Hóa thạch - bằng chứng tiến hóa.

Ngô Minh Toàn

Senior Member
Đây là bài báo cáo của mình mong các bạn góp ý

I. Đặc điểm chung về hoá thạch :

? 1.Khái niệm :

? ? Có nhiều khái niệm khác nhau về hoá thạch, chẳng hạn : “ Hoá thạch là xác chết của sinh vật được tìm thấy trong các lớp đất đá, có thể là dấu chân, phân hoá thạch, ... của sinh vật đã từng có mặt trên trái đất để lại “.
? ? Khái niệm được nhiều người công nhận về hoá thạch là : “ Hoá thạch là những di tích một phần hoặc toàn phần của cơ thể sinh vật bị hoá đá nằm trong trầm tích, băng tuyết, hổ phách, ... hoặc chỉ là dấu chân, phân hoá thạch, ... của sinh vật bị hoá đá “.

? 2.Các loại hoá thạch :

Hoá thạch có rất nhiều loại, người ta chia làm nhiều dạng khác nhau như :
? -Dạng hoá đá.
? -Dạng không hoá đá (hổ phách).
? -Dạng tươi nguyên (nằm trong băng).
? -Dạng phấn hoa.
Tuy vậy, dựa vào loại hoá thạch người ta chia ra làm 2 loại hoá thạch :
? -Loại có nguồn gốc từ xác chết.
? -Loại không có nguồn gốc từ xác chết.

? 3. Nguyên nhân hình thành, cách tính tuổi hoá thạch :

? ? a) Nguyên nhân hình thành :

? Sau khi sinh vật chết đi thì phần mềm bị huỷ đi, phần cứng còn tồn tại và do những điều kiện ngoại cảnh thích hợp mới có khả năng tạo thành hoá thạch :
? -Phần cứng còn lại sẽ được lấp đầy vào bên trong bởi các khoáng chất như silic, canxi, ... và những phần ấy hoá đá tạo thành hoá thạch (hoá đá).
? -Những sinh vật sống trong cây hoặc đậu trên cây vô tình bị nhựa từ cây tiết ra bao phủ và bảo tồn tạo thành hổ phách.
? -Những sinh vật chết đi tại vùng băng tuyết quanh năm thì xác chết của chúng được bảo tồn trong băng.
? -Những thực vật sống quanh miệng núi lửa khi núi lửa phun sẽ bị lấp đầy bởi dung nham và từ đó biến tính dần thành dạng trầm tích sẽ trở thành hoá thạch của gỗ hoặc phấn hoa chứa trong đó.

? ? b) Cách tính tuổi :

? Người ta xác định tuổi hoá thạch chủ yếu là nhờ đồng vị phóng xạ Uran hoặc Carbon dựa vào chu kỳ bán rã của mỗi loại ứng với Uran hoặc Carbon hiện tại để từ đó có thể đoán tuổi của hoá thạch.

?II.Vai trò hoá thạch trong nghiên cứu tiến hoá :

? Dựa vào những hoá thạch thu được người ta tính được tuổi của những sinh vật sống trước đó để có thể xác định được những sinh vật nào tồn tại trong từng thời điểm xác định để có thể xây dựng cây tiến hoá.
? Dựa vào hoá thạch người ta có thể so sánh các dạng tổ tiên với sinh vật đang sống có những đặc điểm gì khác nhau trong tiến hoá.
? Hoá thạch còn lưu giữ lại cho ta những sinh vật đã bị tuyệt diệt để từ đó ta có cơ phân tích nguyên nhân tồn tại và diệt vong của những laòi sinh vật trước đây và ngay cả hiện tại.

