Từ điển chuyên ngành

Tui nghĩ rằng trong phần TACN của Sinh học thì cái khó nhất vẫn là thuật ngữ chuyên môn, hiện tại ở các cửa hàng sách có bán một quyển từ điển TACN Sinh học to như cái gối ( 2 thằng nhóc 1 tuổi bê không cẩn thận có ngày nát chân.... :wink: )tuy nhiên quyển từ điển này cũng mới chỉ giải quyết một phần rất nhỏ trong số vô vàn thuật ngữ CN khác. Theo tui, cách hay nhất là các bạn có những thuật ngữ nào mới hoặc phổ biến trong Sinh học thì post lên đây để chúng ta cùng thảo luận
 
Từ ngữ về khoa học nếu nắm vững sẽ dễ hơn các từ ngữ khác

ông bạn hơi bị quan liêu đây, chắc là có cái đầu hói lắm nhỉ...... :mrgreen:

Đùa chút cho vui thôi chứ thực ra tôi thấy cũng khoai lắm đấy, loại trừmấy cái từ như: trao đổi chất, sao mã, dịch mã thì bà con nào học về sinh học mà chả biết còn thì đụng đến bài báo khoa học thì thuật ngữ nhiều vô kể, đa số khi đọc tài liệu tôi đều kè kè cái thằng Từ điển chuyên nghành bên cạnh để nhỡ thì........... :wink:
 
hik...cố gắng mãi mà vẫn giậm chân tại chỗ . Có bác nào có chương trình gì từ điển tiếng anh chuyên nghành không? cho em mượn phát
hay là có bác nào bíết học tiếng anh chuyên nghành ở đâu ko ạ?
 
SV năm 2-3 mà còn chưa vững E thì hơi bị mệt đấy. ít ra là phải đọc được cái đã, chẳng có lý tro lý trấu gì để nói là ta kô biết E.

01. Túm 1 cuốn sách giáo khoa E nào đó như Cell Biology, MB of the cell hay MB hay đại lọai như thế; nhưng nên là sách GK. Rồi lựa những chương mà mình biết chắc mình đọc sẽ hiểu (vì mình đã học qua tiếng Việt rồi), từ đó cố gắng tập đọc và dịch sang VNese. CHỉ có vài từ mới chuyên ngành. Cấu trúc câu thì giản dị. Mỗi ngày làm nửa trang thôi. Hoặc 2 đọan là được rồi. Tuần đầu tiên thấy oải, tuần thứ 2 thấy mệt, tuần thứ 3 thấy chán, tuần thứ 4 thấy bực nhưng đến tuần thứ 5 sẽ ghiền đấy.

02- Bạn cứ dịch đi rồi thảy phần VNEse của bạn lên đây, tôi và mọi người sẽ giúp bạn gọt giũa nó thành tiếng Việt thuần chủng.

03- Không có nơi nào dạy E chuyên ngành sinh học đâu. Trừ khoa sinh Dh KHTN tp Hồ chí Minh. Bạn siêng thì đến đó học. GV đã hơn 6 năm kinh nghiệm nên giờ dạy khá lắm rồi.
 
Nhoc_nam_1 gửi đến các anh chị , chú bác , thầy cô , các bậc tiền bối trong diễn đàn 1 link Medical Dictionary online free :
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/mplusdictionary.html
Một số lưu ý : Đây là từ điển monolingual nhưng nó có phần pronunciation và sound . Số lượng thuật ngữ chuyên ngành ( Y , Sinh , CNSH , Hóa ... và cả các chuyên ngành khác ) rất nhiều . Từ điển này không sử dụng hệ thống phiên âm thông thường ( hệ thống phiên âm học sinh được học ở PTTH ) . Tuy nhiên , có thể dựa vào chỉ dẫn phiên âm của riêng nó để đọc . Ngòai ra , do nó có phần sound nên cũng dễ đóan cách đọc các phiên âm cũng như các từ chuyên ngành .
Nhoc_nam_1 chỉ có 1 cái link này là xài được
Nếu bác nào có link từ điển chuyên ngành Sinh chất lượng ( có phiên âm , sử dụng hệ thống phiên âm thông thường , có sound càng tốt) hãy post lên đây . Nhoc_nam_1 dùng Google tra ra 1 đống Medical Dictionary online free nhưng phần lớn các từ điển này là monolingual , chỉ có định nghĩa , ngòai ra không có gì thêm . :D
 
