó thở.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp trí Respiratory Research, gợi mở rằng nếu H5N1 thực sự gây đại dịch, nó sẽ không "nương tay" với nhóm thanh niên khỏe mạnh giống như loại cúm thường (chủ yếu uy hiếp người già). Nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các thuốc chống virus trong việc kiểm soát một đại dịch như vậy.

"Mặc dù khả năng truyền bệnh từ người sang người của H5N1 thế hệ mới dường như vẫn chưa hiệu quả, cúm gà vẫn được xem là có mức độ nghiêm trọng đặc biệt, với tỷ lệ tử vong tăng từ 33% ở Hong Kong vào năm 1997 lên tới 55% ở Thái Lan và Việt Nam năm 2004", hai tác giả Michael Chan và Malik Peiris, Đại học Tổng hợp Hong Kong nhân định, "những lý giải cho tính nghiêm trọng khác thường này vẫn còn là ẩn số".

Theo đánh giá của Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Minnesota (Mỹ), nghiên cứu mới càng làm tăng tính thuyết phục cho lời cảnh báo: bất kỳ đại dịch H5N1 nào cũng sẽ cực kỳ nghiêm trọng. "Ai cũng có thể nhiễm căn bệnh đe dọa tính mạng này. Nó ngày càng giống với virus H1N1 năm 1918", Osterholm nói.

Đại dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra vào năm 1918, khi chủng virus H1N1 càn quét toàn thế giới chỉ trong vài tháng và làm khoảng 20-100 triệu người thiệt mạng (dựa vào các thống kê khác nhau). Trong khi đó, nạn dịch năm 1957 chỉ làm 2 triệu người thiệt mạng và dịch năm 1968 với thủ phạm là virus H3N2 là khoảng 1 triệu người.

Các thuốc chống virus hiện nay như Tamiflu và Relenza chỉ có hiệu lực nếu uống trong khoảng 1 ngày kể từ khi bắt đầu có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, "hiệu quả của thuốc chỉ đạt trong vòng 24 - 28 giờ là dựa trên mẫu virus H3N2", Osterholm cho biết. Một khi người bệnh bắt đầu có biểu hiện rối loạn hô hấp do "bão cytokine" gây nên thì coi như quá muộn.

Mỹ Linh (theo Reuters)

Nguồn http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/11/3B9E3FA5/
 
Lê Ðoàn Thanh Lâm said:
Virus H5N1 có khả năng lây từ người sang ngưởi hay không?
Dịch cúm xảy ra ở nước ta từ cuối năm 2003 và đã có nhiều bị nhiễm H5N1 . Tính đến nay , Việt Nam đã trải qua 3 đợt dịch với 91 trường hợp mắc và 41 ca tử vong. Hiện cúm gia cầm mới chỉ lây từ gai cầm sang người. theo các chuyên gia dịch tễ trong và ngoài nước, chưa có bằng chứng chứng tỏ sự lây lan H5N1 từ người sang người.
--> Chưa có hay không có?

Hiện nay, đa số các nước đều tuyên bố tình trạng dịch cúm là ở mức báo động 3/6 của WHO nghĩa là đã có sự truyền từ ng này sang ng khác nhưng hiện tượng này quá nhỏ hoặc chưa được phát hiện do hạn chế năng lực của các nước có nền y học cộng đồng phát triển thấp (vd. VN)

Virus cúm A nói chung và H5N1 luôn biến đổi . Sự biến đổi đó có thể tạo ra biến thể mới , dễ dàng lây nhiễm giữa người và người . Khả năng này ngày càng tăng vì mua đông - mùa của cúm- đã tời gần. Các loại virus cúm ở người có thể kết hợp với virus cúm gia cầm tạo ra một chủng virus mới , bí ẩn và nguy hiểm ( ! )
Tiêm phòng vắcxin vào thời điểm này có phòng được virus H5N1 không? ?

Đã tiêm vaccine là phòng được. Nhưng vấn đề là hiệu quả của vaccine được sản xuất ra đến đâu? Tại sao các nước chưa tiến hành sản xuất vaccine, mặc dù dây chuyền công nghệ của họ cực kỳ hiện đại? Tại vì hiện nay chưa ai chỉ đích danh được là chủng virus nào gây ra dịch? hay thực tế chưa có dịch xảy ra. Nếu trong tương lai, một biến thể khác của chủng H5N1 có sự chuyển đổi kháng nguyên thì vaccine sản xuất đối với H5N1 cũng bị hạn chế tác dụng.