?III.Các bằng chứng hoá thạch :

? Cho đến thời điểm hiện nay đã có vô số những di tích hoá thạch được tìm thấy và chúng đã đem lại cho những nhà khoa hoạ vô vàn những điều hứng thú, thú vị và cả kinh ngạc nữa. Cuộc tìm kiếm của họ không dừng lại ở đây và những điều bất ngờ thú vị đang chờ chúng ta khám phá. Sau đây là những gì mà chúng tôi đã sưu tập được :

Thứ sáu, 26/10/2001, 10:14 (GMT+7)
Công bố hoá thạch cá sấu vĩ đại
Cái mõm rộng hơn của các loài hiện đại.
? Các nhà khoa học mới đây đã công bố chi tiết về một loài cá sấu khổng lồ, sống cách đây khoảng 110 triệu năm tại Phi châu, với chiều dài khoảng 12 m và nặng gần 10 tấn. Trọng lượng của nó gấp 10-15 lần loài cá sấu lớn nhất hiện nay. ? ?Loài vật này, được mệnh danh là hoàng đế cá sấu Sarcosuchus, lần đầu tiên được các nhà khoa học Pháp tìm thấy tại sa mạc Tenere của Niger vào năm 1964, với một hộp sọ không nguyên vẹn. Đến năm 1997 và 2000, nhóm của Paul Sereno, một nhà "săn" khủng long nổi tiếng tại Đại học Chicago, Mỹ đã khai quật được tại đây nhiều mảnh xương của cùng loại cá sấu đó. Chúng bao gồm 3 hộp sọ của cá sấu trưởng thành, mỗi chiếc dài gần 2 m, 3 hộp sọ của cá sấu chưa trưởng thành và vô số các loại xương khác. Trong số này, các nhà khoa học đã tập hợp được khoảng 50% của một bộ xương hoàn chỉnh. Đây là bộ xương hoá thạch cá sấu khổng lồ nguyên vẹn nhất được biết tới nay. ? ? Sarcosuchus sống trong kỷ Creta, cùng thời với khủng long. Chúng không phải là tổ tiên trực tiếp của cá sấu hiện đại ngày nay, nhưng là một họ hàng gần. Vẻ bề ngoài của chúng rất giống với loài cá sấu Gharial của Ấn Độ đang có nguy cơ tuyệt chủng. ? ?Sereno cho hay con Sarcosuchus có cái sọ rất thon, dài khoảng 1,8 m, cắm trong đó là bộ hàm hẹp với hơn 100 chiếc răng chi chít. Hàm trên, rủ xuống những chiếc răng cửa lớn, nhọn hoắt và đầy sức mạnh, chồng lên hàm dưới - một thiết kế lý tưởng để khoá và giữ con mồi trong miệng.
Siêu cá sấu nặng gần 10 tấn.
? ?Những chiếc răng cứng đến mức khó tin, mọc xiêu vẹo và sắc nhọn. Điều đó cho thấy loài vật này có thể đã săn các động vật trên đất liền, chứ không phải cá và rùa, là những loại thức ăn quen thuộc của cá sấu hiện đại. Hốc mắt của nó xoay ngược lên trên, giúp cá sấu có thể ẩn mình dưới nước trong khi vẫn hướng mắt lên bờ. ?Săn... khủng long ? ?“Khi loài cá sấu này trưởng thành, nó quả là một con quỷ. Nó có thể hạ bệ một con khủng long cổ dài cỡ lớn”, Sereno nói. Không giống nhưng những con cá sấu lớn trong quá khứ, sống gần bờ biển hoặc trong các biển nông, Sarcosuchus thâm nhập vào các dòng sông, nơi những con khủng long khát nước mò tới để uống nước và trở thành mồi ngon cho chúng. ? ? Ngày nay, lũ cá sấu hiện đại sống dọc theo các dòng sông ở châu Phi ẩn mình dưới nước, chộp lấy những động vật cỡ lớn như ngựa vằn và linh dương, kéo chúng xuống và xé ra nhiều mảnh. Sarcosuchus có thể cũng đã tiêu diệt con mồi theo cách tương tự, Sereno nhận định. ? ?Đầu, thân và phần đuôi của Sarcosuchus được bao phủ bởi những mảnh xương giống như áo giáp, được gọi là khiên. Trên mỗi khiên có 40 vòng tăng trưởng và căn cứ theo số vòng này, Sereno phỏng đoán rằng con vật có bộ xương hoàn hảo nhất đã đạt tới 80% độ lớn. Cũng theo đó, loài vật này có thể mất 50-60 năm để thực sự trưởng thành. ? ? Hai loài cá sấu khổng lồ khác được biết tới là: Deinosuchus, thống trị vùng Texas và Montana vào cuối thời kỳ khủng long, khoảng 70 triệu năm trước đây và có thể có kích cỡ tương đương với Sarcosuchus. Loài Rhamphosuchus sống 15 triệu năm trước đây ở Ấn Độ vào thời kỳ động vật có vú. Có lẽ nó nhỏ hơn con Sarcosuchus một chút. B.H. (theo AP, Reuters)

