Hỏi về điện di DNA

Matna

Senior Member
Trong kĩ thuật điện di DNA bằng gel agarose, người ta thường sữ dụng đệm TAE, TBE(Tris Bonic acid),SB(Sodium Borate). Cho em hỏi những đệm này có tác dụng j?
Sau khi điện di xong, muốn lấy lấy DNA cần thiết thì phải làm như thế nào? (VD: Điện di ra 3 băng: 100b, 300b và 500b; muốn lấy DNA ở 500b đi nghiên cứu thì phải làm sao)?
Mong ai biết trả lời gấp gấp, gần kiểm tra rồi, hix
 
Trong kĩ thuật điện di DNA bằng gel agarose, người ta thường sữ dụng đệm TAE, TBE(Tris Bonic acid),SB(Sodium Borate). Cho em hỏi những đệm này có tác dụng j?
Sau khi điện di xong, muốn lấy lấy DNA cần thiết thì phải làm như thế nào? (VD: Điện di ra 3 băng: 100b, 300b và 500b; muốn lấy DNA ở 500b đi nghiên cứu thì phải làm sao)?
Mong ai biết trả lời gấp gấp, gần kiểm tra rồi, hix

- muốn lấy DNA ra thì cắt đoạn Gel co chứa band minh cần rồi dùng Kit DNA purification tách DNA, và làm theo hướng dẫn của nhà sx Kit
- muốn biết hết chính xác tác dụng của dịch đệm thì cần tìm tại liệu đọc nói cho chính xác. nhưng ai cũng biết tác dụng chính đó là..nó dẫn diện để thực hiện điện di:nhannho:
 
Hix, tớ không có tài liệu nên mới hỏi. Ai có thì cho tớ xin nha (tài liệu tiếng Việt, tại tớ chưa học tiếng Anh chuyên ngành nên không đọc được tài liệu tiếng Anh).
Với lại cho tớ hỏi hình như đệm TBE cũng có tác dụng gì đó trong việc thu lại DNA phải ko ạ?
 
Trong điện di DNA thường sử dụng 2 loại đệm đó là TBE và TAE. Đệm TBE dùng trong phân tách các phân tử DNA có kích thước lớn còn đệm TAE thường dùng để phân tách cá DNA có kích thước nhỏ, nhưng trong trường hợp cần làm sạch DNA thì phải dùng đệm TAE vì đệm TBE có chứa bỏic acid làm ảnh hưởng đến quá trình làm sạch DNA sau này.
Còn đây là cuốn Molecular cloning
http://rapidshare.com/files/154845608/Molecular_Cloning.rar
Chúc bạn thành công!
 
Hix, tớ đọc tài liệu tiếng Anh không được. Bạn nói rõ hơn tại sao phải dùng TAE và TBE được không?
 
Mình nói qua về điện di nhé:

Điện di là một kĩ thuật được ng dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là sinh học phân tử để tách các hạt tích điện như là ADN, ARN, protein...
DNA tích điện âm, khi đặt chúng trong một điện trường thí các phần tử tích điện này sẽ di chuyển từ cực âm sang cực dương. Khi tiến hành điện di trên bản gel (gel agarose hoặc là gel polyacrylamid), các phần tử này sẽ dịch chuyển qua các lỗ gel để đến cực dương. Các hạt có kích thước nhỏ dễ dàng di chuyển qua các lỗ gel, các hạt có kích thước lớn thì di chuyển chậm hơn. Chính vì vậy mà có thể phân tách các hạt tích điện này theo kích thước bằng cách điện di trên gel.
Thường ta dùng hai loại gel là gel agarose và gel polyacrylamid:
Gel agarose cho phép phân tách các phân tử ADN sợi đôi có kích thước từ 100 đến 10000 bp.
Gel polyacrylamid cho phép phân tách các phân tử ADN sợi đơn có kích thước nhỏ dưới 500 nucleotid và còn có thể tách riêng từng phân tử ADN có kích thước khác nhau một nucleotid.
Tùy theo kích thước đối tượng ADN muốn tách mà ta có thể pha gel với các nồng độ khác nhau.
Trong điện di ADN thường sử dụng hai loại đệm đó là đệm TBE và đệm TAE. Trong trường hợp cần làm sạch ADN thì phải dùng đệm TAE vì đệm TBE có chứa boric acid làm ảnh hưởng đến qúa trình làm sạch sau này......

Vậy tác dụng chính của đệm là dẫn điện để thực hiện điện di và để bít rõ thêm nữa thì bạn chịu khó đọc cuốn Molecular cloning:dance:

 
Hix, điện di và quá trình điện di trên gel agarose thì tớ biết và hiểu rồi. Chỉ muốn hỏi vai trò của TBE hoặc TAE thôi. Nếu tác dụng chính của đệm là đễ dẫn điện thì tại sao ko dùng hóa chất khác mà lại dùng TBE,TAE?. Với lại đọc được cuốn kia thì tớ đã không hỏi, huhu :cry:
 
Nói ngắn gọn như thế này nhé

Một số đệm điện di thích hợp cho DNA sợi đôi thường được dùng là TAE, TBE và TBE. Khi điện di các đoạn DNA sẽ dịch chuyển với các tốc độ hơi khác nhau một chút trong ba loại đệm trên do sự khác nhau về cường lực ion của đệm.
Đệm không những thiết lập một giá trị pH, mà còn cung cấp các ion để hỗ trợ cho độ dẫn (conductivity). Nếu chúng ta dùng nước thay vì là đệm trong quá trình điện di, thì sẽ không có sự dịch chuyển cần thiết của DNA trong gel. Ngược lại, nếu sử dụng đệm nồng độ đậm đặc (ví dụ: dung dịch stock ×10), thì nhiệt độ trong gel có thể tăng cao và làm nóng chảy nó.

Good luck!​
 
Hix, điện di và quá trình điện di trên gel agarose thì tớ biết và hiểu rồi. Chỉ muốn hỏi vai trò của TBE hoặc TAE thôi. Nếu tác dụng chính của đệm là đễ dẫn điện thì tại sao ko dùng hóa chất khác mà lại dùng TBE,TAE?. Với lại đọc được cuốn kia thì tớ đã không hỏi, huhu :cry:

Các dung dịch đệm nói chung có tác dụng duy trì một pH nhất định. Trong trường hợp này, Tris sẽ duy trì pH hơi kiềm sẽ làm cho ADN tan tốt hơn trong dung dịch. EDTA có tác dụng gắp các ion hóa trị 2, như ion Mg, mà những ion này liên quan đến hoạt tính của một số enzym trong đó có enzym phân hủy ADN (nuclease). Khi ion Mg bị EDTA gắp đi thì nhưng enzym này bị bất hoạt và không phân hủy ADN mà chúng ta phân tích. Các ion hóa trị 2 cũng liên quan đến hoạt tính của các enzym khác như: enzym giới hạn hay DNA polymerase nên nồng độ của EDTA được giữ ở nồng độ thấp để không ảnh hưởng lớn đến các phân tích tiếp theo sử dụng ADN mà chúng ta điện di. Axit boric trong TBE hay axit axetic trong TAE là các axit yếu, nó là một bộ phận (cùng với một chất base, mà trong trường hợp này là Tris) không thể thiếu để tạo thành bất cứ một hệ đệm nào.
Tài liệu tham khảo: 1, 2
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,344
Messages
72,257
Members
56,619
Latest member
wellhealthorganics
Back
Top