Thuốc trừ sâu từ virus

le phu cuong

Junior Member
Em sắp làm bài thuyết trình về thuốc trừ sâu từ virus( lop 10)
em muốn có thêm 1 số kiến thức về việc này và 1 số hình ãnh
mong các anh giúp đỡ! (y)
 
Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
Do các loại hóa chất BVTV truyền thống gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta, đang chuyển dần sang nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

Dựa vào các kết quả điều tra thiên nhiên, lợi dụng các vi sinh vật có ích như các loài ký sinh thiên địch tự nhiên và cao hơn nữa là nhân nhanh một số nguồn vi sinh vật để sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm, côn trùng, vi khuẩn (Bt), virus (NPV, GV), tuyến trùng, các nấm đối kháng, các xạ khuẩn nhằm dần dần thay thế các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, trong các chương trình hợp tác với nước ngoài, cho đến nay Viện BVTV phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài ngành tiến hành nghiên cứu, sản xuất và đưa ra ứng dụng thành công một số công nghệ SX thuốc trừ sâu sinh học như:

- Công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở tạo bào tử mang tính độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu đo, sâu khoang hại rau và các cây hoa màu.

- Công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm nấm gây hại côn trùng như nấm trắng Beauveria bassiana, nấm xanh Metathizium anisopliae, Metathizium flavoviridae trừ sâu róm thông, rầy nâu hại lúa, sâu đo hại đay, châu chấu hại ngô, mía. Nấm Trichoderma và một số xạ khuẩn trừ bệnh hại cây trồng như bệnh héo rũ lạc, bệnh sọc vằn hại ngô, lúa.

- Công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm virus trừ sâu xanh hại bông, virus trừ sâu tơ, sâu khoang hại rau, virus trừ sâu keo da láng, virus trừ sâu xanh hại đay và virus trừ sâu róm hại thông rừng...

Về ưu điểm: Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc hại cho người và gia súc, không nhiễm bẩn môi trường, ít thấy khả năng kháng thuốc của sâu hại; không ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản, đất trồng và không khí trong môi trường (do không để lại dư lượng); không làm hại thiên địch và những vi sinh vật có lợi với con người; nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng thường kéo dài vì chúng không chỉ tiêu diệt trực tiếp lứa sâu đang phá hoại mà chúng còn có thể lan truyền cho thế hệ tiếp theo.

Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học cũng có nhiều nhược điểm như: tác động chậm hơn thuốc hóa học, phổ tác dụng hẹp; một vài loại thuốc bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên hạn chế đến kết quả. Công nghệ SX phức tạp, thủ công nên giá thành thường cao hơn thuốc trừ sâu hóa học nhập nội nên nông dân ít sử dụng. Tùy theo từng nguồn vi sinh vật hữu ích mà công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có các công đoạn khác nhau: đơn giản hay phức tạp, thủ công hay công nghiệp, qui mô nhỏ hay sản xuất lớn, v.v…

Theo yêu cầu của bạn chúng tôi nêu tóm tắt “Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh Bacillus thuringiensis theo phương pháp lên men chìm” của Viện Công nghệ thực phẩm như sau: Giống ống thạch--->Nhân giống cấp 1 (bình tam giác, môi trường, không khí vô trùng)---> Nhân giống cấp 2 (nồi lên men 500 lít)--->Lên men (nồi 5.000 lít)--->Phối chế (chất phụ gia + chất bảo quản)--->Đóng chai.