Thứ năm, 1/3/2001, 10:17 (GMT+7)
Trung Quốc: Tìm thấy hoá thạch cá 400 triệu năm tuổi
Hoá thạch cá 400 triệu năm tuổi.
? Một hoá thạch mới phát hiện gần Vân Nam, Trung Quốc đã cho thấy, dường như tổ tiên của loài cá đầu tiên di cư lên bờ, tiến hoá thành động vật có xương sống và thậm chí thành con người, đã khởi nguồn tại Trung Quốc. ? Nhóm các nhà nghiên cứu Anh, Trung Quốc và Mỹ vừa tìm ra một hoá thạch cá 400 triệu năm tuổi ở gần tỉnh Vân Nam. Hoá thạch này có tên là Achoania, nguyên thuỷ hơn nhiều so với phỏng đoán của các nhà khoa học. Một số đặc điểm của nó giống với cá mập, loài cá còn cổ xưa hơn nữa với bộ khung bằng sụn chứ không phải là xương. Chẳng hạn, nhãn cầu của Achoania được neo vào hốc mắt bởi các mô liên kết. Đặc điểm này cũng có ở cá mập mà không tìm thấy ở cá xương hiện đại như cá tuyết hay cá trích. ? ?Các nhà cổ sinh vật học tin rằng hoá thạch này là một tổ tiên rất xa xưa của cả hai loại cá xương và cá có vây phân thuỳ hiện đại. Ngày nay, phần lớn trong số chúng đã tuyệt chủng. Phát hiện này có thể sẽ dẫn tới sự đánh giá lại quá trình tiến hoá của các loài cá tiền sử. Các nhà khoa học từng tin rằng chúng là tổ tiên của tất cả động vật có xương sống trên mặt đất.Hoá thạch sống ? Ông Xiaobo Yo, Đại học Kean, New Jersey, Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu cho
Cá vây tay, thuộc nhóm cá có vây phân thuỳ cổ còn sống đến nay.
biết, mẫu vật mới tìm thấy có dạng cá với vây phân thùy, chưa từng được biết trước đây. Theo ông, phần lớn các thành viên trong nhóm này đã tuyệt chủng, ngoại trừ loài cá phổi và cá vây tay vẫn còn sống đến ngày nay. Trong nhóm cá cổ có vây phân thuỳ đã tuyệt chủng, một nhánh sau này đã tiến hoá thành các động vật có xương sống đầu tiên, như lưỡng cư, bò sát, chim và thú, trong đó có cả con người. Giáo sư Ahlberg, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết một số cá hoá thạch khác cũng được tìm thấy tại khu vực này đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Các mẫu vật này có thể sẽ hé mở thêm các dấu vết về tổ tiên của động vật có xương sống trên mặt đất.B. H. (theo BBC, 1/3).