Nếu ai có hứng thú thì đi sâu một chút vào cơ chế phân tử nhé. Nhỡ đâu có ý tưởng sáng chế ra loại thuộc hiệu quả hơn tamiflu

--> không ai hứng thú với chủ đề này à? Nên nhớ là Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm sản xuất vắc xin . Tư lâu chúng ta đã sản xuất văc xin . Từ lâu chúng ta đã sản xuất vắc xin phòng chống bại liệt, vắc xin, bạch hầu, ho gà,uốn ván... Hiện chúng ta cúng đang nghiên cứu để sản xuất vắc xin phòng chống cúm gai cầm H5N1 đó.
Các bác cho ý kiến đi nào?

Giờ phải biết là Bộ Y tế định sản xuất loại vaccine gì? Theo tôi chắc là Bộ Y tế chọn cách sản xuất theo kiểu vaccine nhược độc cho dễ nhưng mà độ nguy hiểm hơi cao.

Kết quả cho thấy số virus H5N1 đã kích thích các chất miễn dịch có tên là cytokine (gồm IP-10, interferon beta, RANTES và interleukin-6) ồ ạt dồn về mô phổi bệnh, gây ra hiện tượng "bão cytokine" - một phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.

Như vậy là H5N1 kích hoạt cơ chế quá mẫn của miễn dịch. Điều này có thể đúng vì một số có thể phục hồi dễ dàng trong khi đó 1 vài ng khác tử vong ngay sau 5 đến 7 ngày.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp trí Respiratory Research, gợi mở rằng nếu H5N1 thực sự gây đại dịch, nó sẽ không "nương tay" với nhóm thanh niên khỏe mạnh giống như loại cúm thường (chủ yếu uy hiếp người già)

Ông này ko thèm nhìn danh sách ng chết vì H5N1 hầu hết là thanh thiếu niên. Hic hic.
 
Cao Xuân Hiếu said:
Virus cúm A nói chung và H5N1 luôn biến đổi . Sự biến đổi đó có thể tạo ra biến thể mới , dễ dàng lây nhiễm giữa người và người . Khả năng này ngày càng tăng vì mua đông - mùa của cúm- đã tời gần. Các loại virus cúm ở người có thể kết hợp với virus cúm gia cầm tạo ra một chủng virus mới , bí ẩn và nguy hiểm ( ! )
Tiêm phòng vắcxin vào thời điểm này có phòng được virus H5N1 không? ?

Đã tiêm vaccine là phòng được. Nhưng vấn đề là hiệu quả của vaccine được sản xuất ra đến đâu? Tại sao các nước chưa tiến hành sản xuất vaccine, mặc dù dây chuyền công nghệ của họ cực kỳ hiện đại? Tại vì hiện nay chưa ai chỉ đích danh được là chủng virus nào gây ra dịch? hay thực tế chưa có dịch xảy ra. Nếu trong tương lai, một biến thể khác của chủng H5N1 có sự chuyển đổi kháng nguyên thì vaccine sản xuất đối với H5N1 cũng bị hạn chế tác dụng.

Văcxin phòng H5N1 sẽ vô dụng với đại dịch
http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/11/3B9E4386/
 
