Em có ý kiến tí về Ti thể và Lục lạp

Chaien

Junior Member
Đây là bài đầu tiên của em trong 4rum, có gì sai sót mong mọi người giúp đỡ :D
Tất cả chúng ta chắc đều biết: Ti thể và Lục lạp ( có giả thiết xác đáng cho rằng ) là VSV nội cộng sinh trong tế bào. Chúng có ADN và Riboxom riêng, có khả năng tự nhân đôi và di truyền theo dòng mẹ theo con đường di truyền tế bào chất. Nên chúng ta có thể tưởng tượng ra là chúng suốt đời bị nhốt kín trong tế bào, không hề giao tiếp với bên ngoài. Vậy liệu rằng có phải chúng là bất tử. Có thể Ti thể đang hoạt động trong con người chúng ta có thể đã từng nằm trong cơ thể mẹ, bà ngoại, cố ngoại...của chúng ta chăng, hay thậm chí lâu hơn nữa? Từ thuở Người Vượn chẳng hạn?
Em có biết 1 thí nghiệm về con amip. Nếu cho nó vào 1 môi trường thích hợp, không cho nó phân bào bằng cách cắt bớt cơ thể nó ( nên không đủ điều kiện phân chia ), nó sẽ sống gần như là "bất tử"
Em cũng vừa đọc 1 topic về sự lão hóa tế bào, thầy em cũng có nói về Telomere. Phải chăng vì tế bào nhân thực có Telomere nên chúng mới già đi và chết? Và tế bào nhân sơ không có nên chúng mới có thể sống lâu đến mức, như em nhận xét là bất tử?
Em xin hết :mrgreen:
 
Em có biết 1 thí nghiệm về con amip. Nếu cho nó vào 1 môi trường thích hợp, không cho nó phân bào bằng cách cắt bớt cơ thể nó ( nên không đủ điều kiện phân chia ), nó sẽ sống gần như là "bất tử"
Cái này mình mới nghe nói , bạn nới kĩ hơn đựoc không :???:
 
Đây là bài đầu tiên của em trong 4rum, có gì sai sót mong mọi người giúp đỡ :D
Tất cả chúng ta chắc đều biết: Ti thể và Lục lạp ( có giả thiết xác đáng cho rằng ) là VSV nội cộng sinh trong tế bào. Chúng có ADN và Riboxom riêng, có khả năng tự nhân đôi và di truyền theo dòng mẹ theo con đường di truyền tế bào chất. Nên chúng ta có thể tưởng tượng ra là chúng suốt đời bị nhốt kín trong tế bào, không hề giao tiếp với bên ngoài. Vậy liệu rằng có phải chúng là bất tử. Có thể Ti thể đang hoạt động trong con người chúng ta có thể đã từng nằm trong cơ thể mẹ, bà ngoại, cố ngoại...của chúng ta chăng, hay thậm chí lâu hơn nữa? Từ thuở Người Vượn chẳng hạn?
Em có biết 1 thí nghiệm về con amip. Nếu cho nó vào 1 môi trường thích hợp, không cho nó phân bào bằng cách cắt bớt cơ thể nó ( nên không đủ điều kiện phân chia ), nó sẽ sống gần như là "bất tử"
Em cũng vừa đọc 1 topic về sự lão hóa tế bào, thầy em cũng có nói về Telomere. Phải chăng vì tế bào nhân thực có Telomere nên chúng mới già đi và chết? Và tế bào nhân sơ không có nên chúng mới có thể sống lâu đến mức, như em nhận xét là bất tử?
Em xin hết :mrgreen:
Về ty thể, nhận xét của bạn khá đúng, đó là lý do tại sao người ta dùng mtADN (hệ gen trong ty thể) để xác định chiếc nôi đầu tiên của con người, và đã xác định được là châu Phi.

Về vi sinh vật, vẫn chưa hiểu làm sao tế bào sinh trường bình thường mà không phân bào? Khi tế bào sinh trưởng, tỷ lệ S/V sẽ dần tăng lên, đến khi nào nó không còn phù hợp với thể tích của nhân tế bào thì tế bào sẽ tiến hành phân bào. Nếu không cho tế bào phân bào, nghĩa là không cho nó sinh trưởng, liệu như vậy có gọi là "sống" không?
 