Theo PGS.TS. Ngô Đình Bính, Viện Công nghệ sinh học (Viện KH-CN Việt Nam), mỗi một gen cho ra một protein độc tố có khả năng tiêu diệt một loại sâu nhất định. Do vậy, để SX được chế phẩm trừ được nhiều loại sâu các nhà khoa học đã cấy chuyển để đưa chúng vào một chủng Bt. Chủng giống này được cấy vào bình lên men, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28-300C) sau khoảng 52-54 giờ sẽ cho dịch thể chứa các tinh thể protein độc tố. Chỉ cần thêm chất bám dính, chất chống tia tử ngoại và chất tạo sức căng bề mặt vào dịch thể là có thể đem phun ngay. Nếu muốn tạo chế phẩm dạng bột thì đem li tâm, sấy phun rồi bổ sung thêm các chất đã nêu và chất bảo quản.
NGUYÊN KHÊ

[B]Theo BAONONGNGHIEPVN[/B]
Không bít có giúp được gì cho bạn không !
 
Thuốc trừ sâu sinh học.
Thuốc trừ sâu vi sinh chỉ mới được đưa vào nước ta đầu những năm 1970 với số lượng rất ít. Nếu tình hình về doanh số chế phẩm sinh học phòng dịch trên thế giới chưa vượt quá 1% doanh số thuốc phòng dịch thì ở nước ta tỷ lệ đó còn thấp hơn nhiều.

cadaide.jpg


Nhiều nghiên cứu trong nước về các tác nhân sinh học phòng trừ sâu hại đã có những thành tựu, song việc triển khai ra sản xuất lại rất chậm chạp. Hiện nay, có nhiều nơi đang sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh, chủ yếu là B.T., với quy mô thí điểm. Một vài nơi đã sản xuất thuốc virus N.P.V, như Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố. Còn lại, các tác nhân trừ sâu từ vi khuẩn thuộc giống Serratia, các vi nấm, các virus C.P.V, G.V, trùng bào tử Nosema, tuyến trùng Stelnennema ... rất có hiệu quả, nhưng chưa được quan tâm.

Trước tình hình thuốc phòng dịch hóa học được sử dụng quá rộng rãi, để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho con người và môi trường, các nước tiên tiến đều muốn đầu tư phát triển thuốc phòng dịch sinh học, nhưng tốc độ vẫn chậm chạp là do đâu? Chỉ xem xét ở nước ta thì cách lý giải cũng không có gì khác lắm, có thể tóm lược mấy nguyên nhân sau:

1. Về công việc nghiên cứu triển khai:


Chúng ta còn rất thiếu điều kiện, phương tiện để nghiên cứu; ít người đi sâu vào lĩnh vực này, họa chăng chỉ đi theo hướng chuyển một số gen đã được ly trích sẵn vào một vài loại cây trồng để trừ sâu hại. Hiển nhiên là nhà nước đưa công nghệ sinh học vào các chương trình rất lớn cũng nhằm phát triển nông nghiệp đang lạc hậu. Song đằng sau các chủ trương ấy là "khó khăn" về tài chính, dẫn đến các hệ quả nêu trên.

2. Công nghệ vi sinh của chúng ta hết sức lạc hậu:


Chỉ mới có một nhà máy liên doanh với Đồng Lô (Trung Quốc) làm thuốc trừ bệnh Validamycine; một nhà máy liên doanh với Nga làm được thuốc nước và thuốc diệt chuột ở Cần Thơ chỉ mới bắt đầu. Họa chăng chỉ có ngành vệ sinh dịch tễ mới có được một vài xưởng sản xuất vaccin vi khuẩn đồng bộ nhờ viện trợ. Vả lại, quy mô cũng nhỏ, không thể xem như kiểu mẫu để sản xuất thuốc phòng dịch.


3. Những trở ngại về công tác giống:

Chỉ nói riêng ở Mỹ, Pháp thì nhà nước đầu tư cho họ nhiều trung tâm chọn tạo, giữ giống. Riêng B.T. có hàng ngàn chủng giống cho từng kiểu huyết thanh học.
Hệ thống giống quốc gia của họ rất tốt, từ khâu kiểm định, tàng trữ cho đến nghiên cứu phát triển, thu thập lai tạo ... cho phù hợp với công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến và đáp ứng nhu cầu hiệu quả của người sử dụng. Còn chúng ta thì mới sơ khai, còn lâu mới có hệ thống ấy.