Xcốt-len: Phát hiện hoá thạch loài cá lạ
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Ngày 04 tháng 04 năm 2005

Các nhà khảo cổ nghiệp dư vừa phát hiện hoá thạch một loài cá lạ có niên đại 330 triệu năm, còn khá nguyên vẹn tại Đun-ba-ton-xai (Xcốt-len). Mảnh hoá thạch có chiều dài 15cm. Đây là hoá thạch của loài cá nhỏ, có răng và vị trí vây không giống với bất cứ loài cá nào được biết đến từ trước tới nay. Vẩy cá cứng, giống như một lớp áo giáp bọc bên ngoài và phần đuôi giống đuôi cá mập. Trong dạ dầy cá vẫn còn một số mảnh vụn của tôm và cá. Các nhà khoa học cho rằng, loài cá này đã dùng bộ răng cực kỳ sắc của mình để cắt nhỏ thức ăn. Theo các chuyên gia, loài cá lạ này có thể là tổ tiên của cá tầm.Đây là một phát hiện quan trọng, giúp sáng tỏ nhiều bí ẩn của kỷ Than Đá. Và, tên của nhà khảo cổ nghiệp dư người Xcốt-len này-Pa-tríc Ga-vin, có thể được đặt cho loài cá lạ mà ông có công phát hiện. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Minh Nhã (theo BBC)

Thứ năm, 1/9/2005, 10:44 GMT+7

Tìm thấy hoá thạch đầu tiên của tinh tinh
Sally McBrearty khai quật được những chiếc răng tinh tinh ở nơi không ai ngờ sẽ tìm thấy chúng.
? Các nhà khảo cổ đã phát hiện trong vùng đất hoang vu khô cằn ở Đông Phi hoá thạch chưa từng được biết tới của tinh tinh. Phát hiện khiêm tốn về vài cái răng này là bằng chứng tin cậy đầu tiên về con đường tiến hoá của loài vật gần với chúng ta nhất. ? ?Sally McBrearty, từ Đại học Connecticut đã đào được chúng gần hồ Baringo, Kenya, cùng với cộng sự Nina Jablonski. Ngoài hoá thạch tinh tinh, họ còn tìm thấy hoá thạch của tổ tiên loài người ở gần đó. ? ?Trước nay, chưa ai tìm thấy một hoá thạch tinh tinh nào, mặc dù không ít hoá thạch người cổ đã được tìm thấy ở Đông Phi. Sự thiếu vắng các mẫu vật ghi lại lịch sử tiến hoá của tinh tinh đã gây không ít sự nản lòng, bực dọc cho các nhà khảo cổ. ?
Những chiếc răng hoá thạch tinh tinh được tìm thấy ở Kenya, Đông Phi.
? Các giả thuyết trước kia phỏng đoán rằng tinh tinh không bao giờ băng về phía đông của Thung lũng Rift sống trong vùng khô hạn, thay vào đó, chúng thích ở lại trong những cánh rừng nhiệt đới tươi tốt ở phía tây và trung Phi. Một số thậm chí còn phỏng đoán rằng sự phân ly địa lý này là nguyên nhân khiến cho những con tinh tinh sớm nhất và tổ tiên của loài người đi theo những con đường tiến hoá đối lập. ? ?Nhưng giờ đây, McBreaty đã tình cờ bắt gặp hoá thạch tinh tinh ở phía đông của dải phân cách này. "Điều đó có nghĩa là chúng ta cần một lời giải thích tốt hơn cho việc tại sao và bằng cách nào tinh tinh và người tiến hoá theo những hướng khác nhau",McBreatynói. ? ?Những chiếc răng tìm thấy khoảng 500.000 năm tuổi. Đến nay vẫn chưa thể nói chúng thuộc cùng loài với tinh tinh ngày nay - Pan troglodytes - hay là thuộc về một loài cổ đại đã tuyệt chủng nào đó chưa được đặt tên. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có rất nhiều loài tinh tinh đã tuyệt chủng", McBrearty nói. ? ?Các hoá thạch này không đủ tuổi để nói với chúng ta về tổ tiên chung của con người và tinh tinh - sống cách đây từ 5 đến 7 triệu năm trước, "song nó mang lại hy vọng rằng chúng ta có thể tìm ra các mẫu vật có niên đại già hơn", Daniel Lieberman từ Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, nói. ? ?Trong một nghiên cứu khác, một nhóm khoa học quốc tế vừa tiết lộ bản thảo chi tiết bộ mã di truyền của tinh tinh, bước tiến quan trọng trong việc hiểu biết sự tương đồng và khác biệt giữa loài người và họ hàng gần nhất còn sống của chúng ta. Nhóm nghiên cứu cho biết bộ gene gần được giải mã hoàn chỉnh của tinh tinh chứa khoảng 3 tỷ ký tự ADN. Trong đó, tới 99% tương đồng với người ở những đoạn quan trọng nhất.
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?T. An (theo LiveScience, Nature, BBC)