Influenza Virus Replication Cycle    

Last Updated: Wednesday, October 26, 2005
Description:    
Influenza, commonly called "the flu", is an infection of the respiratory tract caused by the Influenza virus. Compared with most other viral respiratory infections, such as the common cold, Influenza infection often causes a more severe illness. Typical Influenza illness includes fever and respiratory symptoms, such as cough, sore throat, runny or stuffy nose, as well as headache, muscle aches, and often extreme fatigue. Although nausea, vomiting, and diarrhea can sometimes accompany Influenza infection, especially in children, these symptoms are rarely the primary symptoms. Most people who get the flu recover completely in 1 to 2 weeks, but some people develop serious and potentially life-threatening medical complications, such as pneumonia. In an average year, Influenza is associated with more than 20,000 deaths nationwide and more than 100,000 hospitalizations. Flu-related complications can occur at any age; however, the elderly and people with chronic health problems are much more likely to develop serious complications after Influenza infection than are younger, healthier people (Ref.1).
There are three types of Influenza virus: A, B and C, of which Influenza-A virus is both the best characterized and the most serious threat to public health. Influenza Types-A and B are responsible for epidemics of respiratory illness that occur almost every winter and are often associated with increased rates for hospitalization and death. Influenza Type-C infection usually causes either a very mild respiratory illness or no symptoms at all; it does not cause epidemics and does not have the severe public health impact that Influenza Types-A and B do (Ref.1). In humans, Influenza viruses are normally confined to the upper respiratory tract; however, Influenza viruses can invade a patient’s lower respiratory tract if it is colonized by bacteria (e.g. in patients suffering from chronic bronchitis or emphysema). Influenza-A virus infects a variety of animals, including humans and birds. Although the natural reservoir for all known subtypes of Influenza-A (Hemagglutinins H1 through H15 and Neuraminidases N1 through N9) is wild waterfowl, only three subtypes are currently circulating among humans (H1N1, H1N2, and H3N2). However, during the past few years, several subtypes of avian Influenza-A have been shown to cross the species barrier and infect humans. During an outbreak of a highly pathogenic Influenza-A (H5N1) virus among poultry in Hong Kong in 1997, 6 of 18 people with confirmed infection died. Avian Influenza-A (H9N2) viruses were also isolated from children in Hong Kong in 1999, but this infection resulted in only mild, self-limiting illnesses (Ref.2).
Influenza viruses are one of the few RNA viruses to undergo replication and transcription in the nucleus of their host cells. Virus replication begins with entry of the virus into the host cell by a process of engulfment called viropexis or receptor-mediated endocytosis. Influenza-A virus HA binds to a Sialic acid receptor on the surface membrane of the infected cell and is then endocytosed. While in the acidic endosome, the HA protein undergoes a conformational change to its low pH form that exposes a hydrophobic fusion peptide. Following internalization, the calthrin coat is removed and vesicles fuse with the endosomes. The virus is exposed to the cytoplasm and the vRNPs (viral Ribonucleoprotein Complex) are released and then transported into the nucleus (Ref.3). In the nucleus, the vRNPs serve as templates for the production of two forms of positive-sense RNA: viral mRNA (messenger RNA) and cRNA (complementary RNA). The synthesis of mRNA is catalyzed by the viral RNA-dependent RNA polymerase (comprising the three subunits PA, PB1 and PB2), which is part of the incoming vRNP complex. Viral mRNAs are processed in an analogous fashion to other eukaryotic mRNAs; that is, they are capped (i.e. contain a methylated 5' guanosine residue) and are polyadenylated (i.e. contain a sequence of polyadenylic acid at their 3' end), and exported from the nucleus for translation by cytoplasmic ribosomes. The nuclear export of viral mRNA utilizes the ‘machinery’ of the host cell, but is selective; export is controlled by the viral non-structural protein NS1 (Ref.4). Many viral proteins (NP, M1, NS2 and the polymerases) are then imported into the nucleus for the final stages of replication and for vRNP assembly. The viral cRNA is neither capped nor polyadenylated, but, instead, is a perfect copy of the template. These cRNAs then form the template for synthesis of further negative-sense genomic vRNA segments for amplification of mRNA synthesis and packaging into progeny virions. Both cRNA and vRNA molecules contain a 5’ triphosphate group. Progeny virions are assembled at the apical surface of the plasma membrane and, therefore, newly synthesized RNPs must be exported from the nucleus and directed to the plasma membrane to allow their incorporation into budding virions (Ref.3).
Major outbreaks of Influenza are associated with Influenza virus Type A or B. Infection with Type B Influenza is usually milder than Type A. Type C virus is associated with minor symptoms. The virus is spread from person to person via small particle aerosols (less than 10µm) which can get into respiratory tract. The incubation period is short, about 18 to 72 hours. Virus concentration in nasal and tracheal secretions remains high for 24 to 48 hours after symptoms start and may last longer in children. Titers are usually high and so there are enough infectious particles in a small droplet to start a new infection. The disease is usually most severe in very young children and the elderly. Children may have no antibodies and the small diameter of components of the respiratory tract in the very young also means that inflammation and swelling can lead to blockage of parts of respiratory tract, sinus system or Eustachian tubes. In the elderly, Influenza is often severe because they often have an underlying decreased effectiveness of the immune system and/or chronic obstructive pulmonary disease or chronic cardiac disease. A humoral antibody response is the main source of protection. IgG and IgA are important in protection against reinfection. Antibody to the HA protein is most important since this can neutralize the virus and prevent the virus initiating the infection. Antibody to the NA protein has some protective effect since it seems to slow the spread of the virus (Ref.5).