bạn còn quên thưa các em các cháu nữa, nếu bạn có con rồi, bạn mang tội ... bất hiếu vì quên thưa nó.

Cái Merriam Webster Medical Dictionary này được nhét vô 1 cái software cùng tên, khỏang 9 MB, cũng khá hay. Tiếc là nó không có hình thôi. Còn nếu có hình thì phải cỡ 1 CD, mà tớ thì lười load mấy file nặng nề lắm.
 
theo tôi cứ giữ nguyên những từ chuyên ngành mang tính quốc tế: ví dụ electrophoresis,chromatography, culture, ... để ta còn tiện theo dõi thông tin qua báo chí nước ngoài. Cái ta cần dịch hoặc cần từ điển là những từ tiếng Anh bình thường nhưng thường xuyên được sử dụng trong các bài viết. Ví dụ các từ Latinh như et al, ad hoc...hoặc những từ đơn giản như introduce, culture, carry out experiment, knock-out mice, transformant, incubating...etc.
 
bạn định nghĩa thế nào là từ mang tính quốc tế?. Bạn có biết thế nào gọi là tính chủ quyền, tính dân tộc của 1 quốc gia thể hiện ra chữ viết, qua giáo dục không?


Sau 1954, cả hai miền Nam- Bắc Vn tiếp thu 2 nền khoa học tiên tiến bậc nhất của Tg là Pháp-Mỹ (mNam) và Liên-Xô (mBắc). Nếu lúc đó các bậc đại sư phụ của chúng ta có cái đầu óc suy nghĩ thiếu gene thông minh như bạn thì các đại sư phụ đã không lao tâm khổ trí để sọan ra những cái gọi là Thuật ngữ khoa học Anh-Pháp-Việt cho chúng sanh ngày nay sử dụng.

Trong cơ thể động vật, các tế bào có cùng chung chức năng sẽ tập hợp thành tổ chức gọi là mô. Trong tế bào, thành phần quan trọng nhất là nhân,chúng điều khiển tòan bộ họat động sinh học của TB. Thành phần quan trọng thứ hai là màng. Trên màng có các thành thành phần quan trọng gọi là thụ thể, đóng vai trò như công tắc phân tử.

Dzí dzụ đọan này mà tôi viết theo kiểu đầu óc ba rọi thì đây:

Trong cơ thể animal, các cell(s) có cùng chung function sẽ tập hợp thành tổ chức gọi là tissue. Trong cell, thành phần quan trọng nhất là nucleus,chúng control tòan bộ họat động biological của cell. Thành phần quan trọng thức hai là membrane. Trên membrane có các thành phần quan trọng là receptors,đóng vai trò như công tắc molecular(e)

Viết vậy có được không hả ruồi dzấm?

Những tự điển sinh học ANH-PHÁP-Việt ngày nay tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng nó rất cần cho những ai thực sự học về sinh học.
 
