Vấn đề thuật ngữ sinh học trong chương trình THPT

Trương Xuân Đại

Senior Member
Sau một thời gian đọc bài của các bạn học sinh phổ thông, chủ yếu có nội dung như:Tìm giúp em hình ảnh về nguyên phân,cần tìm hình động về hiện tượng hướng động,...tôi mới giật mình.Xin nêu vài ý kiến:
Thực ra các bạn học sinh hiện nay đều là thế hệ 9X có lợi thế hơn thế hệ 8X bọn tôi là tiếp cận sớm với sự hỗ trợ của những thiết bị và công cụ hỗ trợ,(như internet, đặc biệt là google) nhưng nếu hỏi các bạn liệu đã sử dụng hiệu quả chưa, hoặc sử dụng như thế nào thì đây quả là một vấn đề.
Theo tôi, ở đây có nhiều nguyên nhân. Đa phần các bạn tham gia vào diễn đàn là những người yêu thích sinh học, chỉ một số ít có thể là chưa biết cách tìm kiếm thông tin, hay cá biệt là hơi lười, vứt lên đó những câu hỏi ở lớp rồi nhờ mọi người tìm giùm sau đó chỉ việc lấy và sử dụng( đây cũng là mặt trái, dễ dẫn đên sự ỷ lại, nên các bạn học sinh có thể hiểu tại sao các anh chị không giúp các bạn là vậy). Một nguyên nhân sâu xa là việc sử dụng các thuật ngữ sinh học ở dạng tiếng Anh trong các sách Sinh học ở phổ thông không được chú ý.
Tôi ví dụ:Các bạn sẽ dễ tìm thấy Axít nuclêic, hay enzim,gluxít... hiện hữu trong các quyển sách sinh học dành cho HSPT, vậy thử hỏi các bạn học sinh lấy những từ này làm từ khóa để kiếm tài liệu thì kết quả sẽ được bao nhiêu so với sủ dụng Nucleic acid, hay những từ tiếng Anh khác. Do đó nên việc tìm tài liệu khó khăn là tất yếu.Trong xu thế hện nay, tiếng anh đang là môn bắt buộc với học sinh, chúng ta kêu gọi học tiếng Anh,rồi những từ tiếng anh chúng ta lại đi phiên ra tiếng việt liệu như vậy đã hợp lí ???????
 
Vấn đề này bàn nhiều rồi. Câu trả lời là cải tiến từ từ và có chọn lọc. Một số cái đã dịch từ lâu đời và trở nên phổ biến thì vẫn nên dịch. Giờ đổi cho các em phổ thông thành "nucleic acid" thì dẫn đến phải đổi thành "béo acid" (thay vì axit béo) hehe, các bậc phụ huynh đọc sẽ chẳng hiểu gì, bà con xem tivi, đọc đài báo sẽ ù cạc chẳng hiểu gì, giáo viên dạy môn tiếng Anh chuyên ngành sẽ thất nghiệp, mục thuật ngữ chuyên ngành của SHVN bị xếp xó...

Tuy nhiên các từ như nucleic, phosphate, enzyme, gene... thì lại nên để nguyên tiếng Anh vì đằng nào đọc cũng giống tiếng Việt và các bậc phụ huynh vẫn hiểu :D.

Còn các thuật ngữ mới xuất hiện những năm gần đây thì nên để nguyên, kiểu như flow cytometry, beacon.....

Hơn nữa mấy đứa lười thì có để nguyên tiếng Anh chúng nó cũng vẫn cứ lười. Đứa nào chăm thì để tiếng Việt chúng nó vẫn tìm ra thuật ngữ tiếng Anh hoặc biết đường đi hỏi để biết.
 
Một nguyên nhân sâu xa là việc sử dụng các thuật ngữ sinh học ở dạng tiếng Anh trong các sách Sinh học ở phổ thông không được chú ý.
Tôi ví dụ:Các bạn sẽ dễ tìm thấy Axít nuclêic, hay enzim,gluxít... hiện hữu trong các quyển sách sinh học dành cho HSPT, vậy thử hỏi các bạn học sinh lấy những từ này làm từ khóa để kiếm tài liệu thì kết quả sẽ được bao nhiêu so với sủ dụng Nucleic acid, hay những từ tiếng Anh khác. Do đó nên việc tìm tài liệu khó khăn là tất yếu.Trong xu thế hện nay, tiếng anh đang là môn bắt buộc với học sinh, chúng ta kêu gọi học tiếng Anh,rồi những từ tiếng anh chúng ta lại đi phiên ra tiếng việt liệu như vậy đã hợp lí ???????

Các cách giáo khoa phổ thông là phục vụ cho toàn thể trẻ em Việt Nam, cả những người được học và không được học (hay không muốn học) tiếng Anh. Do đó, những người biên soạn sách giáo khoa phổ thông phải phiên âm những thuật ngữ có nguồn gốc nước ngoài thành tiếng Việt để ai cũng có thể đọc được và đọc tương đối đúng.