Nguồn: http://www.proteinlounge.com/pop_pa...a+Virus+Replication+Cycle&str=influenza+virus
 
Tin mới đây :

Virus H5N1 ở Việt Nam đã giảm độc lực - 22/11/2005 8h:20

Nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, so với khi mới xuất hiện ở Việt Nam, H5N1 đã có sự thay đổi nhẹ về di truyền và tính gây bệnh. Trong vòng một năm qua, gene quy định độc lực của nó đã giảm từ 99,1% xuống 98,2%.

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hoa, Trưởng khoa Dịch tễ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, với sự biến đổi trên, virus có thể đã thích ứng tốt hơn với cơ thể người, dẫn đến hiện tượng tăng số người nhiễm (đặc biệt là số người nhiễm không có triệu chứng), bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Các khảo sát cũng cho thấy, cúm A type H5N1 xảy ra ở mọi lứa tuổi với ca nhỏ tuổi nhất là 4 tháng, cao nhất là 81 tuổi. Tuy nhiên, dịch tập trung ở các lứa tuổi dưới 40, cao nhất ở nhóm 10-19 tuổi. Số tử vong ở mỗi nhóm tuổi tương ứng với số mắc. Ở miền Bắc, tỷ lệ tử vong thấp hơn rõ rệt so với miền Nam (38,1% so với 83,3%).

Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện cơ quan này vẫn tiếp tục lấy các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Chương trình giám sát cúm quốc gia được thực hiện ở Hà Nội, Thái Bình, Nhà Trang, Buôn Mê Thuật, TP HCM từ tháng 2, với việc lấy các mẫu bệnh phẩm của người mắc cúm để xét nghiệm. Đến nay, hàng nghìn mẫu đã được chuyển tới các phòng xét nghiệm thuộc Viện và các viện Pasteur khu vực, nhằm phát hiện trường hợp nhiễm H5N1 và nghiên cứu sự biến đổi của virus.

Theo VnExpress[align=right]

h5n1-cum.jpg
 
Bạn đọc chuyện Tái ông thất mã chưa? Giảm độc lực chưa chắc là chuyện vui. Virus khi giảm độc lực thì khả năng lây nhiễm cao hơn, nguy cơ và quy mô của dịch càng tăng.

Hiện nay, tỉ lệ tử vong của H5N1 là quá cao (khoảng 51%) trong khi tỉ lệ này ở các virus gây dịch lớn là chỉ vài phần trăm.
 
Xuất hiện virus cúm gà đột biến ở Campuchia - 25/11/2005 8h:27

Một chủng cúm gà đột biến vừa được tìm thấy trên các mẫu bệnh phẩm ở Campuchia, tuy nhiên vẫn chưa biết chủng này có độc hơn so với virus H5N1 từng giết hại 4 người ở đây.

Trưởng phòng Siêu vi khuẩn, Viện Pasteur Campuchia, ông Philippe Buchy cho biết, công việc kiểm tra các mẫu bệnh phẩm trên vẫn đang tiếp diễn và "hiện chưa rõ có bước tiến đáng kể nào về khả năng truyền bệnh từ người sang người, hoặc từ gia cầm sang người của virus". Vị lãnh đạo này cũng bổ sung rằng các đột biến của dòng virus H5 khá phổ biến, và "chúng đã được các chuyên gia H5 của Tổ chức Y tế Thế giới xem xét, song chưa thấy họ tiết lộ điều gì".