Thứ sáu, 15/4/2005, 11:45 GMT+7

Tìm thấy trứng trong bụng khủng long ?
Quả trứng khủng long hình củ khai tây dài.
? Hai quả trứng hoá thạch vừa được phát hiện trong xác của một con khủng long cái, tiết lộ những chi tiết quan trọng về cấu trúc sinh sản của khủng long. Con vật được tìm thấy tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. ? ?Nhóm nghiên cứu của Tamaki Sato, thuộc Bảo tàng tự nhiên Canada đã tìm thấy chúng nằm lọt trong khung xương chậu của một con khủng long cái thuộc họ oviraptor - một dạng khủng long ăn tạp nhỏ sống vào cuối kỷ Creta, cách đây 70 đến 80 triệu năm. Mỗi quả trứng to bằng quả dứa và có hình dạng của một củ khoai tây dài. ? ?Ban đầu, các nhà khoa học kết luận con khủng long chết khi đang cố gắng sinh nở. Nhưng những tìm hiểu gần đây hơn đã cho thấy nó đang ấp và bảo vệ trứng của mình, tương tự như ở các loài chim hiện đại. ? ? Tamaki Sato và cộng sự cho biết hệ sinh sản của con khủng long giống với một loài cá sấu nguyên thuỷ ở chỗ nó có hai buồng trứng và hai vòi trứng, theo đó trứng được đẩy xuống, đóng vỏ và cuối cùng đẻ ra ngoài. Ngược lại, các loài chim chỉ có một hệ thống buồng trứng - vòi trứng. ?
Oviraptor.
? ? Tuy nhiên, con khủng long lại có vẻ ngoài giống chim chứ không phải giống cá sấu, và nó cũng không đẻ tất cả các trứng cùng lúc. Dựa trên dữ liệu về những cái tổ khủng long tương tự được tìm thấy có hàng chục trứng, các nhà nghiên cứu cho rằng con vật này đẻ làm nhiều đợt, mỗi đợt hai quả và lặp lại quá trình cho đến khi tổ đầy. ? ? Các nhà khoa học tin rằng oviraptors chính là tổ tiên của các loài chim hiện đại ngày nay. Oviraptor nghĩa là những kẻ đánh cắp trứng. Sinh vật giống như chim này đứng trên hai chân, có thể dài từ 1,8 đến 2,4 mét, với bộ não khá lớn, chân dài, tay tớn, các ngón mảnh và một cái mỏ không răng mạnh mẽ. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? T. An (theo BBC, Timesonline)


Thứ tư, 6/8/2003, 08:52 GMT+7

Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới
Khủng long hadrosaurus.
? Ba bộ xương hoá thạch khủng long khổng lồ, một trong số đó có thể thuộc về loài chưa được biết tới, vừa được khai quật tại vùng biển xa xôi phía đông của Nga. ? ?"Chỉ 2 trong số bộ xương đó là thuộc một loài mà chúng ta đã biết - hadrosaurus. Chúng là những động vật ăn cỏ và có thể cao tối đa 12 m", nhà khảo cổ Yuri Bolotsky cho biết. "Bộ xương thứ 3 thuộc về một loài khác mà vẫn chưa xác định được, nó cao những 15 m". ? Hoá thạch được tìm thấy tại một nghĩa địa tập thể gần ngôi làng Kundur ở vùng Amur. Khu vực này chứa rất nhiều bộ xương hoá thạch và là nơi có nhiều phát hiện thuộc thời kỳ đồ đá cũ trong một thập kỷ qua.Minh Thi (theo AFP)


