CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔ HỌC
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU:
1. Nêu được định nghĩa tế bào, mô, cơ quan
2. Phân biệt các mức cấu tạo đại thể, vi thể, siêu vi thể và các giới hạn phân giải của các mức đó.
3. Kể tên 5 loại mô chính của cơ thể sống.
4. Giải thích 5 luận điểm trong học thuyết về các mô.
5. Mô tả được cấu tạo của kính hiển vi quang học
6. Nêu được những điểm khác nhau cơ bản giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử
7. Nêu được các bước cơ bản trong kĩ thuật làm tiêu bản mô học
8. Nhận thấy vị trí và tầm quan trọng của mô học trong hệ thống giáo dục y khoa
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
A. Có thể quan sát bằng kính lúp
B. Có độ phân giải tối đa 0,01 nm
C. Có độ phân giải tối đa 0,1 nm
D. Tất cả đều sai
2. Tiêu bản mô học là:
A. Tất cả các loại tiêu bản nhuộm màu
B. Những lát cắt mô có độ dày 0,6 nm
C. Những lát cắt mô có độ dày 6 micron
D. Những lát cắt mô có độ dày 6 nm
E. Những tiêu bản phẫu tích
3. Cố định mẫu vật có tác dụng:
A. Làm trong suốt vật quan sát
B. Làm ngưng sự phân hủy mô và tế bào
C. Giữ nguyên thành phần hóa học của tế bào
D. Tăng cường khả năng nhuộm màu của mô
E. Tất cả đều sai
4. Một micron bằng:
A. 103 nm
B. 0,01 nm
C. 1000 A0
D. 0,00001 m
E. 100.000 A0
5. Một A0 bằng:
A. 10-2 nm
B. 10-5 nm
C. 10-1 nm
D. 10-9 nm
E. 10-8 nm
6. Kính hiển vi điện tử xuyên:
A. Có độ phân giải thực tế khoảng 0,002 um
B. Dùng để quan sát siêu cấu trúc bề mặt của tế bào
C. Dùng để quan sát sự chuyển động cấu trúc nhỏ
D. Sử dụng nguồn sang là tia cực tím
E. Có vật kính là vòng điện – từ trường
7. Kính hiển vi quang học KHÔNG có đặc điểm sau đây
A. Sử dụng nguồn sang thấy được
B. Thị kính và vật kính đều là thấu kính thủy tinh
C. Có độ phân giải tối đa khoảng 0,1 nm
D. Có độ phóng đại tối đa khoảng 5000 lần
E. Có độ phóng đại chủ yếu phụ thuộc vào vật kính
8. Kính hiển vi điện tử KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Sử dụng nguồn sáng là tia cực tím
B. Sử dụng nguồn sáng là chùm điện tử
C. Các thấu kính đều là vòng điện – từ trường
D. Sử dụng chân không
E. Độ phân giải tối đa khoảng vài A0
9. Quan sát tế bào sống có thể thực hiện nhờ kĩ thuật:
A. Hiển vi điện tử xuyên
B. Hiển vi điện tử quét
C. Hiển vi đối pha
D. Ly tâm phân phần
E. Nhuộm H&E
CÂU HỎI CHỌN TRẢ LỜI ĐÚNG SAI
(Từ câu 10 đến câu 20)
11. Mô học chỉ nghiên cứu cấu tạo, còn sinh lý học thì nghiên cứu chức năng của các cấu tạo đó.
12. Sự tạo hồng cầu mới thay thế hồng cầu già được gọi là sự tái tạo sinh lý.
13. Sự sinh sản tế bào để làm lành vết thương được gọi là tái tạo phục hồi.
14. Mô được coi là một tập hợp các tế bào.
15. Tế bào thần kinh và tế bào xương đều có kiểu gen giống nhau.
16. Tế Bò biệt hóa cao thì ít có khả năng sinh sản.
17. Quá trình biệt hóa chỉ xảy ra trong thời kì phát triển phôi thai.
18. Trong cơ thể trưởng thành không có quá trình biệt hóa.
19. Nghiên cứu tế bào chết thì được gọi là nghiên cứu invitro.
20. Invivo là thuật ngữ dùng để chỉ nghiên cứu tế bào sống.
BIỂU MÔ
1. Nêu được định nghĩa biểu mô.
2. Kể ra 3 chức năng chính của biểu mô.
3. Nêu được 5 đặc điểm cấu tạo mô học của biểu mô (đặc biệt là biểu mô phủ).
4. Kể tên và nêu chức năng của các cấu tạo đặc trưng của các tế bào biểu mô.
5. Mô tả cấu tạo và chức năng của vi nhung mao và lông chuyển.
6. Nêu tên và chức năng của 6 loại liên kết giữa 2 tế bào biểu mô gần nhau.
7. Mô tả cấu tạo siêu vi thể của kiên kết vòng bịt, thể liên kết và liên kết khe.
8. Nêu 2 nguyên tắc chung dùng để phân loại biểu mô.
9. Liệt kê các loại biểu mô dựa trên 2 nguyên tắc phân loại và cho ví dụ từng loại.
10. Mô tả cấu tạo mô học của biểu mô lát đơn, vuông đơn, trụ đơn (ở ruột non), lát tầng không sừng hóa, biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, biểu mô trung gian.