Kể từ tháng 3 cho tới nay, Campuchia không có ca bệnh mới cả ở người và gia cầm. Tuy nhiên, đất nước này hiện nay không có phương tiện để kiểm tra và phát hiện những chủng cúm mới, khiến cho việc kiểm soát nguy cơ bùng phát trong tương lai rất khó khăn.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực trấn an người dân sau khi phát hiện người thứ hai chết vì cúm gà. Hôm qua, Bộ Y tế nước này thông báo, nạn nhân mới là một nữ nông dân 35 tuổi tên là Xu, tử vong sau 11 ngày bị sốt cao và có triệu chứng giống viêm phổi. "Bệnh tình của cô ấy rất tồi tệ và mọi cố gắng cứu vãn đều thất bại. Bệnh nhân từng tiếp xúc với gia cầm bệnh", tờ People's Daily nói thêm về người phụ nữ ở tỉnh An Huy này, cách khoảng 100 km so với nơi sinh sống của một thai phụ 24 tuổi đã tử vong đầu tháng 11 và được khẳng định là nạn nhân cúm gà đầu tiên của Trung Quốc.

Hôm qua, Trung Quốc lại có thêm một vụ bùng phát mới trong gia cầm ở vùng Tân Cương, nâng tổng số vụ dịch trong năm lên 25. "Nỗi lo sợ về khả năng truyền bệnh từ người sang người của virus cứ lớn dần theo mỗi ca bệnh mới ở người hoặc gia cầm", tờ China's Daily viết.

Trước sự leo thang của nạn dịch cúm gà, công ty Sinovac Biotech Ltd của Trung Quốc đang nỗ lực tiến gần tới một cuộc thử nghiệm lâm sàng một loại văcxin vừa phát triển. Tuy nhiên, có thể sẽ phải mất 1 năm trước khi "văcxin phòng cúm đại dịch" này hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng vòng 2, và có mặt trên thị trường với giá rẻ hơn so với một mũi tiêm chủng cúm thường.

Châu Á lại có thêm một điểm dịch cúm gà mới, đó là tỉnh Aceh, Indonesia, nơi vừa bị thiệt hại nặng nề do cơn sóng thần năm ngoái. Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết vụ dịch đã xuất hiện 3 tuần trước. Thủ phạm là virus H5N1, làm chết hàng trăm con gà ở 3 quận của tỉnh. Cho tới nay, số gà chết và bệnh đều đã bị tiêu huỷ. Aceh đang thực hiện các biện pháp khử trùng các điểm dịch và kêu gọi nông dân "để ý hơn" tới số gia cầm của mình.

Mỹ Linh (theo AFP, AP)



cumga_11.jpg
 
Viện công nghệ sinh học:

