Vi khuẩn phân hủy lông gà lông vịt và ứng dụng

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
Vi khuẩn phân hủy lông gà lông vịt và ứng dụn

Ngành công nghệ sinh vi sinh đã và đang tìm kiếm các môi trường nuôi cấy vi sinh vật với chất lượng cao và giá rẻ. Việc sử dụng lông từ công nghiệp gia cầm làm cơ chất lên men là lựa chọn không tốn kém để sản xuất enzyme, protein… bằng công nghệ vi sinh nếu áp dụng hiệu quả.

Lông gia cầm giàu protein (chủ yếu là keratin), là phế phẩm được tạo ra rất nhiều từ công nghiệp gia cầm. Trong một vài năm, chúng là chủ thể của các nghiên cứu dinh dưỡng nhằm sử dụng làm nguồn nitơ bổ sung trong thức ăn gia cầm. Điều này tạo ra một số lợi thế cho công nghiệp gia cầm như loại trừ vấn đề môi trường, giảm chi phí nguyên liệu. Tuy nhiên, lông có hai giới hạn dinh dưỡng là làm mất cân bằng axit amin và khó tiêu hoá.

Trong công nghiệp, người ta nấu phần lớn lông thải ra dưới nhiệt độ và áp suất cao sau đó sử dụng làm nguồn protein bổ sung trong thức ăn gia cầm. Rất nhiều đánh giá hiệu quả của sản phẩm này đã cho thấy chúng không dễ tiêu hoá và do quá trình xử lý nhiệt độ và áp suất phá huỷ một số axit amin (như cysteine) làm tăng sự mất cân bằng các axit amin thiết yếu.

Do đó, cần có các phương pháp xử lý lông khác, tăng cường chất lượng dinh dưỡng của lông và phát triển các phụ phẩm hữu dụng. Một trong các phương pháp hiệu quả cao sử dụng vi sinh vật. Vi sinh vật làm biến đổi cấu trúc keratin, thay đổi tính kháng các enzyme trong bộ máy tiêu hoá. Người ta đã phân lập được chủng Kocuria rosea có hoạt tính keratinolytic. Đây là chủng vi khuẩn Gram dương, dạng cầu, có khả năng tiết ra protease và phân huỷ 51% lông sau 72h tại 40oC.

Ứng dụng của chủng này:
1. Lên men lông
Trong công nghiệp, phế liệu lông được biến đổi thành lông bị thuỷ phân sử dụng nhiệt độ và áp suất cao. Tuy nhiên sử dụng bột lông đã thuỷ phân để thay thế protein có một số giới hạn. Khi thêm 6% bột lông đã thuỷ phân vào bữa ăn của gà con làm giảm trọng lượng cơ thể của chúng. Tuy nhiên, sử dụng cách thuỷ phân bột lông bằng vi khuẩn có thể tạo ra sản phẩm thay thế đến 15% protein trong thức ăn gia cầm.

2. Enzyme
Các enzyme phân giải protein là các enzyme quan trọng nhất trong công nghiệp vì các ứng dụng rộng rãi của chúng trong công nghiệp tẩy rửa, sữa, dược, thuộc da và công nghiệp thực phẩm. Các chủng K. rosea trong môi trường lông kích thích tiết ra ít nhất hai protease kiềm có khả năng chịu nhiệt (35-70oC) và ổn định trong thời gian dài. Hai protease này phân huỷ keratin trong lông thành các peptide ngắn và axit amin, những chất này được vi sinh vật sử dụng làm nguồn cacbon và nitơ.

3. Chất màu
Một số vi sinh vật như tảo, nấm và vi khuẩn tạo ra các chất màu carotenoid. Trong công nghiệp, chúng được sử dụng làm chất màu thực phẩm. Cantaxanthin, một xantophyll carotenoid được sử dụng như thức ăn bổ sung cùng với astaxanthin trong công nghiệp gia cầm nhằm cải thiện màu của gà, lòng đỏ trứng gà. Cantaxanthin là chất màu được các chủng K. rosea tổng hợp.

Không biết ở Việt Nam đã có ai nghiên cứu các chủng có khả năng phân hủy lông gia cầm chưa nhỉ. Hay phết, nếu thành công có khi mấy bác bán chổi lông gà lông vịt lại không có lông mà mua :D . Tôi định sẽ phân lập mấy chú có hoạt tính như vậy, may ra lại có cái cất vào tủ lạnh. Có bác nào hứng thú không nhỉ???
 
Bài hay lắm Capser à, lâu lắm mới đọc bài có giá trị, Nhưng tớ có vài thắc mắc:

"Các chủng K. rosea trong môi trường lông kích thích tiết ra ít nhất hai protease kiềm có khả năng chịu nhiệt (35-70oC) và ổn định trong thời gian dài"

Thế 2 protease mà con Kachiusa, a không, con K. rosea tiết là là protease gì vậy Casper? Nó đã được định danh, phân lọai chưa?

"Khi thêm 6% bột lông đã thuỷ phân vào bữa ăn của gà con làm giảm trọng lượng cơ thể của chúng."

Tại sao khi bổ sung protein lạt (là danh từ người ta dùng để chỉ protein thu được từ thủy phân lông chó chim mèo chuột, kể cả lông người, à không là tóc) thì lại làm gà con giảm trọng, và giảm bao nhiêu phần trăm? Giảm bao nhiêu bao phần trăm thì đáng tin là do protein lạt gây ra? Nếu nó làm giảm trọng lượng của gà thì cớ gì ta phải dùng nó làm thức ăn bổ sung?

Thời gian lên men phân hủy lông của con K. rosea là bao lâu, nếu so sánh với pp phân hủy lông bằng nhiệt, hóa thì cái nào nhanh hơn? Trong thời gian phân hủy, quá trình này có sinh ra các chất có mùi khó chịu (chứa hydrosulfua) không? Và nếu có thì nó có gây ô nhiễm môi trường không? Vậy thì lợi và hại nằm chỗ nào?
 
Ô hay thế cái món dịch thủy phân lông gà lông vịt này có dùng làm thực phẩm như ma gi xì dầu được không hả Casper ?
 
Khi thêm 6% bột lông đã thuỷ phân vào bữa ăn của gà con làm giảm trọng lượng cơ thể của chúng
Ô hay thế cái món dịch thủy phân lông gà lông vịt này có dùng làm thực phẩm như ma gi xì dầu được không hả Casper ?
Người dùng khỏang bao nhiêu thì giảm trọng lượng nhỉ ?
CHắc là người muốn giảm trọng lượng thì uống magi xi dầu made from lông gà lông vịt thay nước uống tinh khiết quá nhỉ????
 
Tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về sử dụng lông gà lông vịt làm thức ăn cho người như magi, xì dầu nên không dám nói bừa là được hay không. Thật ra vấn đề dùng lông gà lông vịt làm thức ăn gia cầm đã được Việt Nam nghiên cứu nhưng không khả thi vì ở Việt Nam, việc chăn nuôi gia cầm rất phân tán, nhỏ lẻ thường theo quy mô hộ gia đình không mấy nơi theo quy mô công nghiệp nên khó thu mua lông. Việc dùng loại thức ăn này gây giảm trọng lượng ở gà hiện đã khắc phục được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top