Tại sao lại là mã bộ ba mà không phải bộ 4, bộ 5 ?

Thành viên cũ

Senior Member
Tại sao lại là mã bộ ba mà không phải bộ 4, b?

CHÀO các bạn!
mình có mọt câu hỏi nhỏ
Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba mà không phải mã bộ 4 hay mã bộ 5...... nhỉ
Câu hỏi có vẻ hơi chuối nhưng khá thú vị đấy
 
Bạn giở cuốn Di truyền học của Phạm Đình Hổ hoặc một số cuốn khác về sinh học phân tử ra sẽ có câu trả lời ngay.
 
oh tớ cũng biết là thế nhưng đi tìm sách thì lâu lắm
hơn nữa các cuốn sách đó thường chỉ nói về nguyên nhân tại sao mã di truyền ko phải la 1 hay 2 mà là 3 chứ ko giải thích rõ tại sao lại là 4, 5 hay 6
 
Đó là ý trời.

Cho đến nay chưa có ai giải đáp thỏa đáng câu hỏi của bạn. Vì chỉ tòan là suy luận có tính ... suy luận.

Tôi nhớ hồi lâu lâu có 1 bài báo Vnese đăng rằng người ta sử dụng thuật âm dương ngũ hành trong Kinh Dịch để chứng minh cái vụ 64 aa từ mã bộ ba (codon) gồm 4 thành tố. Tui đọc xong thấy cũng có lý nhưng sau đó quên sạch vì tui đâu có thông thuợc Kinh Dịch đâu mà hiểu với lại chưa chắc gì cái vụ chứng minh này đúng mà có thể chỉ là sự tình cờ và quảng cáo cho Kinh Dịch (???)
 
Ý trời cũng phải có tính logic ban a
tôi nghĩ mã bộ 4 hay bộ 5 ........ vẫn có thể xảy ra vì chẳng ai biếttạo sao nguyên nhân nó lại ko sảy ra thui
Do you agree with my opinion? :roll:
 
này bạn casper
tôi nghĩ là là mã bộ 2 còn tiết kiệm hơn dấy
chỉ tiếc là nó ko theo ý của bạn

Nói chung tôi không đủ trình độ để bàn đến các câu hỏi thế này. Còn rất nhiều điều người ta vẫn chưa tìm ra. Tôi cũng tin rằng khi tìm ra một bí ẩn thì sẽ xuất hiện thêm một vấn đề khác cần giải quyết. Cứ thế mà tiếp diễn.

Chúng ta nên tập trung vào những vấn đề thực tế hơn.
 
Ý trời cũng phải có tính logic ban a
Đúng vậy, người ta đã chứng minh bằng toán học rằng: nếu là mã 1 thì chỉ có 4 bộ mã, nếu mã 2 thì chỉ có 16 bộ mã làm sao mã hóa đủ cho 20 aa được ??
Còn nếu mã di truyền là mã 4 thì có đến 256 bộ mã 4, như vậy là quá lảng phí rồi.
Và nếu mã bộ 3 thì có đến 64 bộ mã, kể ra thì cũng hơi lảng phí nhưng nếu tính đến các mã kết thúc và tính thoái hóa của các bộ mã thì cũng vừ đủ đấy. :)
 
Đúng vậy, người ta đã chứng minh bằng toán học rằng: nếu là mã 1 thì chỉ có 4 bộ mã, nếu mã 2 thì chỉ có 16 bộ mã làm sao mã hóa đủ cho 20 aa được ??
Còn nếu mã di truyền là mã 4 thì có đến 256 bộ mã 4, như vậy là quá lảng phí rồi.
Và nếu mã bộ 3 thì có đến 64 bộ mã, kể ra thì cũng hơi lảng phí nhưng nếu tính đến các mã kết thúc và tính thoái hóa của các bộ mã thì cũng vừ đủ đấy.

Vâng đồng ý, nhưng thể nào cũng có người thắc mắc tại sao lại là 20 axit amin mà không phải 4 hay 10 hay 30??!!
 
Mình đi hơi xa chủ đề rồi đấy !
Mình nghĩ tiến hóa co lý của nó không phải tự nhiên mà mã di truyền lại là mã bộ 3 đâu
với lại con rất nhiều điều bây giờ chúng ta chưa giải thích được hoặc chưa biết đến ,mình cũng thử tim tài liệu về việc này nhưng quả thực khó quá vốn hiểu biết của mình chỉ có han thôi .Mong mọi người cùng đưa ra ý của minh để thảo luận nhé!
 