4. Hệ thống phân phối sản phẩm:


Nếu đi liền với việc dùng các chế phẩm sinh học là hàng loạt các chương trình nghiên cứu khác như bảo vệ môi sinh, phát triển nông nghiệp sinh thái hướng đến các sản phẩm sạch ... thì các sản phẩm sinh học mới phát huy hiệu quả cao. Đằng này, chúng ta liên tục quảng bá thuốc hóa học trên mọi phương tiện, du nhập qua mọi con đường với các biện pháp cấm hoặc hạn chế sử dụng ít hiệu quả, thì các chế phẩm sinh học không có môi trường để chen chân.


5. Người sử dụng:

Có lẽ đây là yếu tố quan trọng nhất vì phần lớn thuốc sinh học tác dụng chậm, dùng phòng có hiệu quả hơn dùng để trừ, mà kiến thức của nông dân về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống còn hết sức thấp.
Người nông dân mong muốn có hiệu quả tức thời để giảm mức thiệt hại cho mùa màng và cách sử dụng phải thuận tiện, có khi tùy tiện, không cần hiểu biết nhiều.

machen.jpg


ImageTrong lúc đó, chế phẩm sinh học thường có tính đặc hiệu, phối hợp, tác dụng chậm và chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh nắng, lượng nước tưới, nước mưa, nhiệt độ ... lại được sản xuất ra dưới các dạng bột, khó cân lường ngoài đồng; thời gian bảo quản lại ngắn, thường 1-2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô...

Có lẽ chỉ chừng ấy yếu tố đã là đủ, nếu không nói thêm một nguyên nhân hạn chế nữa là giá quá cao. Có loại thuốc B.T. giá tới hơn 700.000 đ/kg. Các loại thuốc virus thì cực đắt do phải nuôi thủ công, gây nhiễm trên sâu vật chủ rồi mới ly trích chế biến.
Trong thực tiễn sản xuất, nông dân khi phải dùng tới thuốc sinh học coi như đã cùng đường, tức là chỉ dùng với các loài sâu hại đã kháng các loại thuốc hóa học.

Trong khi đó, nhiều nỗ lực để nghiên cứu - sản xuất ra các chế phẩm phù hợp với sản xuất nông nghiệp còn rời rạc. Có thể nêu ra đây một vài thành tựu như hệ thống cơ quan khoa học ở Đà Lạt đã làm được B.T. dạng bột không cần các tháp sấy đắt tiền sau khi hoàn chỉnh việc nuôi cấy trên fermentor. Một số sản phẩm của họ, dưới dạng sản xuất thử, có phổ phòng trừ sâu hại khá rộng và hiệu quả với thời gian gây chết không kém thuốc hóa học.

Việc nghiên cứu các loại solex làm chất mang (carrier) đi từ các vật liệu hydrogel, đất nhân tạo ... đã giúp cho việc sản xuất thuốc được thuận tiện và giá thành thấp.

Kế thừa những kết quả ấy và một số nghiên cứu mới, trong năm qua, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Trung tâm nông lâm ngư Trường đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh được phép sản xuất thử thuốc Composita, cộng hợp tác dụng của virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh và cả synomone, để trừ sâu kháng thuốc, kết quả rất tốt.
Ở đây có vấn đề là phải bán thuốc ra với giá rẻ để nông dân thích dùng và hình thành thói quen sử dụng, bớt dần lượng thuốc hóa học và được lợi về nhiều mặt.

Như vậy, cũng cần có sự hỗ trợ của bản thân Trung tâm, nhà trường và các cơ quan hữu trách để giúp giảm giá thành sản phẩm và tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như nghiên cứu - phát triển.
Trong thời gian trước mắt, một vấn đề khá hấp dẫn là làm thuốc sinh học để trừ sâu hại lúa, bắp.
Những nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy dùng thuốc Composita cho lúa đã giảm thấp tỷ lệ sâu đục thân, sâu cắn lá, cắn gié ... và tránh bị cháy rầy với chi phí chỉ có khoảng 25.000 đồng cho một công ruộng (rẻ bằng 1/4 so với thuốc hóa học) và có thể còn thấp hơn nữa.

