Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa?

Văn Tấn Đình

Senior Member
Trong sách BTSH cơ bản có viết cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng, mình thắc mác nếu là thế thì sao SGK lại tách cơ quan thoái hóa riêng và trong một câu trắc nghiệm trong sách BT cơ bản viết ruột thừa người là cơ quan tương đồng với manh tràng của ĐV ăn cỏ?
 
ruột thừa là manh tràng đã bị teo nhỏ lại do con người ko dùng cellulose là thức ăn chính. Vậy ruột thừa vừa là cơ quan thoái hoá của người, vừa là cơ quan tương đồng với động vật ăn cỏ.:up::up::up:
 
Theo em thì có thể là do cơ quan tương đồng là những cơ quan vẫn còn thực hiện chức năng trong quá trình sống còn cơ quan thoái hoá thì không. Cón xếp cơ quan thoái hoá vào cơ quan tương đồng là do nó cũng có cùng nguồn gốc manh tràng của cỏ trong quá trình tiến hoá.
 
cho nên làm trắc nghiệm phải đọc thật kĩ câu hỏi. C thì nghĩ vầy: ruột thừa ở người là
+ cơ quan thoái hoá của người
+ cơ quan tương đồng với động vật ăn cỏ
 
Theo mình nghĩ cơ quan thoái hóa cũng được xếp vào cơ quan tương đồng vì nó cũng thể hiện sự tiến hóa phân li, nhưng với phần cơ quan tương đồng ở sgk thì muốn đề cập đến những cơ quan tiến hóa lên đẻ có chức năng phù hợp với môi trường và tập quán sống của mỗi s vật như chi trước của người, ngựa, dơi, chim..., còn cơ quan thoái hóa là những cơ quan bị tiêu biến dần->ko còn chức năng qua quá trình tiến hóa (thoái hóa) như chi trước của rắn.
 
Trong sách BTSH cơ bản có viết cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng, mình thắc mác nếu là thế thì sao SGK lại tách cơ quan thoái hóa riêng và trong một câu trắc nghiệm trong sách BT cơ bản viết ruột thừa người là cơ quan tương đồng với manh tràng của ĐV ăn cỏ?

Chẳng qua là tại bạn ko đọc kĩ thui. Rõ ràng SGK Cơ bản nguyên văn thế này: "Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm" => Đề nghị bạn xem lại nào :oops:, bởi những gì trong SGK và SBT Cơ bản đều thống nhất và hợp lí cả :mrgreen:
 
Đúng vậy! Cơ quan thoái hóa chỉ là 1 trường hợp đặc biệt của cơ quan tương đồng thui mà :mrgreen:
 
các bạn cho mình hỏi vơi, tại sao cơ quan thoái hóa vẫn tồn tại trên cơ thể sinh vật mà không bị CLTN đào thải, các bạn giải thích chi tiêt giúp mình nha
 
-Vì chúng tuy không còn chức năng nhưng cugnx không gây hại cho cơ thể nên không bị CLTN đào thải.
-Thời gian chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ hết các gen quy định cơ quan này .
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top