Ê-ti-ô-pi-a: Tìm thấy hoá thạch họ người đầu tiên
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ngày 20 tháng 01 năm 2005

? Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện nhiều dấu ?tích của ít nhất là 9 người nguyên thuỷ tại Át Đu-ma, Ê-ti-ô-pi-a. Những hoá thạch này gồm chủ yếu là răng và những mảnh hàm, cùng một số phần xương tay, xương chân của người nguyên thuỷ. Bằng chất đồng vị a-gôn của núi lửa gần địa điểm khai quật, các nhà khoa học cho rằng những hoá thạch này có niên đại khoảng 4,5 tới 4,3 triệu năm trước đây và là hoá thạch của loài Ardipithecus ramidus. Đốt tay và xương bàn chân tìm được cho thấy những người tiền sử này thuộc giống người có khả năng đi thẳng giống người hiện đại. Người A. ramidus có răng nanh trên hình thoi, giống với răng người hơn răng nanh hình chữ “v” của tinh tinh. Theo các nhà khoa học, Ardipithecus là động vật họ người đầu tiên sau khi diễn ra quá trình tiến hoá phân chia sự khác biệt giữa người và tinh tinh. ?Tuy nhiên, về tổng thể loài này vẫn mang nhiều đặc điểm của tinh tinh. Cộng đồng người A. ramidus có đời sống khá gần gũi với đời sống của bầy linh dương, tê giác, khỉ, hươu cao cổ và hà mã thuộc vùng phía bắc ẩm ướt của Ê-thi-ô-pi-a.Trong 11 năm kể từ khi hoá thạch A. ramidus lần đầu tiên được phát hiện, mới có rất ít hoá thạch của loài này được tìm thấy và nó chỉ có ở Trung A-oát-xơ và Gô-na của Ê-thi-ô-pi-a. Đây là phát hiện quan trọng giúp các nhà khoa học giải đáp những bí ẩn xung quanh quá trình tiến hoá của loài người và xác định thời gian khi con người có thể đi bằng hai chân là từ 4,5 triệu năm trước. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Minh Nhã ( theo BBC, Roi-tơ, AP )

Thứ năm, 22/2/2001, 09:30 (GMT+7)
Algeria: Tìm thấy hoá thạch khủng long Một bộ xương khủng long hoá thạch có tuổi 160 triệu năm, hầu như còn nguyên vẹn, vừa được tìm thấy trên sa mạc Sahara. Bộ xương gồm 51 chiếc của một con khủng long ăn cỏ cỡ lớn, sống ở kỷ Jura cách đây khoảng 150-160 triệu năm. Vào thời điểm đó, Sahara còn được bao phủ bởi rừng xanh. Trong quá trình khai thác dầu, Công ty Dầu khí Sonatrach đã tình cờ phát hiện ra bộ xương này tại vùng Ain Sefra. Hoá thạch khủng long đang được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Sonatrach và Đại học Ora tìm hiểu để khám phá cấu trúc địa chất và cổ sinh vật của vùng đất này. Bích Hạnh (theo Reuters, 21/2).

