Khóa luận Thử nghiệm dùng hormon đực ở giáp xác thuộc bộ mười chân decapoda để đực hóa hậu ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man

Dương Văn Cường

Administrator
Staff member
Tác giả: Chung Quang Trí
Nguồn: http://www.biology.hcmuns.edu.vn/BM_SLDV/khoaluan.htm

Chung Quang Trí said:
MỞ ĐẦU

Tôm càng xanh có thịt ngon, giá trị xuất khẩu cao, có kích thước lớn nhất trong 100 loài thuộc giống Macrobrachium (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Con tôm càng xanh đóng vai trò rất quan trọng, đối với sự phát triển thuỷ sản ở khu vực nước ngọt. Năm 2005, vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh trên 6.000ha, sản lượng ước đạt 1.400 tấn/năm.Theo ngành thuỷ sản, đến năm 2010, diện tích nuôi tôm càng xanh trong vùng sẽ lên đến 32.000ha, ước sản lượng sẽ đạt khoảng 60.000 tấn. Chính vì vậy, ngày 8 tháng 12 năm 1999. Thủ tướng chính phủ có quyết định số 224/1999/QĐ phê duyệt chương trình phát triển nuôi thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010, phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi thuỷ sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt trên đạt trên 4,5 tỷ USD, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh 32.000 ha, nhu cầu về giống 1,5 – 2 tỷ con và sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn.

Để đạt được mục đích này, giải pháp về giống là khâu đột phá quan trọng và vì thế kỹ thuật sản xuất giống phải càng hoàn thiện, bảo đảm cung cấp giống, không chỉ đạt về số lượng mà cả về chất lượng.

Để chất lượng giống cũng như việc sản xuất tôm được phát triển người ta chú ý đến việc đánh giá chất lượng tôm giống, đặc điểm sinh học giữa tôm đực và tôm cái.Trong đặc điểm sinh học tôm càng xanh, người ta nhận thấy rằng tôm đực có tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với tôm cái cùng lứa.

Tôm đực có thể đạt trọng lượng 450g, trong khi tôm cái nhỏ hơn nhiều chỉ vào khoảng 60g. Hiện nay ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long giá tôm nguyên liệu khoảng 80.000- 90.000 đồng /kg.

Các nhà nghiên cứu Arập Xêut đã so sánh việc nuôi tôm càng xanh toàn đực, nuôi chung đực cái và nuôi toàn cái (Siddiqui et al., 1997). Tôm được nuôi trong bể ximănga mật độ 5 con/m2. Sau 112 ngày nuôi, bể nuôi toàn đực cho năng suất 159g/m2, bể nuôi chung đực cái cho 132g /m2 và bể toàn cái cho năng suất 108g/m2. Tỷ lệ tôm thương phẩm (> 20g) ở bể nuôi toàn đực chiếm 99%, 90% bể chung đực cái, 75% ở bể toàn cái. Ngoài ra ở bể nuôi toàn đực hệ số thức ăn là thấp nhất.

Các vấn đề liên quan đến điều khiển giới tính ở tôm càng xanh luôn là đề tài được nhiều tác giả quan tâm, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng chưa mang lại kết quả khả quan hay chưa phù hợp với thực tế sản xuất, nếu thành công và đưa vào sản xuất đại trà được thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn giúp cải thiện đời sống của nhiều hộ dân.

Hiện nay việc sử dụng hormon để điều khiển sự sinh sản ở cá đã được thực hiện nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn. Nhằm tìm một cách khả thi để đực hoá tôm càng xanh. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm dùng hormon đực ở giáp xác thuộc bộ mười chân Decapoda để đực hoá hậu ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii de Man”
 

Attachments

  • QuangTri.pdf
    476.9 KB · Views: 1,837

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,240
Messages
72,148
Members
56,589
Latest member
woocommercemobileapp
Back
Top