Sống đâu phải chỉ để sinh trưởng , sống là để thực hiện chức năng của nó , mình nghĩ vậy.
 
Vâng, ý của em là con amip thí nghiệm này hoàn toàn có khả năng phân bào, nhưng chúng ta sẽ làm thay đổi tỷ lệ S/V của nó để nó không đủ điều kiện phân bào. Theo em biết, lúc đó nó sẽ tiếp tục sinh trưởng, chuẩn bị phân bào. Ta lại cắt, nó lại sinh trưởng...cứ thế, chúng ta sẽ có 1 con amip tồn tại bất tử. Tồn tại ở đây theo em là nó vẫn là 1 chỉnh thể hoàn thiện và thống nhất, có khả năng phát triển độc lập và sinh trưởng, sinh sản bình thường nếu đưa ra khỏi môi trường thí nghiệm.Tuy thế, em chưa hiểu: Tại sao nó không già đi, không chết? Đó mới là trọng tâm em muốn nói
 
Các em học sinh thân mến: Lý thuyết về qui luật di truyền theo dòng mẹ (maternal inheritance) của DNA ti thể đã bị làm chao đảo trong mấy năm gần đây. Có nhiều bằng chứng cho thấy DNA trong ty thể và lạp thể còn có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ (paternal inheritance). Giả sử xem bài báo này nhé http://www.nature.com/hdy/journal/v93/n4/pdf/6800516a.pdf
Với sự phát triển của các kĩ thuật phân tử, các nhà di truyền học quần thể càng ngày càng tìm thấy nhiều bằng chứng cho paternal inheritance của mtDNA.
Ai lười đọc cả bài báo thì nhìn qua cái abstract tôi paste dưới đay nhé:
Heredity (2004) 93​
[FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R], [/FONT][/FONT][FONT=Advhel_light][FONT=Advhel_light]399–403

[/FONT]
[/FONT]& 2004 Nature Publishing Group All rights reserved 0018-067X/04 [FONT=Advmac_NGothic][FONT=Advmac_NGothic]$[/FONT][/FONT]30.00
[FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R]
Further evidence for paternal inheritance of
mitochondrial DNA in the sheep (​
[FONT=AdvHelv_O][FONT=AdvHelv_O]Ovis aries[/FONT][/FONT][FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R])

[/FONT]
[/FONT]
X Zhao​
1, N Li2, W Guo1, X Hu2, Z Liu2, G Gong2, A Wang1, J Feng2 and C Wu1

l​
Department of Animal Science and Technology, China Agricultural University, Beijing 100094, China; 2National Laboratories for Agrobiotechnology, China Agricultural University, Beijing 100094, China

[FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R]
The mitochondrial DNA of 172 sheep from 48 families were
typed by using PCR-RFLP, direct amplification of the
repeated sequence domain and sequencing analysis. The
mitochondrial DNA from three lambs in two half-sib families
were found to show paternal inheritance. Our findings
provide direct evidence of paternal inheritance of mitochondria
DNA in sheep. A total of 12 highly polymorphic
microsatellite markers, which mapped on different chromosomes,
were employed to type the sheep population to
confirm family relationships. Possible mechanisms of paternal
inheritance are discussed.​
[/FONT]
[/FONT][FONT=AdvHelv_O][FONT=AdvHelv_O]Heredity [/FONT][/FONT][FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R](2004) [/FONT][/FONT][FONT=AdvHelv_B][FONT=AdvHelv_B]93, [/FONT][/FONT][FONT=AdvHelv_R][FONT=AdvHelv_R]399–403. doi:10.1038/sj.hdy.6800516
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
 