CÁ VOI HOÁ THẠCH Ở SA MẠC AI CẬP

? Bộ xương giúp các nhà khoa học hiểu biển cổ hình thành thế nào.
Philip Gingerich một nhà cổ sinh vật thuộc ĐH Michigan và một nhóm các nhà khoa học Ai Cập cho biết họ đã khai quật được một bộ xương cá voi Basilosaaurus có niên đại khoảng 40 triệu năm trong thung lũng sa mạc có tên Wadi Hitan (theo tiếng Ai Cập có nghĩa là thung lũng cá voi) nằm phía tây Nam Cairo. Karl Bates, phát ngôn viên chính thức của nhóm khảo cổ cho biết đây là bộ xương hoàn chỉnh nhất từ đầu đến đuôi. Khám phá này khiến mọi người tin tưởng sẽ tìm được nhiều hoá thạch cá voi hoặc các động vật tuyệt chủng khác trong vùng biển cổ này.
Basilosaurus isis là một giống cá voi nguyên thuỷ loài archaeocetes, sau này tiến hoá thành 2 loài cá voi hiện đại. Tuy vậy nó giống một con rắn biển khổng lồ, và các nhà khảo cổ học khi gặp loài archaeocetes lần đầu tiên đã xếp chúng vào lớp bò sát.
Cá voi hiện nay khi bơi di chuyển đuôi nằm ngang lên xuống để tạo lực đẩy, trong khi cá thì dùng vây ngang để bơi cũng như sự phong phú của loài này tại thung lũng Wadi Hitan. Ông Gingerich còn cho biết bộ xương sẽ được mang về Michigan để bảo quản và làm một bản sao, bàn gốc sau đó trả về Ai Cập trưng bày cho công chúng xem.
Thung lũng Wadi Hitan hiện lưu giữ một lượng hoá thạch vô cùng phong phú. Vì đáy biển được hình thành bằng một lớp sa thạch nên người ta tìm được ở đây hoá thạch của 5 loài cá voi, 3 loại bò biển (sea cow), 2 loại cá sấu, vài loại rùa, 1 loại rắn biển và một số lượng lớn cá mập và cá nhiều xương. Đây là khu công viên quốc gia được bảo vệ để khai quật trong việc khảo cổ. Chương trình này do Ai Cập - Ý đồng tài trợ và nó cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới về cảnh quan tự nhiên và địa điểm có tầm quan trọng về mặt khoa học.

?III.Kết luận :

Tiến hoá là một quá trình lâu dài, phức tạp và diễn ra không chỉ ở một khía cạnh nào của sự sống nhằm giúp cho sing vật ngày càng hoàn thiện, tồn tại và phát triển trong môi trường chung quanh sinh giới. Vì thế nên đề tài hoá thạch liên quan đến bằng chứng tiến hoá đã được chúng tôi tìm tòi, thu thập và lựa chọn kỹ lưỡng nhằm giúp cho mọi người hiểu thêm về hoá thạch, về những vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn của chúng trong cuộc sống, trong khoa học và nhất là trong nghiên cứu về tiến hoá. Để làm được những việc ấy đòi hỏi chúng ta phải luôn trao dồi kiến thức, cần cù, tỉ mỉ trong công việc luôn nâng cao tinh thần học hỏi, nghiên cứu và khám phá tri thức.
Hiểu được sâu sắc những vấn đề trên đòi hỏi mỗi người trong chúng ta có ý thức cũng như rèn luyên thêm ý chí nghị lực tìm tòi khám phá những tri thức mới, những phát hiện mới không chỉ trong nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, trong lao động và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển.
 
sorry tu nhien ko danh duoc tieng Viet.

Bai tot, nhung ban them phan tai lieu tham khao vao. Xong tui se giup ban chinh sua neu can.

ban bao cao cho ai vay? lop may???
 
Cám ơn bạn đã gợi ý nhưng phần này chủ yếu là tài liệu mình sưu tập trên mạng và những thông tin mình học được từ thầy cô, bạn bè nên không có tài liệu tham khảo (chỉ có nguồn từ các trang web)
? ? ? Đây là bài báo cáo môn tiến hóa ở ĐH.
 
bài này nộp cho cấp Đại học à, ?vậy mà tui tưởng là học sinh lớp 11-12. Với hs lớp 11-12, bài này cho điểm 7-8 ?chứ nếu ĐH thì 2-3 là cao tay.

01- những địng nghĩa, khái niệm mà bạn nêu bắt buộc phải cho cho ra là bạn lấy ở đâu, ví dụ bạn Tèo hay anh Tí hay chị Tẹo ?đã phát biểu trong quán chè, quán phở hay ... quán hột vịt lộn. Khái niệm, định nghĩa, định lý là những "chân kinh" kô phải ai nói cũng được. Đụng đến nó thì chỉ có Sách giáo khoa và sách giáo khoa.