hehhee, bạn nào đó phê bình tôi xin đừng phê bình mạnh miệng quá. Hãy lấy ví dụ sau:
Nhật bản "ăn cắp" tất cả thành tựu khoa học và văn hóa của các nước, vậy nhưng có ai chê Nhật mất bản sắc văn hóa không. Có người còn nói người Nhật còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa nhất.
Việt Nam không ăn cắp, nhưng mà "mượn" ví dụ mượn tiếng Trung, tiếng Pháp. Để rồi cuối cùng tạo ra một mớ hổ lốn cho con em dùng sau này. Vậy mà đến nay người ta vẫn kêo Việt Nam đang mất bản sắc...
Bạn nên nhớ người Nhật dùng rất nhiều từ tiếng Anh trong đời sống hàng ngày nhưng họ có sao đâu. Vấn đề là "quen", dùng lâu "quen" thôi. Ví dụ bạn nói từ phân tử cho bà bạn nghe xem bà bạn hiểu đó là cái gì, sau đó bạn nói từ molecule xem bà bạn hiểu nó là cái gì?
Thế cho nên tôi rất bực mình tại sao Việt nam mình có cái tính sĩ diện cao thế. Mượn cái gì thì mượn quách cho xong, cứ nhùng nhà nhùng nhằng, xem trọng "bản sắc văn hóa nhà ta" để rồi cuối cùng bị tụt hậu. Các ông vua Việt Nam ngày xưa đã sai lầm ở chỗ cái gì khác Trung Quốc thì xem là của ta, thế là chẳng chịu học cái tinh hoa của Trung Quốc kể từ đời Tống trở đi. Kết quả Việt Nam có nền văn hóa "lúa nước làng xã" thay vì văn minh đô thị sớm như Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
Nói mạnh miệng thế, tuy nhiên vấn đề thuật ngữ vẫn là vấn đề đau đầu kể cả người Anh. Ví dụ bạn nói Northern blot có làm người Anh bình thường hiểu không? Thậm chí nếu không giải thích thì sinh viên cũng sẽ tưởng North là bắc????
 
Drosophilia, bạn cũng có lý khi nói rằng "dùng lâu thì quen". Nhưng tôi nghĩ khác.

1. Cái ví dụ của bạn:
Việt Nam không ăn cắp, nhưng mà "mượn" ví dụ mượn tiếng Trung, tiếng Pháp. Để rồi cuối cùng tạo ra một mớ hổ lốn cho con em dùng sau này.
- Thời trước văn hóa, tri thức của tất cả các quốc gia đều chưa phát triển được như bây giờ, do đó các nước nhỏ vay mượn ngôn ngữ từ các nước lớn là không tránh khỏi. Việt Nam vay mượn các từ ngữ của Trung Quốc như vậy còn là ít. Bạn đã thử hỏi tại sao tiếng Anh, Pháp và Đức lại gần giống nhau?

- Ngày nay tri thức của con người đã tiến bộ hơn rất nhiều, do đó nếu vẫn đi theo con đường trước đây thì không nên. Đó là giải pháp cuối cùng nếu chúng ta không thể tìm được giải pháp nào tốt hơn.

- Tiếng Việt hiện nay không phải là một mớ hổ lốn. Nó trở thành hổ lốn ở một vài nơi là do chính những người sử dụng nó.


2. Vấn đề ngôn ngữ nói chung thì quá lớn và nó thuộc trách nhiệm của các nhà ngôn ngữ học. Ở phạm vi nhỏ bé của SHVN có lẽ chúng ta chỉ nên tập trung thảo luận để cùng tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho các thuật ngữ chuyên ngành của mình.
 
Vấn đề ngôn ngữ nói chung thì quá lớn và nó thuộc trách nhiệm của các nhà ngôn ngữ học. Ở phạm vi nhỏ bé của SHVN có lẽ chúng ta chỉ nên tập trung thảo luận để cùng tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho các thuật ngữ chuyên ngành của mình.

Đúng vậy. Hơn nữa việc chuyển ngữ là rất phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Chẳng hạn từ virus, thông thường chuyển sang tiếng Việt người ta thường viết là virut hoặc virút. Theo tôi cả hai cách đều không ổn vì tiếng Việt là tiếng đơn âm nên muốn theo đúng thì phải viết là vi rút hoặc vi-rút mới đúng. Nhưng nếu theo cách này thì với các từ đa âm tiết chẳng hạn như polysaccharide phải viết là po-ly-sác-ca-rít thì e không ổn.