11. Nêu các đặc điểm để phân biệt tuyến ngoại và nội tiết.
12. Kể tên các kiểu tuyến ngoại tiết chính trong cơ thể.
13. Kể tên các kiểu tuyến nội tiết chính trong cơ thể.
14. Phân biệt 3 kiểu nội tiết
15. Phân biệt 3 kiểu chế tiết của tế bào tuyến
16. Nhận biết được các loại biểu mô dưới kính hiển vi trong ảnh vi thể hoặc slides.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
A. Tế bào đứng sát nhau.
B. Không có mạch máu.
C. Có nhiều thể liên kết.
D. Chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ mà thôi.
E. Có tính phân cực.
2. Biểu mô phủ:
A. Chỉ có nguồn gốc ngoại bì.
B. Chỉ có nguồn gốc nội bì.
C. Tạo các bao xơ của các tạng.
D. Có khả năng đổi mới nhanh.
E. Tất cả đều sai.
3. Biểu mô KHÔNG thể phân loại dựa trên tiêu chuẩn sau đây:
A. Nguồn gốc phôi thai.
B. Hình dạng tế bào.
C. Số hàng tế bào.
D. Chức năng.
4. Vi nhung mao là:
A. Siêu ống.
B. Siêu sợi.
C. Nhung mao ở ruột.
D. Cấu trúc chỉ có ở biểu mô.
E. Tất cả đều sai.
5. Vi nhung mao là nhánh bào tương:
A. Không có màng tế bào bọc nhưng có màng siêu sợi.
B. Có màng tế bào và nhiều siêu sợi actin.
C. Có màng tế bào và nhiều siêu ống.
D. Có cấu tạo như lông chuyển.
E. Có nhiều liên kết vòng bịt.
6. Vi nhung mao:
A. Thường phát triển ở tế bào hấp thụ và tái hấp thụ.
B. Thường phát triển ở tế bào bảo vệ.
C. Giúp tế bào chuyển động.
D. Giúp tế bào liên kết với nhau.
E. Tất cả đều sai.
7. Lông chuyển:
A. Có cấu tạo giống vi nhung mao.
B. Gồm nhiều siêu sợi xếp song song.
C. Là cấu tạo tương tự với trung tử.
D. Có thể gặp ở tất cả các mô.
E. Chỉ có ở biểu mô hô hấp.
8. Loại protein đặc biệt của lông chuyển là:
A. Myosin
B. Actin
C. Villin
D. Dynein
E. Fimbrin
9. Tác dụng của loại protein đặc biệt đó (câu 8) là:
A. Định hình lông chuyển.
B. Gắn lông chuyển với bề mặt tế bào.
C. Tạo sự lay chuyển của lông chuyển.
D. Liên kết của siêu ống ngoại vi và trung tâm.
E. Tất cả đều sai.
10. Liên kết vòng bịt:
A. Nằm ở vùng cực ngọn tế bào.
B. Có tác dụng trao đổi giữa 2 tế bào gần nhau.
C. Là nơi có nhiều cấu trúc connexon.
D. Là nơi có nhiều siêu sợi actin.
E. Tất cả đều sai.
11. Thể liên kết:
A. Tạo thành vòng ở cực ngọn tế bào.
B. Có nhiều siêu sợi trương lực
C. Có tác dụng ngăn cách với môi trường ngoài.
D. Có tác dụng trao đổi giữa 2 tế bào gần nhau.
E. Tất cả đều sai.
12. Thể liên kết KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Có nhiều siêu sợi trương lực.
B. Có tấm bào tương.
C. Có tác dụng liên kết 2 tế bào gần nhau.
D. Thường gặp ở biểu mô phủ.
E. Có nhiều đơn vị cấu tạo connexon.
13. Liên kết khe KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Là nơi 2 tế bào lân cận nằm sát nhau.
B. Có nhiều phức hợp protein (connexon)
C. Có tác dụng ngăn cách với môi trường ngoài
D. Có tác dụng lưu thong ion sang tế bào bên cạnh.
E. Có thể gặp ở tất cả các loại mô.
14.
