Minivirus - loài virus khổng lồ

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Trước tiên, tôi ?giới thiệu qua về Mimivirus và các dữ liệu về genome của nó. Sau đó là những phân tích mối quan hệ phát sinh chủng loài của nhóm Raoult et al. trên Science 2004 và bài phản bác của nhóm ?Moreira và López-García trên Science 2005.

Nhờ ai đó chuyển lên phần tin tức bài viết của tôi. Các thảo luận về bài này có thể tiếp tục tại đây.
 
Các bác chú ý giúp, lần sau post luôn cả hình minh họa lên forum nhé. Các hình để trong word mất khá nhiều thao tác để lôi trở ra thành .jpg

Các hình không để kích thước chiều ngang quá 440 pixels.

Thanks!
 
Cái này chắc phải nhờ dontcry chuyển hộ bác :D.

Tôi đã đọc bài của bác, khá hay, một số từ theo tôi có thể Việt hóa:

Protozoan: động vật nguyên sinh
Archaea: vi khuẩn cổ

Trong bài này có một câu tôi không hiểu:

Tuy nhiên, các phân tích phát sinh chủng loài và dựa trên chức năng của của các gene đã chỉ định người ta có thể khẳng định loài mimivirus này không có nguồn gốc từ Sao hoả mà có những điểm tương đồng với những loài virus, prokaryote và eukaryote khác.

1. Theo câu trên thì loài này không có nguồn gốc từ Sao hỏa, vậy có loài nào khác có nguồn gốc Sao hỏa không?

2. Giả sử đây là một cách nói ví von để cho thấy loài này cũng tương đồng với những loài virus, prokaryote và eukaryote khác thì sao lại chọn sao Hỏa mà không phải sao khác.
 
casper said:
Protozoan: động vật nguyên sinh
Archaea: vi khuẩn cổ

những thuật ngữ này tôi muốn giữ nguyên bản chứ không dùng thuật ngữ cũ. Vì archaea là 1 nhánh rời khỏi eubacteria và xét ở phương diện nào đó archae gần eukaryote hơn là eubacteria nên nếu có gọi thì phải gọi là "mới, hiện đại" chứ không phải "cổ". Tuy nhiên, nếu muốn thảo luận tiếp thì nên mở chủ đề mới tại box Thuật ngữ.

Tuy nhiên, các phân tích phát sinh chủng loài và dựa trên chức năng của của các gene đã chỉ định người ta có thể khẳng định loài mimivirus này không có nguồn gốc từ Sao hoả mà có những điểm tương đồng với những loài virus, prokaryote và eukaryote khác.

Ừh, đấy chỉ là cách nói ví von chứ không phải là những kết quả từ thực nghiệm. Khi ng ta chợt nhận ra loài mimivirus này chẳng giống gì nhiều so với các loài virus trước đây thì ng ta nghĩ ra rằng nó có thể từ 1 nơi khác đến = sự sống ngoài Trái đất và điều đầu tiên họ nghĩ là Sao Hỏa vì điều kiện gần tương tự Trái Đất. Mặc dù hiện giờ chưa có kết luận cụ thể có hay không có sự sống trên Sao Hỏa.

Bây giờ quay lại chủ đề chính, dưới đây là 2 phân tích quan hệ phát sinh chủng loại cho 2 kết quả trái ngược nhau.
 
Cám ơn anh Hiếu đã đưa ra một bài viết hay..:) Nhưng vì có lẽ em ko làm về mảng này nên có thể sẽ có những câu hỏi rất vớ vẩn, mong anh bỏ quá cho ah...:)

Câu hỏi: Anh có đưa ra đây 2 hình minh họa cho 2 kết quả trái ngược nhau đều nhằm phân tích quan hệ phát sinh chủng loại.
- Vậy thì người ta dựa trên một tiêu chuẩn gì để phân tích?
- Có phải ko có một qui định chuẩn chung cho việc phân tích quan hệ phát sinh chung loại?

Vì như trên đây, la` 2 cái phân tích trên 2 "điều kiện" khác nhau.. vậy thì mình tin cái gì? Cái gì cho ta xác suất cao hơn? Mức độ tin cậy???

Cám ơn anh lần nữa ah..:)
 
ruanhocon said:
Câu hỏi: Anh có đưa ra đây 2 hình minh họa cho 2 kết quả trái ngược nhau đều nhằm phân tích quan hệ phát sinh chủng loại.
- Vậy thì người ta dựa trên một tiêu chuẩn gì để phân tích?
- Có phải ko có một qui định chuẩn chung cho việc phân tích quan hệ phát sinh chung loại?

Vì như trên đây, la` 2 cái phân tích trên 2 "điều kiện" khác nhau.. vậy thì mình tin cái gì? Cái gì cho ta xác suất cao hơn? Mức độ tin cậy???

theo anh hiểu, có 3 vấn đề ở đây:

1. cách đặt vấn đề: phải nắm vững chiều hướng và con đường tiến hóa cũng như tính đa dạng của từng gene/ protein cụ thể mà mình tiến hành phân tích trước khi tổng hợp lại để xây dựng cây phân loài tổng hợp. ở đây là trường hợp các aminoacyl-tRNA synthetases và PCNA

2. chọn dữ liệu phải đầy đủ và mang tính đại diện cao.

3. Ý tưởng. quả thực ko hiểu tại sao khi nhóm Rault ko sử dụng genome của vật chủ khi phân tích mimivirus.

còn kỹ thuật hay tiêu chuẩn thì ko có ở đây vì ai cũng là chuyên gia về lĩnh vực của họ (đăng toàn Science cả)
 
Hi`hi`, cám ơn anh vietbio, tuy nhiên em vẫn chưa thấy thỏa mãn lắm với câu trả lời của anh...:) Em sẽ quay lại để hỏi tiếp anh sau a... vì em đoán anh cũng khẳng định mimivirus này ko phải là nhóm loài mới đúng ko ah?..:)
 
hinh như cái bài này tôi bỏ sót trong hai tuần đi ăn nhậu

01- lưu ý cách viết mấy con số: 1.2 MB phải viết là 1,2MB ở VNese

02-tên một số ngành sinh vật, nếu chuyển được thì tốt, nhưng nhớ để tên gốc

03-Quả thật, nếu mới đọc khúc đầu bài viết, khi tác giả kết luận minivirus là một domain (vùng sinh giới) mới thì tui nhăn mặt vì tác giả mới làm có 1 loài, sau vội vã thế (??) may là nhóm tác giả sau phân tích kỹ lưỡng mới thấy mình kô phải là ... bảo thủ trước 1 khám phá mới.

04- Chúng ta rút ra điều gì từ bài học này??
 
lonxon said:
hinh như cái bài này tôi bỏ sót trong hai tuần đi ăn nhậu

01- lưu ý cách viết mấy con số: 1.2 MB phải viết là 1,2MB ở VNese

02-tên một số ngành sinh vật, nếu chuyển được thì tốt, nhưng nhớ để tên gốc

cám ơn anh vì đã sửa lỗi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top