Có nhiều thuật ngữ phiên âm lại không phải từ tiếng Anh, mà là từ tiếng Pháp, tiếng Latin, v.v... mà ra cho nên nếu viết nguyên thì không phải ai cũng đọc được.
Ví dụ:
- Nhà tâm lý học Sigmund Freud của Áo. Họ của ông này phải đọc là "phơ-roi" với âm "ơ" hơi lướt. Nếu viết nguyên "Freud" trong sách giáo khoa thì chắc học sinh sẽ đọc là "phrớt" (theo kiểu Anh) hay "phrơ" (theo kiểu Pháp) hay "phrêu" (theo kiểu Việt).
- Deoxyribonucleic acid (DNA) phải được phiên âm là "đê-ô-xi-ri-bô nu-clê-íc", nếu không thì học sinh không thể đọc được vì nó quá dài.
- Địa danh như Moskva phải phiên âm là "Mát-xcơ-va", nếu để tiếng Anh (Moscow) hay tiếng Pháp (Moscou) thì sẽ bị đọc là "Mót-xơ-cau" hết, còn để nguyên tiếng Nga thì bó tay.
- Những enzyme như urease, DNase, RNAase, v.v... cũng phải đành tạm phiên âm theo kiểu tiếng Nga là "u-rê-a-za", "DNA-za", "RNA-za" để phân biệt với urea, DNA, và RNA trong văn nói của học sinh vì tiếng Việt ta hoàn toàn không có phụ âm "s" hay "z" ở cuối một âm tiết.
- V.v...

Tất nhiên các bác sẽ phải cải tiến, ví dụ như bên cạnh việc phiên âm thì có phần ghi chú nguồn gốc thuật ngữ để mọi người dễ tra cứu. Nhưng bảo phải loại bỏ cách phiên âm như hiện nay thì quả là khó cho bà con quá. :cry:
 
Vấn đề là ở tầm vĩ mô, và những tác giả viết sách khoái viết kiểu đó.Nếu cho rằng Deoxyribonucleic acid hay như Saccharomyces cereviae là dài và khó đọc có lẽ chưa thỏa đáng.Nếu so nhưng từ này với những đoạn văn dài ngoằn thì chưa thấm vào đâu.
 
Vấn đề là ở tầm vĩ mô, và những tác giả viết sách khoái viết kiểu đó.Nếu cho rằng Deoxyribonucleic acid hay như Saccharomyces cereviae là dài và khó đọc có lẽ chưa thỏa đáng.Nếu so nhưng từ này với những đoạn văn dài ngoằn thì chưa thấm vào đâu.

Việc tiếp tục sử dụng kiểu phiên âm tiếng Việt cũng không hẳn là không thoả đáng:
- Nhiều người có năng khiếu ngôn ngữ nên chữ "deoxyribonucleic acid" đối với họ không có gì đáng ngại, nhưng cũng có rất nhiều người khác phải đánh vật với chữ này, đặc biệt là học sinh phổ thông.
- Đã phiên âm thì phải phiên cho thống nhất tất cả các sách, không thể chữ thì phiên, chữ thì không.
- Rất nhiều chữ viết vậy mà đọc không phải vậy, nên phải phiên để người dùng đọc cho trúng. Ví dụ như: apoptosis (phải phiên là a-pô-tô-xi-xơ, nếu không thì tất cả sẽ đọc là "a-póp ...").

Việc phiên âm sang bản ngữ không phải là "độc chiêu" chỉ có ở Việt Nam, mà nhiều nước cũng phải làm như vậy.
Ví dụ điển hình là Nhật Bản. Tiếng Nhật thiếu rất nhiều phụ âm ở cuối âm tiết, nên họ phải phiên âm sao cho toàn dân Nhật đọc được.
- "Advance" được phiên âm thành "a-đồ-van-xừ".
- "Central dogma" (học thuyết trung tâm của sinh học phân tử) thành "xen-tơ-ran đô-gừ-ma".
- Tên nước như "Việt Nam" thì họ phiên sang tiếng Nhật thành "Bề-tô Nam-mư".

Muốn đọc cho tương đối đúng thì người ta buộc phải phiên âm. Muốn cải tiến thì chỉ có nước bên cạnh từ phiên âm, người ta phải ghi từ gốc của tên đó. Sách giáo khoa nên ghi đại loại như sau:
"... A-xít đề-ô-xi-ri-bô nu-clê-íc (tiếng Anh: deoxyribonucleic acid) là vật liệu di truyền ở mức phân tử ..."

Nhưng như anh Hưng đã nói, điều quan trọng là mức độ "ham học hỏi" của sanh viên.
- Nếu họ muốn thì sẽ tìm ra được "sodium chloride" (tiếng Anh) chính là "natrium chlorur" (tiếng Latin mà bậc phổ thông Việt Nam phiên âm thành "na-tri clo-rua").
- Còn bằng lười biếng thì có viết "glucide" bên cạnh "glu-xít" họ cũng chẳng thèm nhận ra cả hai là một.
 
Muốn đọc cho tương đối đúng thì người ta buộc phải phiên âm. Muốn cải tiến thì chỉ có nước bên cạnh từ phiên âm, người ta phải ghi từ gốc của tên đó. Sách giáo khoa nên ghi đại loại như sau:
"... A-xít đề-ô-xi-ri-bô nu-clê-íc (tiếng Anh: deoxyribonucleic acid) là vật liệu di truyền ở mức phân tử ..."

Việc các bạn học sinh phổ thông chưa đi vào chuyên ngành thì vấn đề thuật ngữ này cũng không phải đòi hỏi bắt buộc.Nên cách tốt nhất là nên viết phiên âmtiếng Việt bên cạnh từ nguyên gốc.
Còn vấn đề siêng hay lười ở học sinh thì thời nào cũng có,:sad:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top