Mình rất tán đồng với mọi người và có thể khẳng định rằng : các nhà khoa học đã thực nghiệm và chứng minh như vậy rồi - mã di truyền chỉ có thể là mã bộ ba, nếu không thì bạn sẽ không còn là bạn nữa, chấm hết !!!!!!!!
 
nói đi nói lại thì chưa có ai đủ trình độ để giải thích câu hỏi này trừ thầy tôi!
dù sao cũng cảm ơn tất cả mọi người!thanks
CÁI GÌ CŨNG CÓ LOGIC Và nguyên nhân
 
vấn đề tại sao mã bộ ba chứ không mã 4 hay 5 thì mình cũng đã được tìm hiểu ,cũng như bác daiban gì đó nói thôi ,và hiện tại chưa có giả thuyết nào chứng minh điều đó sai cả nên chúng ta hãy chấp nhận bạn ạ.còn đã trao đổi với nhau sao biết được câu trả lời bạn lại không post lên cho pakon xem zoi .làm thế thì xấu lắm .
trước kia có thể ?mã không phải là bộ ba thì sao?nhưng theo quá trình tiến hóa thì cơ thể sinh vật thích nghi với điều kiện tốt nhất là mã di truyền với 3nucleotid .
?có nhiều nghi vấn mà ta tưởng chừng hiển nhiên nó vậy "trời sinh ra thế mà" ,nhưng tất cả đều tuân theo một qui luật nào đó ,vấn đề là các nhà khoa học chúng ta tìm ra chưa thôi.
 
Mình cho rằng có những vấn đề mà mọi người cần phải chấp nhận như những việc hiển nhiên. Mọi sự giải thích đều dựa trên những cái đã có sẵn.
 
nmtoanvl said:
Mình cho rằng có những vấn đề mà mọi người cần phải chấp nhận như những việc hiển nhiên. Mọi sự giải thích đều dựa trên những cái đã có sẵn.

chẳng hiểu đang tranh luận gì ở đây. Cái gì là chấp nhận. Cái gì là giải thích. Potay.

Tôi dùng thực nghiệm chứng minh 1 hiện tượng tự nhiên. Có ai lại hỏi tại sao chúng ta lại cấu tạo từ những tế bào mà ko phải là từ cái khác?. Tại sao DNA lại chỉ có 4 loại nu mà ko phải 16 hay 20? Toàn các nhà khoa học thực nghiệm chuyển sang nghiên cứu tiểu thuyết.
 
Không biết giúp được gì không ,cứ post thử.
 Dùng acridin tác động lên phage T4 có thể gây ra các đột biến mất,thêm1 cặp nu.Giả sử mARN có thành phần rnu như sau thì phân tử protein tương ứng sẽ chỉ có 1 loại aa:
mARN   GAU     GAU    GAU   GAU   GAU
aa           1          1         1          1        1
 Nếu đột biến mất G ở bộ ba số 2 trên mARN thì các bộ ba sau vị trí đột biến sẽ thay đổi kéo theo sự thay đổi của aa
mARN    GAU     AUG      AUG   AUG  AUG
aa           1           2        2            2         2
Nếu tiếp theo là đột biến thêm A xen giữa bộ ba số 2 và số 3 thì chỉ có 2 bộ ba bị biến đổi kéo theo sự thay đổi của 2 aa,các aa khác lại trở về dạng ban đầu
                                   
mARN     GAU    AUG      AAU   GAU   GAU
aa            1          2           3         1      1
2,3 là các aa sai
 Thực tế nếu xảy ra 3 đột biến mất hoặc thêm kế tiếp nhau ở vị trí đầu gen cũng chỉ ảnh hưởng đến 1aa,các aa khác vẫn được giữ nguyên,điều đó chứng tỏ mã di truyền đúng là mã bộ ba.
 Người ta phát hiện trong bộ ba đối mã có  tính chất bổ sung không đồng đều giữa các rnu.Hai rnu đứng sau bao giờ cũng đòi hỏi bổ sung chính xác.Riêng rnu đứng đầu -vị trí 5'(bổ sung cho rnu cuối trong bộ ba mấ sao-vị trí 3') linh động trong chừng mực nhất định:G của đối mã có thể bổ sung cho X hoặc U của mã sao,U của đối mã có thể bổ sung cho A hoặc G của mã sao.Nếu A hoặc X đứng đầu thì bổ sung bình thường.Hiện  tượng này gọi là tính linh động (wobble)  của mã di truyền trong quá trình dịch mã.  
Bác nào muốn vặn vẹo vụ kinh dịch em (bần đạo) sẵn sàng đàm đạo mai hoa dịch số.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top