Hoàn tất qui trình sản xuất văcxin cúm gia cầm trên trứng

Tin từ Viện công nghệ sinh học - ngày 3-11, Viện đã tiếp nhận chủng NIBRG-14 ( ai có thể nói rõ thêm về chủng này được không?) từ Viện quốc gia về Tiêu chuẩn và Kiểm định sinh học Vương quốc Anh. Đầy là chủng được tạo bằng công nghệ di truyền ngược ( what's this ? ), có nguồn gốc từ chủng virus cúm H5N1 phân lập từ bệnh nhân người Việt Nam,sau khi đã loại bỏ đoạn gen gây bệnh.Chủng này được Tổ chức Y Tế WHO công nhận về độ an toàn va khuyến cáo là chủng dùng cho sản xuất văcxin trên thế giới hiện nay. PGS.TS Lê TRần Bình,Viện truờng Viện Công Nghệ Sinh Học cho biết , về cơ bản " Qui trình sản xuất văcxin gia cầm trên trứng" đã hoàn tất, cho phép chuyển giao và mở rộng sản xuất đại trà.Từ chủng NIBRG-14 , để sản xuất văcxin các nhà khoa học đã cấy vào phôi của 3 loại trứng gà sạch do Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương ( Viện chăn nuôi) cung cấp với 3 nồng độ thử nghiệm khác nhau. Sau 72 giờ nuôi cấy cho dịch trứng đủ lượng virus để làm văcxin . Ước tính ban đầu mỗi quả trứng đủ sản xuất 50 liều văcxin.Như vậy tính đến nay,đã có 3 cở sơ nghiên cứu văcxin cúm gia cầm là Viện văcxin và Sinh phẩm Nha Trang,Viên Pasteur HCM và Viện công nghệ sinh học.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức WHO văcxin cúm A/H5N1 trên người không nên sản xuất đại trà vì ( 1 lý do đã nhắc đến nhiều lần) nếu đại dịch xảy ra sẽ không phải do virus H5N1 mà do 1 chủng virus khác. Hiện các nhà khoa học trên thế giới chưa xác định được loại virus , chỉ biết,nó là do virus H5N1 tái tổ hợp với các virus khác tạo nên, có độc lực mạnh hơn rất nhiều lần ( nên đi tiêm phòng văcxin như em đã trình bày ở trên) . Các nước chỉ nên tiêm văcxin H5N1 cho những người có nguy cơ cao, tiếp xúc trực tiếp và nguồn lây bệnh.Do đó Việt Nam đang chờ ý kiến bằng văn bản từ ?WHO để triển khai sản xuất vắcxin H5N1 trên người .Đặc biệt , Việt Nam ?đã có chủng gióng cho việc sản xuất mở rộng ở quy mô hàng triệu liều văcxin.Nếu được chấp thuận,theo kế hoạch,Việt Nam sẽ xản xuất 20-50 triệu liều văcxin cho gia cầm.Công việc sản xuất sẽ được giao cho Xí nghiệp thuốc thú y TW 2 ( 8000 trứng /đợt thu được 400.000 liều văcxin).Kinh phí dành cho quá trình sản xuất văcxin cúm gia cầm dự toán hết 14 tỷ đồng.Giá thành cho mỗi liều văcxin cú gia cầm là 200đ/liều.
 
Em đang có trong tay toan` bộ quá trinh` chuyển hóa từ nguyên liệu ban đầu để sản xuất Tamiflu. Không biết có nên công bố không nhỉ? Tại nước mình phải bỏ rất nhiều tiền để mua qui trình, nếu em post lên đây liệu có nên không? Em sợ như vậy là ăn cắp bản quyền, bác nào lại tố cáo em thi` chết ?:lol: .
Em có thể nói sơ qua là: như ở Việt Nam thì ta lấy Quả hồi trên Lạng Sơn để sản xuất. Quả hồi có thành phần chính là anétol . Nhưng khi sản xuất Tamiflu thì ta chiết nuớc để thu acid shikimíc. Sau đó qua rất nhiều bước tổng hợp nên Tamiflu. 13g hạt hồi trích ly đuợc 1,3g acid shikimic, lượng acid này đem sản xuất được 10 viên Tamiflu thông dụng.
Sơ đồ chuyển hóa thì chưa dám đưa lên.
 
tính bản quyền phụ thuộc vào nguồn cung cấp, và nguồn gốc của document. Hầu hết các quy trình sản xuất đều công bố trên csdl patent để mọi ng tham khảo nhưng ko cho phép sản xuất công nghiệp. Theo tôi nghĩ, nếu bạn chỉ nêu quy trình lên 1 website (sơ đồ hóa) thì chẳng liên quan gì đến bản quyền cả. Trừ phi bạn có mấy chục trang mô tả chi tiết quy trình, cấu trúc của dây chuyền sản xuất, bản vẽ các thiết bị sản xuất thì mới thực sự vi phạm ?8)
 
Cây hồi là nguyên liệu bào chế Tamiflu

Quả hồi đang trở thành cứu tinh của các nước có dịch cúm gia cầm vì nó là thành phần chính để bào chế thuốc kháng virus cúm Tamiflu. Tại Việt Nam, hồi được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Cây dùng sản xuất Tamiflu là đại hồi, còn có tên đại hồi hương, bát giác hồi hương, tên khoa học là Illicium verum. Nó thường bị lầm với 2 loại cây có chất độc là hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) và hồi núi (Illicium griffithii). đều có chất độc. Đại hồi là cây nhỡ, cao 2-6 m, hoàn toàn không phải tiểu hồi là cây thân thảo nhỏ, nhìn qua rất giống cây thìa là.