Đây là bài đầu tiên của em trong 4rum, có gì sai sót mong mọi người giúp đỡ :D
Tất cả chúng ta chắc đều biết: Ti thể và Lục lạp ( có giả thiết xác đáng cho rằng ) là VSV nội cộng sinh trong tế bào. Chúng có ADN và Riboxom riêng, có khả năng tự nhân đôi và di truyền theo dòng mẹ theo con đường di truyền tế bào chất. Nên chúng ta có thể tưởng tượng ra là chúng suốt đời bị nhốt kín trong tế bào, không hề giao tiếp với bên ngoài. Vậy liệu rằng có phải chúng là bất tử. Có thể Ti thể đang hoạt động trong con người chúng ta có thể đã từng nằm trong cơ thể mẹ, bà ngoại, cố ngoại...của chúng ta chăng, hay thậm chí lâu hơn nữa? Từ thuở Người Vượn chẳng hạn?
Em có biết 1 thí nghiệm về con amip. Nếu cho nó vào 1 môi trường thích hợp, không cho nó phân bào bằng cách cắt bớt cơ thể nó ( nên không đủ điều kiện phân chia ), nó sẽ sống gần như là "bất tử"
Em cũng vừa đọc 1 topic về sự lão hóa tế bào, thầy em cũng có nói về Telomere. Phải chăng vì tế bào nhân thực có Telomere nên chúng mới già đi và chết? Và tế bào nhân sơ không có nên chúng mới có thể sống lâu đến mức, như em nhận xét là bất tử?
Em xin hết :mrgreen:

Bản chất của sự sống là sinh sản hơn là sinh tồn. Có nghĩa là việc di truyền những đặc tính của mình cho thế hệ sau, gia tăng số lượng cá thể giống mình mới là mục đích thực sự của sự sống. Con amip sinh trưởng đến mức độ nào đó rồi phân chia làm 2, mới nhìn bạn cho rằng nó đã chết để sinh ra 2 đứa con, nhưng trên thực tế đó là 1 dạng của duy trì sự sống.
Cũng như vậy, đối với cơ thể đa bào, 1 cơ thể bất tử là cơ thể mà các tế bào trong nó có khả năng tự đổi mới 1 cách vô hạn chứ không phải là các tế bào có khả năng tồn tại vĩnh viễn.
Vài ý kiến chủ quan của mình ...
 
Mình có một vài ý kiến: Amip có phân chia, nhưng không đều, phần có nhân sẽ sống, và phần không có nhân sẽ bị chết đi --> không phải là bất tử
Đến vi khuẩn như E coli phân chia liên tục đều tăm tắp cứ tưởng là nó bất tử nhưng thực ra không phải: tế bào vi khuẩn cũng có các cực tế bào, khi phân chia tế bào con sẽ nhận được 1 cực té bào cũ, một cực tế bào mới. Ở nhiều lần tiếp theo dần dần sẽ có những con nhận được cực tế bào cũ (già) hơn các tế bào khác, nghiên cứu cho thấy những con này tốc dộ phân chia, sinh trưởng đều chậm hơn và rất dễ chết... Có thể thấy quá trình lão hóa như là một thế universal rồi
Good luck
 
Có thể Ti thể đang hoạt động trong con người chúng ta có thể đã từng nằm trong cơ thể mẹ, bà ngoại, cố ngoại...của chúng ta chăng, hay thậm chí lâu hơn nữa? Từ thuở Người Vượn chẳng hạn
chaien nhầm hay sao ý chứ tui đọc giáo trình tế bào học có câu "trong tế bào ti thể luôn đc đổi mới, ti thể có tg nửa sống là 10-20 ngày" vậy thì làm sao ti thể có thể tồn tại từ thời vượn người đc?????
 
Có nhiều bằng chứng cho thấy DNA trong ty thể và lạp thể còn có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ (paternal inheritance).
anh Quang có thể lí giải tại sao ti thể có thể DT theo cả dòng bố đc ko vì em em đc học trong quả trình thụ tinh ti thể của tinh trùng ko vào trứng mà?????!!:???:
( nếu lời giải thích có trong đoạn báo anh post thì em sr vì em dốt đặc tiếng anh có lôi từ điển ra dịch cũng chưa chắc đã thoát đc nghĩa để hỉu thông cảm!!!)
 
Có nhiều bằng chứng cho thấy DNA trong ty thể và lạp thể còn có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ (paternal inheritance).
anh Quang có thể lí giải tại sao ti thể có thể DT theo cả dòng bố đc ko vì em em đc học trong quả trình thụ tinh ti thể của tinh trùng ko vào trứng mà?????!!:???:
( nếu lời giải thích có trong đoạn báo anh post thì em sr vì em dốt đặc tiếng anh có lôi từ điển ra dịch cũng chưa chắc đã thoát đc nghĩa để hỉu thông cảm!!!)