Với loại thuốc này, mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, nuôi tôm mới có thể bảo đảm vì có tháo kiệt nước để trừ sâu rầy xong mới đắp nước lại cũng gây ra những hậu quả xấu cho tôm, cá.

Tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), Viện sinh học nhiệt đới đã đưa Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp ABC vào sản xuất thuốc trừ sâu virus và ong mắt đỏ, mở ra một triển vọng khác cho thuốc trừ sâu sinh học phía Nam và cho cả nước.

Cần tránh lạm dụng thuốc trừ sâu.

Để bảo vệ cây trồng chống lại các tác hại do sâu rầy gây ra, chúng ta phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như dùng giống kháng sâu rầy, thâm canh cây trồng vệ sinh đồng ruộng, bố trí theo vụ thích hợp, sử dụng hợp lý v.v... Kể cả các biện pháp dùng thuốc trừ sâu (TTS) trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, vì biện pháp dùng thuốc trừ sâu có thấy tác dụng tức thời nhanh chóng, nên từ lâu, bà con thường chỉ chú trọng biện pháp dùng thuốc mà ít áp dụng các biện pháp tổng hợp khác, dẫn đến việc lạm dụng thuốc trừ sâu nghĩa là TTS quá nhiều kể cả trong những trường hợp không nên dùng và không cần thiết. Việc lạm dụng TTS sẽ dẫn đến những tai hại về nhiều mặt mà hậu quả xấu khó có thể lường hết được.

Hậu quả trước hết là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trực tiếp dùng thuốc chính là bà con nông dân, nhất là trong những trường hợp không có dụng cụ phòng độc đầy đủ. Ngoài ra, thuốc trừ sâu khi sử dụng nhiều trên đồng ruộng thì đất, nước và cả không khí đều bị ô nhiễm, làm cho các sinh vật trong tự nhiên như tôm cá, muông thú, chim chóc đều bị hại, làm giảm thấp các nguồn lợi thiên nhiên hoặc tạo ra những thay đổi xấu trong cân bằng sinh thái. Hơn nữa, các nguồn thuốc trừ sâu này, nhiễm vào các loài sinh vật, sẽ đi vào dây chuyền thức ăn vào cơ thể của con người. Ngoài ra, các nông sản được sử dụng quá nhiều TTS cũng bị ô nhiễm và để lại dư lượng TTS trên nông sản đó, con người ăn vào sẽ bị ngộ độc cấp tính hoặc tích lũy lại trong cơ thể làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Những tai hại gây ra bởi TTS nêu trên thật dễ hiểu, nhưng lâu nay chúng ta ít quan tâm.

Có một tai hại khác của TTS mà chúng ta ít ai biết đến, đó là càng dùng nhiều TTS, nhất là dùng không đúng thì sâu rầy càng phát triển nhiều hơn và càng gây ra thiệt hại nặng nề hơn cho mùa màng. Điều này mới nghe qua tưởng như vô lý, nhưng đó là sự thật, vì đồng ruộng không phải chỉ có các loại sâu rầy phá hại cây trồng mà còn có rất nhiều loại côn trùng và nhện có lợi:

Chúng giết hại các loại sâu rầy bằng cách ăn thịt và ký sinh lên cơ thể của sâu rầy.

