Câu hỏi trắc nghiệm Động Vật

Câu 15:
a) Người bị viêm loét dạ dày đã được chữa bệnh bằng cách cắt bỏ một phần dạ dày thì người ta thấy họ bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, hay chóng mặt. Giải thích?
b) Có người cho rằng viêm loét dạ dày với tác nhân là vi khuẩn Helicobacter pylori thì do vi khuẩn đã tiết ra axit gây viêm loét. Điều này đúng hay sai? Giải thích?
Câu 16:
Thận thực hiện những chức năng nào trong cơ thể? Khi lượng đường trong máu quá mức cho phép, vượt quá khả năng tái hấp thu của thận thì bị thận lọc thải ra ngoài cùng nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường có phải do thiếu insulin hay không? :mrgreen:
Câu 15:
a) Khi bị cắt bỏ một phần dạ dày thì cơ thể sẽ thiếu đi yếu tố nọi tại trong thành phần của dịch vị, làm cho quá trình hấp thu Vitamin B12. Cơ thể thiếu vitamin B12 là nguyên nhân của thiếu máu ác tính.
b) Vi khuẩn tiết ra acid gây viêm loét dạ dày là sai vì khi thâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này chỉ phá huỷ lớp chất nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Trong khi lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị chất acid và các men tấn công. Nếu chỗ nào bị hư hại nặng thì sự tấn công sẽ tiếp diễn và gây ra hiện tượng loét.
Câu 16:
Chức năng của thận:
- Loại bỏ các chất độc hại trong máu
-Điều tiết lượng nước trong cơ thể
-Kiểm soát huyết áp: Enzyme Renin. Khi huyết áp giảm, thận không nhận đủ máu, Renin sẽ được phóng thích, làm cho các mạch máu thu nhỏ lại; khi mạch máu khít lại thì huyết áp sẽ tăng lên.
-Tạo hồng cầu: Thận sản sinh ra erythropoietin, là tín hiệu để tuỷ tạo ra hồng cầu
-Cân bằng lượng Axit và các khoáng chất: Thận giúp cần bằng lượng axit và các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm muối Natri, canxi, Kali và Magie trong máu.
 
Cách thức sử dụng đường trong cơ thể

Khi chúng ta ăn hay uống những loại thực phẩm có chất bột, và chất đường nhiều như các loại khoai tây, bột bắp, bột mì, các thứ bột được biến chế thành thức ăn sẵn tại các tiệm Fast Food (McDonald, Burger King, Wendy, KFC...) hay nói chung là các loại thực phẩm có nhiều đường, thì các loại thực phẩm này được cấu thành trên căn bản hợp chất hóa học gọi là "carbon hydrate". Carbon hydrate này vào đến gan sẽ được chế biến và được trữ thành dạng "glycogen". Khi vào máu các loại glycogen này sẽ biến thành đường "glucose" và được một loại "hormone" đặc biệt là "insulin" vận chuyển đến phân phối cho tất cả các tế bào trong cơ thể.

Trong khuôn khổ bài này, chúng ta nên định nghĩa nôm na như sau: <Ppancreas=lá lách hay tụy tạng là một cơ phận nằm dưới dạ dầy chuyển sản xuất nhiều hormone trong đó có chất insulin.

insulin =xe vận tải
là chất do lá lách tiết ra để chở chất đường đến tế bào.

portals =phu khuân vác
là để đón nhận và khuân chất đường vào tế bào.

glucose=chất đường là một hợp chất mà các chất bột và đường từ ngoài đưa vào được chế tạo thành và được dùng như hơi đốt để tạo năng lực cho cơ thể.

stroke=đột quỵ là một trạng thái óc ngưng hoạt động vì mạch máu ở óc bị bể hoặc bị chặn lại không luân chuyển máu lên óc được.

<>=trụy tim là một trạng thái tim yếu, hay khó thở vì mách máu dẫn máu về tim bị nghẹt.

insulin resistance=kháng insulin
là một trạng thái tế bào có dư thừa insulin nên không nhận thêm được nữa.

Người bị bệnh tiểu đường loại 1

Thành phần bệnh nhân loại 1 là thành phần cao niên. Những người bị bệnh loại 1 thì vì một lý do nào đó khiến lá lách không sản xuất xe vận tải nữa nữa. Số lượng đường trong máu cứ dồn đống vì không có xe vận tải nên không chuyển đến tế bào được. Bệnh nhân loại 1 này như những xe hơi bị ngộp xăng không đề máy được.

Ngộp đường còn tệ hại hơn là các phần tử đường cứ va chạm vào thành mạch máu làm ra tình trạng áp xuất cao cho đến lúc bể mạch máu ở nơi chân hay mắt. Chân thì bị ung thối phải cắt đi, còn mắt thì bị mờ đi đến khi không thấy gì nữa thì bị mù lòa. Còn nếu mạch máu trong não bị bể thì gây nên đột quỵ đưa đến cái chết nhanh chóng.

Rồi còn tệ hại hơn khi thận bị chất đường tấn công. Quả thận không có nhiệm vụ lọc đường, nó chỉ chuyên lọc các thứ dơ để tống ra ngoài theo đường tiểu, nay gặp phải số lượng đường quá nhiều nên nó phải cần rất nhiều nước để lọc và đưa số đường dư thừa ra ngoài. Vậy nếu mà tự nhiên ta khát nước quá, cứ tu từng chai thì coi chừng đó cũng là một triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1. Bị đường tấn công nhiều quá thì thận sẽ bị hư, hết hoạt động thì lúc đó chỉ còn cách nhờ ân nhân ban tặng quả thận mới để thay mà thôi.

Người bị bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh nhân loại 2 đến với tất cả mọi lứa tuổi, không phải vì bẩm sinh mà họ thiếu xe vận tải - insulin, mà ngược lại, lại thừa insulin nữa kìa. Nhưng vì cơ thể họ đã ăn nhiều chất đường quá rồi, mà lại không hoạt động để thiêu đốt đi, nên tế bào không còn chỗ nào chứa nữa và ra lệnh cho phu khuân vác - portals ngưng nhận thêm đường. Xe vận tải bèn phải trả lại đường vào máu. Các bác sĩ chuyên khoa gọi là tình trạng "chê xe vận tải - insulin" của tế bào.

Sự đề kháng này duy trì đến nỗi lá lách không thèm tiết ra insulin nữa. Rồi khi máu có quá nhiều đường thì sẽ trờ thành bệnh nhân loại 1. Nếu có thêm bệnh áp xuất cao thì rất dễ bị trụy tim - heart attack rất nguy hiểm. Nếu bị cả hai thứ này thì bệnh nhân phải kiêng cữ cả muối lẫn đường.
 
15) a) Thieu yeu to noi tai
b) Vi khuan tiet NH4+ lam tang pH-> tuyen da day tang cuong tiet HCL gay viem loet (nói cách khác là chính mình hại mình)
Câu 16 còn phần B nữa mà :mrgreen:
hihi cho mình chú thích thêm nha:vk tiết ra NH4+ làm tăng pH là chưa hoàn toàn đúng đâu vì NH4+ mang tíng axit mà rõ hơn phải là NH3 mang tíng bazo.Vk tiết ra enzim phân giải urê thành NH4+(theo SGK) bạn nghĩ sao?:cool::cool:
 
lại cho em hỏi nha glucozo,fructozo và galactozo khác nhau như thế nào(chúng đều là hecxozo đường 6C).Mà glucozo lại hay dc sử dụng cho các hoạt động sống hơn hai thứ còn lại?:welcome::welcome:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top