Plant Biotechnology

Ban Cuong noi dung. Khoa hoc ky thuat trong linh vuc Plant Biotechnology hien nay rat phat trien. Tuy nhien, day la mot van de rat "sensitive", khong chi rieng o Vietnam ma con o cac nuoc khac. Co rat nhieu khia canh phuc tap (politics + public perception + intellectual property + legal, etc...).
 
Mình muốn đính chính lại (theo hiểu biết của bản thân) ý kiến của bạn nguyhoanghan về GM, mà cụ thể là cây lúa ở VN.
- Đầu tiên: GM phải được hiểu là SV mang gen ngoại lai (từ SV khác và không có quan hệ DT- nếu có thì lai xa cũng có thể chuyển gen được) được đưa vào bởi các kỹ thuật DT.
- Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu về GM, theo mình biết thì một số công trình như bèo tấm sinh kháng thể H5N1 hay ngô kháng sâu mang gen sinh BT..
-Ở cây lúa thì mình biết có đề tài chuyển gen/ nhân tố điều khiển tính trạng chịu hạn vào lúa.
-Lai tạo truyền thống là phương pháp chủ yếu đề tạo ra các dòng/giống lúa mới rất có hiệu quả chứ không lạc hậu như bạn nghĩ đâu. Khi lai tạo truyền thống kết hợp với các thành tựu CNSH khác như chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kháng bệnh (đạo ôn, bạc lá..), chống chịu stress (hạn, mặn..) sẽ giúp tạo ra các giống lúa mới ưu việt hơn đấy bạn ạ.
-Lúa gạo VN kém giá trị hơn Thái Lan theo mình không hẳn do giống đâu, gạo thương phẩm có giá trị đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa (công nghệ xay xát, chế biến, bảo quản..)

(y)
 
Thực ra chuyển gen cũng không phải cái gì ghê gớm cả, nó cũng chỉ là một công cụ trong những công cụ để cải thiện giống cây trồng.
Nếu xét về mặt sinh học, thì nhiệm vụ của người chọn giống, làm di truyền thực vật là gì?
-Tìm và chọn đa hình vật liệu di truyền
-Đánh giá đa hình đó trên các môi trường khác nhau
-Chọn lọc loại có hệ gen tốt về các tính trạng mong muốn và phù hợp điều kiện môi trường canh tác
-Phát triển và cung cấp giống cho nông dân

Thế nên chuyển gen cũng chỉ là một phương pháp tạo ra đa hình di truyền như các phương pháp truyền thống khác như chọn lọc, lai, đột biến nhân tạo, ghép, nuôi cấy mô, nhân dòng...
Trong khi tất cả các phương pháp tạo đa hình, xào xáo hệ gen cây trồng khác đều không bị kiểm duyệt thì chuyển gen lại bị kiểm duyệt rất gắt gao. Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ có nguyên nhân lịch sử tô vẽ việc lắp ghép gen khác nhau từ các loài rất xa nhau sẽ tạo nên các quái vật hay gì đó, và thường thì những cái gì liên quan đến thực phẩm và sức khỏe đều được quan tâm đặc biệt cũng là điều dễ hiểu :)

Nhưng nói chung chuyển gen là xu hướng tất yếu vì nó mang lại nhiều lợi ích. Đa số bằng chứng đều cho thấy nó an toàn, việc ngộ độc dị ứng, phát triển loài kháng... đều mang tính nhỏ lẻ. Và nhân rộng ra không có cái gì trên thế giới này là 100% risk free cả, cũng giống như việc lái xe, người ta đều biết hàng năm hàng ngàn người chết nhưng có ai sợ đâu :D

Vấn đề bây giờ có lẽ là tìm gen gì để chuyền cho hiệu quả và mở rộng nó ra vì thực ra việc này cũng không hề đơn giản. Các bạn thử để ý đều thấy các giống chuyển gen thành công nhất cũng mới chỉ là Bt hay glyphosate... Vì sao? vì trong tự nhiên khó tìm thấy những tính trạng có bản chất di truyền đơn giản nhưng lại có tác dụng cao như Bt hay glyphosate (Nên nhớ Bt đã được dùng như thuốc trừ sâu cách đây cả trăm năm)

Nói chung vẫn có khoảng cách rất lớn về funtional genomics để áp dụng vào thực tế. Có ai biết cụ thể những gen năng suất, rồi gen chịu hạn... mà có ảnh hưởng lớn (khoảng vài chục phần trăm) như thế nào đâu? Hay chỉ là những gen nhỏ ảnh hưởng vài % mà nếu muốn chuyển gen thì có khi chuyển luôn cả hệ gen cho rồi :D
Tuy vậy vấn đề này đang được nghiên cứu rất mạnh, hi vọng khoảng chục năm nữa sẽ có nhiều kết quả bất ngờ...
 
VN là nước xuất khẩu gạo, do đó động chạm vào vấn đề chuyển gen trên cây lúa được coi là "nhạy cảm". Mình có "nghe đồn" là có đề tài golden rice ở VN nhưng khi search trên các chương trình, dự án của VN thì không thể tìm được thông tin.

Thắc mắc của bạn Hân có lẽ không ai trả lời được. Ở VN hiện nay ngay cả cái cơ bản nhất và dễ thực hiện nhất là 1 database (kiểu như pubmed) về các nghiên cứu trong nước trong lĩnh vực SH/CNSH còn chưa có, nói chi đến những yêu cầu khác. Đọc các báo cáo thực trạng CNSH ở VN thường chỉ có vài thông tin chung chung kiểu như "chúng ta đã có 1 vài giống vật nuôi cây trồng mới...", còn giống đó là giống gì, có cái gì hay ho, đang nuôi trồng ở đâu, số lượng bao nhiêu, kết quả dư lào... thì cực khó để có được thông tin.

Toi xin gui cho Cuong va moi nguoi mot excerpt ve Golden Rice, cua Gerard Barry (Head cua Intellectual Property Management Unit, Golden Rice Network). Co nhieu presentations ve van de nay, nhung Toi thay la presentation cua Gerard Barry co giai thich tuong doi ro rang ve su phuc tap cua intellectual property issues. Hy vong moi nguoi se tim duoc nhung thong tin bo ich cho rieng minh.

Chuc moi nguoi thanh cong,

David
 

Attachments

  • Golden Rice_Intellectual Property_2006.pdf
    284.8 KB · Views: 42
anh oi anh co tai lieu nao noi ve lua chuyen gen khang thuoc tru sau khong...giup em voi..e tim may loai cay chuyen gen khang thuoc tru sau ma cha thay co..:mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top