Kiến thức không từ trên trời rơi xuống, chui vào tai, ngấm vào óc để mình sử dụng; người có tự trọng khi viết, làm khoa học là phải biết nhắc đến những tài liệu sách vở đã cho mình kiến thức để bây giờ mình ... múa may quay cuồng, làm xiếc, ?làm ... hề với nó.

Cám ơn bạn đã gợi ý nhưng phần này chủ yếu là tài liệu mình sưu tập trên mạng và những thông tin mình học được từ thầy cô, bạn bè nên không có tài liệu tham khảo (chỉ có nguồn từ các trang web)

nếu bạn mới SV năm 1-2 thì từ từ sẽ quen và hểu điều tôi nói.

02- về những bằng chứng mà bạn tìm được, tại sao chỉ lấy từ web, từ những tờ báo hằng ngày mà kô lấy từ sách vở, bài báo khoa học. Ví dụ nổi tiếng trong quá trình khám phá loài người là bộ xuơng mang tên nữ khoa học gia người Pháp, bạn có biết kô?

03- Khi viết bài mà bạn là Sinh viên thì phải đổ thêm ít chất xám vô. Ví dụ báo phổ thông hằng ngày nó viết "Trung A-oát-xơ và Gô-na của Ê-thi-ô-pi-a" thì nó phiên âm để cho chị bán chè, anh xích lô ... dễ đọc, chứ bạn là SV đại học thì phải chuyển nó sang dạng viết nguyên mẫu.
 
Cám ơn những lời nhận xét chân thành của bạn! nếu bạn đã nói vậy thì mình xin đính chính lại :
1.Tuy mình lấy những khái niệm, định nghĩa từ bạn của mình nhưng những định nghĩa ấy được lấy từ sách vở hẳn hoi nhưng vì qua trung gian nên mình không muốn đề cập đến.
2.Bài báo cáo cô chỉ yêu cầu sưu tập những thông tin lấy từ trên mạng và là những tin mới cập nhật (ở đây có cả hình nữa nhưng mình copy không đuợc), không nên lấy từ sách vở (dĩ nhiên nếu là báo vẫn được nhưng mình không có nhiều thời gian)
3.Thực ra khi báo cáo mình chỉ cần báo cáo những tin tìm được còn những nội dung khác mình ghi cho có hệ thống chứ không cần thiết nên mình không cần đầu tư nhiều.
?Cuối cùng mình một lần nữa cám ơn lời nhận xét thẳn thắn của bạn!
 
Tôi cho răng nmtoanvl có thể đầu tư thêm thời gian để chỉnh sửa và hệ thống lại các thông tin của bài assay của mình. Mặc dù là SV nhưng cũng nên tập cho mình thói quen không làm thì thôi, nhưng đã làm thì phải ra ngô, ra khoai. Thực ra, chẳng ai có thể biết và hiểu được hết mọi thứ, nhất là trong khoa học, như vậy thì chẳng có việc gì phải ngại khi nhiều điều ta chẳng biết. Cái quan trọng là bạn phải biết trân trọng sản phẩm của mình. Cố gắng tiếp tục nhé. Nếu cần tư liệu về vấn đề này thì rất nhiều người trên SHVN có thể giúp bạn.

1 chú ý nhỏ là khi sưu tầm tài liệu trên net phải biết độ tin cậy của nguồn cung cấp thông tin, trích dẫn nguồn sử dụng thông tin, hãy sử dụng các nguồn tin chuyên ngành khoa học thay vì các nguồn tin ở các báo điện tử hay website cá nhân. Tuyệt đối không sử dụng nguồn tin từ lời nói, hay tìm tin đã có giấy trắng mực đen thì mọi ng mới có thể kiểm chứng được. Nếu bạn ko biết, hay hỏi thẳng cô giáo bạn là cô đọc được điều này ở đâu, em muốn tiếp cận thông tin nguồn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top