15. So với các mô khác, tế bào biểu mô thường có đặc điểm là:
A. Nhân bắt màu bazo.
B. Bào tương bắt màu acid.
C. Bộ golgi kém phát triển.
D. Ti thể phát triển.
E. Tất cả đều sai.
16. Thể liên kết là cấu trúc liên kết:
A. Giữa 2 tế bào biểu mô.
B. Giữa màng đáy và tế bào liên kết.
C. Giữa 2 noron.
D. Giữa các bào quan.
E. Tất cả đều sai.
17. Biểu mô lát đơn:
A. Có ở thành khoang thiên nhiên.
B. Có ở thành khoang cơ thể.
C. Có ở nơi gặp nhiều ma sát.
D. Có ở ống bài xuất tuyến ngoại tiết.
E. Tất cả đều sai.
18. Biểu mô ở khí quản là:
A. Biểu mô lát đơn.
B. Biểu mô vuông đơn.
C. Biểu mô lát tầng.
D. Biểu mô trung gian giả tầng.
E. Tất cả đều sai.
19. Biểu mô thực quản là:
A. Biểu mô trụ giả tầng.
B. Biểu mô lát tầng không sừng.
C. Biểu mô lát tầng có sừng.
D. Biểu mô trung gian giả tầng.
E. Tất cả đều sai.
20. Thành của nang tuyến giáp là biểu mô:
A. Lát đơn.
B. Vuông đơn.
C. Trụ đơn.
D. Trụ giả tầng.
E. Tất cả đều sai.
21. Biểu mô trung gian giả tầng có ở:
A. Thực quản.
B. Khí quản.
C. Tiểu cầu thận.
D. Tuyến bã.
E. Tất cả đều sai.
22. Ngoài da, biểu mô lát tầng sừng hóa còn có thể gặp ở:
A. Giác mạc.
B. Cổ tử cung.
C. Thực quản.
D. Bàng quang
E. Tất cả đều sai.
23. Biểu mô lát tầng không sừng hóa khác biểu mô lát tầng có sừng ở chỗ:
A. Có nhiều thể liên kết.
B. Có màng đáy dày.
C. Không có lớp hạt.
D. Không có mạch máu.
E. Không phân cực.
24. Biểu mô trụ đơn:
A. Có nhiều ở nơi có hấp thụ thức ăn.
B. Có nhiều ở nơi trao đổi khí.
C. Không có tính phân cực.
D. Kém khả năng sinh sản.
E. Tất cả đều sai.
25. Tế bào đáy:
A. Là tế bào ít có khả năng sinh sản.
B. Có nhiều ở khí quản.
C. Có nhiều vi nhung mao trên cực ngọn.
D. Có khả năng chế tiết mạnh.
E. Có khả năng tổng hợp melanin.
26. Lớp gai:
A. Là lớp tế bào thuộc biểu bì.
B. Còn gọi là lớp sinh sản.
C. Còn gọi là lớp hạt.
D. Không có nhiều siêu sợi trương lực.
E. Có nhiều liên kết vòng bịt.
27. Lớp sừng KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Là cấu trúc giàu keratin.
B. Các hình thức liên kết tế bào không còn.
C. Nhân tế bào bị thoái hóa.
D. Có nhiều thể bán liên kết.
E. Có nhiều siêu sợi actin.
28. Tuyến bã là tuyến ngoại tiết kiểu:
A. Ống đơn.
B. Ống chia nhánh.
C. Túi đơn.
D. Túi phức tạp.
E. Ống – túi.
29. Tuyến mồ hôi là tuyến kiểu:
A. Túi đơn.
B. Túi phức tạp.
C. Ống đơn thẳng.
D. Ống – túi.
E. Tất cả đều sai.
30. Tuyến ống – túi có thể gặp ở:
A. Tuyến bã.
B. Tuyến kẽ.
C. Tuyến tiền liệt.
D. Tuyến vú.
E. Tất cả đều sai.
31. Tuyến túi kiểu chùm nho có thể gặp ở:
A. Tuyến tiền liệt.
B. Tuyến vú.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến kẽ.
E. Tuyến đáy vị.
32. Loại siêu sợi trong vùng thể liên kết là;
A. Siêu ống.
B. Siêu sợi.
C. Siêu sợi trung gian.
D. Siêu sợi actin.
E. Siêu sợi myosin.
33. Ở biểu mô trụ giả tầng:
A. Tất cả nhân nằm cùng hang.
B. Tất cả tế bào đều có cực ngọn tiếp xúc long ống.
C. Tất cả tế bào đều tựa trên màng đáy.
D. Tất cả tế bào đều có nguồn gốc ngoại bì phôi.
E. Tất cả đều đúng.
--------------------------------------------------------------------
Mình chỉ mới gõ được chừng này, một quyển sách dày mấy trăm trang cũng cần phải có thời gian chứ, đúng không? Lần sau mình sẽ đưa đáp án