Ví dụ: Loài nhện ăn thịt các loại bọ rùa, các loài chuồn chuồn, bọ xít ăn thịt các loài bò sát... Nhiều loài ong ký sinh trên trứng hoặc cơ thể của sâu rầy. Các loài sinh vật có lợi nói trên được gọi là các thiên địch. Chúng rất phong phú về chủng loại và đông đúc về số lượng. Chúng có mặt thường xuyên trên đồng ruộng. Chính nhờ các loại thiên địch này kiềm hãm sự phát triển của sâu rầy mà sâu rầy không phát triển nhanh chóng được và tạo được thế cân bằng tương đối bền vững trên đồng ruộng. Nhưng nếu chúng ta phun TTS quá nhiều thì các thiên địch bị giết chết, sau đó các sâu rầy còn sống sót hoặc từ nơi khác di chuyển đến không có lực lượng kiềm hãm sẽ dễ dàng phát triển nhanh chóng và gây hại cây trồng. Các nhà khoa học đã xác định là những trận dịch sâu rầy xảy ra trong thời gian trước đây là hậu quả của việc dùng thuốc trừ sâu quá nhiều trước đó. Chính vì vậy mà ta có thể khẳng định là càng dùng TTS nhiều thì sâu rầy càng nhiều. Trong vấn đề này, chúng ta thấy một cái vòng luẩn quẩn, đó là: càng dùng TTS nhiều thì sâu rầy càng phát triển nhiều, mà sâu rầy nhiều thì bà con lại càng dùng TTS nhiều hơn và dẫn đến sâu rầy phát triển nhiều hơn nữa...và cứ như vậy mãi. Rốt cuộc môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm, sức khỏe con người càng ngày càng bị ảnh hưởng xấu, hệ sinh thái càng ngày càng bị đảo lộn,... và mùa màng càng ngày càng bị thất thu do các trận dịch sâu rầy xảy ra.

Ngoài ra còn một tai hại nữa là nếu dùng quá nhiều thuốc trừ sâu thì mau dẫn đến tình trạng sâu mau lờn thuốc, đến khi thật sự cần dùng thuốc trừ sâu thì hiệu quả không đạt được.

Trên đây chúng ta đã thấy được những tai hại gây ra bởi việc lạm dụng TTS. Vậy làm thế nào để tránh được những tai hại đó. Câu trả lời là phải biết sử dụng TTS một cách khôn khéo dựa vào những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất là không phun thuốc phòng ngừa theo kiểu phòng ngừa hay định kỳ. Bà con thường phun thuốc phòng ngừa, phun thuốc định kỳ 7 - 10 ngày/một lần với quan niệm là thà tốn kém nhưng an tâm. Thực ra đây là việc dùng thuốc rất sai lầm và rất tai hại vì đã vô tình tiêu diệt các loài thiên địch, đến khi có sâu rầy xuất hiện trở lại thì vì không có các thiên địch kiềm hãm nên sâu rầy dễ dàng phát triển nhanh chóng thành địch. Như vậy, việc phun thuốc phòng ngừa hay định kỳ không phải chỉ gây tốn kém mà còn tai hại khác mà làm cho sâu rầy dễ dàng phát triển thành dịch.

- Thứ hai là không sử dụng thuốc khi chưa thật cần thiết. Một số bà con vì quá lo sợ bị sâu rầy làm thất thu đồng ruộng của mình nên khi chỉ mới thấy một ít sâu rầy xuất hiện đã vội vã mua thuốc về phun trừ với ý nghĩ là nên ngăn chặn từ đầu, nếu không thì sâu rầy phát triển nhiều sẽ khó trị. Đây cũng là một quan niệm không đúng bởi lẽ trong đồng ruộng cũng có nhiều thiên địch giúp bà con làm công tác đó. Thật ra nếu trong ruộng có lượng sâu rầy tương đối thấp vẫn có lợi hơn là không có con sâu rầy nào. Lý do là có sâu rầy trong đồng ruộng thì các thiên địch mới có thức ăn, ký chủ để chúng sinh sống duy trì mật số thường xuyên đủ để đối phó và kiềm hãm sâu rầy phát sinh tại chỗ hay di chuyển từ nơi khác đến.