Từ khi các chuyên gia khuyến cáo về nguy cơ một đại dịch cúm trên toàn cầu, cơn sốt thuốc Tamiflu bùng nổ và từ đó, hồi cũng trở nên đắt giá. Các cánh đồng trồng hồi bát ngát vài trăm hecta ở Trung Quốc trở thành “vũ khí” quan trọng trong cuộc chiến với nguy cơ đại dịch cúm. Giá hồi đã tăng gấp 3 lần trong gần 4 tháng qua, hiện tại là khoảng gần 30.000 đồng/kg.

Khi thuốc Tamiflu ra đời (cách đây gần 10 năm), tập đoàn Gilead, California (Mỹ) đã dùng cây Quinkina (chứ không phải cây hồi) được dùng làm nguyên liệu chính. Nhưng khi hãng dược phẩm Roche Holding AG mua lại bản quyền bào chế Tamiflu thì họ đã thay Quinkina bằng hồi.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân không nên lạm dụng hồi, vì chất chiết xuất từ hồi trong thuốc Tamiflu đã trải qua quá trình chế biến rất phức tạp (để cho ra chất acid shikimic), chứ không giống như thành phần ban đầu. Ngoài ra, trong tương lai, hãng Roche đang có kế hoạch điều chế chất acid shikimic này bằng phương pháp lên men để không còn quá phụ thuộc vào nguồn hồi được trồng lâu nay.

Cây hồi - vị thuốc quý

Trong Đông y, hồi được dùng chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi. Mỗi ngày dùng 4-8 g, dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4 g dạng thuốc bột. Quả hồi ngâm rượu cùng với một số dược liệu khác dùng xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi.

Tây y cũng đã sử dụng quả hồi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, lợi sữa. Hồi có tác dụng giảm đau, giảm co thắt ruột, được dùng trong các bệnh lý đau dạ dày, ruột. Dùng quá nhiều sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng say, run tay chân, xung huyết não và phổi, có khi co giật như động kinh.

Tinh dầu hồi có tác dụng giúp dễ tiêu, ức chế sự lên men ruột, long đờm và lợi tiểu nhẹ, là thành phần các thuốc trị ho, thuốc xoa bóp ngoài da, thuốc trị bệnh nấm da và ghẻ.

www.khoahoc.com.vn

tính bản quyền phụ thuộc vào nguồn cung cấp, và nguồn gốc của document. Hầu hết các quy trình sản xuất đều công bố trên csdl patent để mọi ng tham khảo nhưng ko cho phép sản xuất công nghiệp. Theo tôi nghĩ, nếu bạn chỉ nêu quy trình lên 1 website (sơ đồ hóa) thì chẳng liên quan gì đến bản quyền cả. Trừ phi bạn có mấy chục trang mô tả chi tiết quy trình, cấu trúc của dây chuyền sản xuất, bản vẽ các thiết bị sản xuất thì mới thực sự vi phạm ?

--> ok, em đã hiểu, nhưng em đang tìm xem cách nào để viết mấy cái công thức hóa học , chỉ số, mạch vòng... ở WORD. Bác nào biết chỉ cho em với.
 
ok, em đã hiểu, nhưng em đang tìm xem cách nào để viết mấy cái công thức hóa học , chỉ số, mạch vòng... ở WORD. Bác nào biết chỉ cho em với.

bạn có thể dùng ChemOffice để vẽ và export sang images. Hoặc cách khác là gõ công thức hóa học vào Google Images Search. Có lẽ nhiều ng đã vẽ những công thức như vậy :D
 
Hoặc cách khác là gõ công thức hóa học vào Google Images Search. Có lẽ nhiều ng đã vẽ những công thức như vậy
--> có những cái nhìn vào mà không biết đọc tên như thế nào để search ạ.
bạn có thể dùng ChemOffice để vẽ và export sang images
--> em đã cài chemoffice , nhưng dùng application nào để vẽ công thức, có phải dùng chemdraw ultra không ạ, trong cái đó thì làm sao để hiện cái ereaser ạ? mà mũi tên suy ra của phương trình hóa học em ko thấy ở đâu ạ. Bác nào có sach dạy về cách dùng chemoffice ko ạ?
 
Test nhanh không chẩn đoán được H5N1

Trước đây, kết quả test nhanh dùng để chẩn đoán H5N1 được nhận định là không đáng tin cậy. Thế nhưng, hiện một số tỉnh vẫn tiếp tục sử dụng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định: "Không có test nhanh nào được khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán H5N1".