Nên cố gắng đọc bằng tiếng Anh sẽ học được nhiều điều, nếu là học sinh THPH bình thường thì không kì vọng đọc bản tiếng Anh nhưng là học sih THPT lên diễn đàn sinh học thì sẽ được kì vọng đọc được chút tiếng Anh và có tư duy độc lập, sáng tạo. Trước đi dạy học amateur những học sinh nào chỉ thuộc những gì giáo viên dạy tôi chỉ cho 5/10 điểm, hiểu được những gì giáo viên dạy cho 6/10, áp dụng được cho 7/10, phát biểu được cái của riêng mình và đúng cho 9+/10 cộng vở sạch chữ đẹp nữa mới được 10. Mong thế hệ trẻ tiến hơn thế hệ già.
 
Giờ anh về VN mà làm vậy, ra đường coi chừng học sinh, sinh viên, phụ huynh, etc...nó chém đó. Đi ngoài đường :roll::divien: Bệnh viện :dapchet: :bithuong:mụ thầy cúng :twisted: công an :banbo:
cùng một lí do (cho mày chừa, mày dám đì con tao).
:mrgreen::):buonchuyen::hoanho::hihi::nhannho::grin:
:???::xinkieu:


Có đọc báo thấy vụ ông PGD sở y tế TP bị... chưa. Tất cả cũng chỉ tại mắm tôm.
 
Giờ anh về VN mà làm vậy, ra đường coi chừng học sinh, sinh viên, phụ huynh, etc...nó chém đó. Đi ngoài đường :roll::divien: Bệnh viện :dapchet: :bithuong:mụ thầy cúng :twisted: công an :banbo:
cùng một lí do (cho mày chừa, mày dám đì con tao).
:mrgreen::):buonchuyen::hoanho::hihi::nhannho::grin:
:???::xinkieu:


Có đọc báo thấy vụ ông PGD sở y tế TP bị... chưa. Tất cả cũng chỉ tại mắm tôm.

:cry::cry::cry: Thiệt vậy sao Hiển? giờ ở nhà nó DẢ MAN vậy ta? 7 năm rồi không bám trường lớp nên ko update nữa. Thôi khỏi làm THẦY giáo về mở phong khám clinic thuê THẦY thuốc chuyên chữa bệnh cho thầy giáo bị hanh hung.:oops::oops::oops::mrgreen:
 
:lol::lol::grin:bùn cười tỉnh cả ngủ:lol:. Anh Hiển nói thế nhỡ anh Quang ko dám về VN nữa thì sao? Anh Quang ơi anh Hiển nói điêu đấy ko đến nỗi kinh thế đâu:lol: chắc cũng chỉ gãy vài cái xương sườn là cùng ko phải "lo":grin: mà anh Quang sợ quá hay sao lại quên trả lời câu hỏi của winny .khi nào hết sợ thì nhớ trả lời nhá (^^):lol:
 
cây trồng

ai ơi cho e hỏi một chút nhé:
có người nói cây vải ghép tốt hơn cây vải chiết, nói thế đúg hay sai? vì sao?
giúp e với nhé..(y)(y)
 
Có nhiều bằng chứng cho thấy DNA trong ty thể và lạp thể còn có thể di truyền từ cả bố lẫn mẹ (paternal inheritance).
anh Quang có thể lí giải tại sao ti thể có thể DT theo cả dòng bố đc ko vì em em đc học trong quả trình thụ tinh ti thể của tinh trùng ko vào trứng mà?????!!:???:
( nếu lời giải thích có trong đoạn báo anh post thì em sr vì em dốt đặc tiếng anh có lôi từ điển ra dịch cũng chưa chắc đã thoát đc nghĩa để hỉu thông cảm!!!)

em đồng tình với Winny anh có thể trả lời cho em bit tại sao mtDNA lại có thể DT theo cả dòng bố dc?Đâu phải ai cũng giỏi TA đâu mà TA chuyên ngành thì Pótay luôn :hihi::hihi:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top