Ngoài ra, chúng ta cũng biết được là các loài cây trồng khi bị các loài sâu ăn mất một phần cành lá thì lập tức cây sẽ ra lá hoặc cành mới để bù đắp lại những mất mát đó, nhất là trong thời kỳ đầu của cây trồng nếu có đầy đủ điều kiện để chăm sóc. Do vậy, bà con không nên nóng lòng phun thuốc vì thấy cành lá bị thiệt hại do sâu ăn mà hãy tạo điều kiện tốt cho cây phục hồi trở lại, như thế năng suất cuối cùng sẽ không giảm mà tránh được những hậu quả xấu do việc sử dụng TTS gây ra như đã đề cập trên đây. Để kiểm chứng cho việc này, bà con nên dành ra vài ba trăm mét vuông ruộng không phun thuốc trong thời kỳ đầu của mùa vụ để so sánh với phần còn lại vẫn phun thuốc bình thường như trước kia. Kết quả sẽ làm cho bà con vững tin hơn.

Vậy khi nào ta mới sử dụng TTS? Chúng ta chỉ sử dụng TTS khi nào mà sâu rầy xuất hiện với mật số quá cao và liên tục gia tăng hoặc không giảm sau nhiều ngày theo dõi chứng tỏ lực lượng thiên địch không đủ sức kiềm hãm thì bà con mới dùng đến TTS nếu không còn biện pháp nào khác. Tuy nhiên nếu lượng định được mức thất thu nếu không dùng TTS chỉ ngang bằng với chi phí bỏ ra để dùng thuốc thì cũng không nên dùng thuốc vì việc dùng thuốc ngoài tốn kém công của còn tạo ra nhiều tai hại khác như đã trình bày ở trên.

- Thứ ba là không nên dùng các loại thuốc quá độc và chậm phân hủy, nhất là trên các loại cây trồng mà sản phẩm thường được ăn ngay sau khi thu hoạch như các loại rau, trái cây. Các loài thuốc quá độc thường dễ gây ngộ độc cho người ăn các loại nông sản có phun các loại thuốc đó. Các loại thuốc chậm phân hủy ngoài việc lưu tồn dư lượng độc hại trên nông sản có sử dụng thuốc mà còn lưu tồn trong môi trường lâu dài tạo ô nhiễm trầm trọng cho môi trường sống của con người và các sinh vật khác. Chính vì lý do trên mà Nhà nước đã cấm sử dụng một số TTS quá độc hoặc quá chậm phân hủy. Các loại thuốc cấm đó gồm các loại thuốc thuộc nhóm Clor hữu cơ như DDT, BHC, Linđan... Thuốc hóa hữu cơ như Metylparathion và một số tên thuốc khác hiện không còn trên thị trường nữa. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng quá độc và chậm phân huỷ nhưng vẫn còn phải dùng vì nhu cầu cho sản xuất được Nhà nước đưa vào sử dụng, trong số đó có các loại thuốc mà bà con thường quen dùng lâu nay như Monitor, Azodrin, Furađan, Thiodan, Dimecron, DDVP... Hoặc các thuốc có tên thương mại khác nhưng có chứa cùng một loại hoạt chất như các thuốc trên. Đối với các loại thuốc này, khi dùng phải hết sức cân nhắc, cẩn thận và cần phải có các phương tiện phòng độc đầy đủ. Ngoài ra các thuốc rầy theo quy định của Nhà nước không được dùng trên cây rau vì cây rau thường dùng ăn ngay sau khi thu hoạch nên dễ gây ngộ độc.

Tóm lại, TTS là một loại thuốc độc có thể gây ra nhiều mối nguy hại về nhiều mặt do đó không thể lạm dụng. Muốn bảo vệ cây trồng, hạn chế thiệt hại do sâu rầy gây ra, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp khác. Bà con cần xem TTS như là một phương tiện bất đắc dĩ mới dùng đến khi thật sự cần thiết. Ngoài ra để sử dụng TTS được hữu hiệu và an toàn, bà con cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng TTS. Có như vậy thì việc bảo vệ cây trồng mới được gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.


Nguồn: lamdong.gov
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top