Ông Huấn cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo về việc sử dụng các dụng cụ test nhanh để xác định người bệnh bị nhiễm virus H5N1. Bộ Y tế cũng chưa có kế hoạch áp dụng biện pháp này cho các tỉnh thành. Chỉ có những đơn vị y tế được giao trách nhiệm mới có quyền thực hiện các xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm H5N1 bằng kỹ thuật hiện đại. Và phía Nam chỉ có Viện Pasteur mới có quyền kết luận một ca nào đó có nhiễm H5N1 hay không.
Cũng theo ông Huấn, các tỉnh chỉ có thể dựa vào tình hình dịch tễ đang xảy ra cùng các triệu chứng liên quan mà bước đầu cách ly những trường hợp nghi nhiễm H5N1. Sau đó lấy mẫu bệnh phẩm gửi về các đơn vị có chức năng làm xét nghiệm (20 tỉnh thành phía Nam chưa có tỉnh nào có phòng xét nghiệm chẩn đoán H5N1 riêng). Tất cả các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM) hoặc Viện Pasteur để làm xét nghiệm. Kết luận của Viện Pasteur mới là kết quả cuối cùng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Long, Trưởng phòng virus hô hấp Viện Pasteur, thì trước đây Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được WHO tài trợ một số bộ dụng cụ test nhanh để chẩn đoán H5N1 nhưng cho kết quả không thống nhất, không đáng tin cậy nên chỉ sau một thời gian, cả hai đơn vị trên không sử dụng nữa.

Nếu hiện nay, còn nơi nào sử dụng test nhanh để chẩn đoán H5N1 thì điều này cũng không đem lại kết quả gì. Vì test nhanh không thể khẳng định được có nhiễm H5N1 mà chỉ có tính sàng lọc bước đầu nhưng độ tin cậy "thì có thể nói là hoàn toàn không có", bác sĩ Long nhìn nhận. Cũng theo ông, để có kết luận một trường hợp có bị nhiễm H5N1 hay không thì mẫu bệnh phẩm cần được làm xét nghiệm với các kỹ thuật RT-PCR hoặc Realtime RT-PCR.

Khi nghi ngờ có ca nhiễm H5N1, các tỉnh lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Pasteur. Tại đây, quá trình làm xét nghiệm bao gồm chu kỳ: chiết xuất lấy ARN của virus để cho vào máy luân nhiệt - chạy điện di - cho ra kết quả.

Với kỹ thuật RT-PCR, về mặt lý thuyết, có thể cho kết quả chính xác từ 98 đến 99%. Kỹ thuật này được sử dụng trước tiên trong việc chẩn đoán H5N1. Nếu có kết quả dương tính thì có thể khẳng định ngay. Nhưng nếu kỹ thuật RT-PCR cho ra kết quả âm tính nhưng có những triệu chứng lâm sàng điển hình thì sẽ làm tiếp xét nghiệm Realtime RT-PCR mới có thể cho ra kết luận cuối cùng. Theo đánh giá của các chuyên gia, độ chính xác về mặt lý thuyết của phương pháp Realtime RT-PCR là 100%. "Mặc dù chính xác hơn nhưng kỹ thuật này chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết vì chi phí cao hơn kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR rất nhiều", bác sĩ Long giải thích.

Cũng theo lý thuyết, một xét nghiệm H5N1chỉ mất 6 giờ là có thể cho ra kết quả. Nhưng do còn thiếu máy móc nên hằng ngày Viện phải chờ gần hết ngày thì mới cho tất cả bệnh phẩm nhận được trong ngày vào làm xét nghiệm, đây là lý do vì sao phải 24 giờ mới có kết quả. Ông Long cũng cho biết, từ đầu năm 2006 đến nay, chỉ có 9 mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm virus H5N1 từ các nơi gửi về, giảm rất nhiều so với trước đây.

Ông Huấn cho biết thêm, trong năm 2006, Bộ Y tế có kế hoạch thành lập một số phòng ở cấp tỉnh có khả năng làm xét nghiệm H5N1 bằng kỹ thuật RT-PCR.

Mỹ Lan

Theo Vnexpress
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top