Hoặc gene chẳng hạn, chuyển sang tiếng Việt viết là gen nhưng lại đọc là "gien", theo đúng văn Việt thì nếu học sinh cấp 1,2 viết chữ "gen", thầy cô gạch ngay và cho 0 to tướng. Tớ vẫn nhớ nếu sau "g" có e, ê, i thì phải thành "gh" mà

Cho nên tốt chất những từ có thể chuyển (như cell, molecular...) thì nên chuyển còn những từ đã không chuyển được (như gene, virus...) thì nên giữ nguyên và đọc đúng theo phiên âm.
 
Ừ, nói chung tôi thiển nghĩ vậy thôi. Tuy nhiên theo tôi Việt Nam có thể chọn con đường dùng tiếng Anh hoàn toàn trong khoa học. Ví dụ làm theo Singpapore (Singapore nói tiếng Trung, Ấn, Mã lai nhưng danh từ khoa học thì bằng tiếng Anh). Bằng cách này thì khỏi phải đau đầu về vấn đề thuật ngữ.
Trung Quốc chắc chắn cũng có vấn đề tương tự. Trong những năm 50 thì họ học từ Nhật (trước thì Nhật học từ họ nhưng sau khi bị lạc hậu về khoa học quá thì ngược lại). Bây giờ thì họ bịa ra từ vốn từ của họ. Tuy nhiên vốn từ của họ phong phú hơn tiếng Việt bởi có nhiều từ trừu tượng là bản ngữ của họ. Nếu Việt Nam làm theo Trung Quốc tôi e không hiệu quả.
Ví dụ gần đây tôi nghe hai từ hay dùng trên TV: chế tài và tác nghiệp. Cái kiểu rút từ và tạo từ mới như thế này thì chỉ có khổ dân Việt Nam thôi. Trừ phi Việt Nam đưa tiếng Hán vào bậc phổ thông. Mà việc này không phải dễ bàn với những người bài Tàu đâu.
 
tinhyeubattu said:
Hình như hơi lạc đề rồi thì fải. Tóm lại là ko có Từ điển TA chuyên ngành hoàn chỉnh cả fải ko?
Bạn Eageqn (tên khó đánh quá ha) nói đúng đó, các bác hình như hơi lạc đề rồi thì phải, các bác chưa có tiền mua thức ăn rồi mà đã giành nhau nấu món rồi. Theo tui nghĩ: mình nên hỗ trợ nhau, bác nào có thuật ngữ nào thì đưa lên cho các bạn khác biết với. Như vậy có phải hay hơn là ngồi tranh cãi với nhau xem "con vịt hay cái trứng cái nào có trước" (có đúng hôn vạy mấy bác). Nếu làm đúng như mục đích của chủ đề này thì chúng ta sẽ ngày càng có nhiều thuật ngữ TASH cho mọi người rồi. Mình làm ngay bây giờ nhé các bác!
Chào!
Tinhyeubattu@gmail.com


bạn tinhyeubattu chắc chắn là con ng của tình yêu và tính hướng thiện rồi. :D Dù sao thế cũng là may mắn. Bạn hãy xem topic này và rất tiếc là hiện nay tôi vẫn đơn thương độc mã (chỉ trừ 1 bạn IP từ VN vào gõ hộ mấy chữ về PCR realtime). Đôi lúc tinh thần tôi cũng sắp tiệm cận với suy nghĩ của bác lonxon rồi. :cry:

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=3275#3275
 
ối giời ơi là giời, học tính tốt của thiên hạ đi, sao lại học tính xấu của tui. Ý mà

"cũng sắp tiệm cận với suy nghĩ của bác lonxon rồi" là tiệm cận cái gì vậy????
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top