Sinh học phân tử

Tullyana

Junior Member
mn ơi cho mình hỏi mấy câu này vs ạ:
1) Đưa ra các công cụ để làm tăng lượng Pr để dẫn đến thư ứng dụng.
2). Điều gì xảy ra nếu biến đổi ở 1 trong các thành phần tham gia điều hòa của gen trong OPeron Lac.
3) Vì sao 1 Thế hệ đb hấp dẫn hay đb lặn có lợi không được truyền cho đời sau?
4) Hãy gt tại sao 1 đb Trội có hại vâbx đc truyền cho đời sau.
Mình cảm ơn nhiều ạ ^-^
 
1) Cá nhân mình nghĩ phổ biến nhất là sử dụng quá trình chuyển gene, tức bằng cách chèn gene mã hóa protein mà ta mong muốn vào một sinh vật khác (ví dụ như E.Coli, hay lợn, thậm chí là nấm men, v.v) rồi nhờ quá trình dịch mã các phân tử mARN được tạo ra từ gene này để tạo protein với số lượng lớn. Một hướng phổ biến khác cũng được sử dụng cho nghiên cứu là người ta sẽ tổng hợp các phân tử protein trong môi trường in vitro (môi trường không sống), nhờ các phản ứng hóa học, tức nói nôm na là tổng hợp nhân tạo ý bạn.
2) Các thành phần điều hòa của operon lac thì bạn nên biết có các thành phần chính đã được tóm gọn như sau: Gene điều hòa (LacI - hay Regulator), gen chỉ huy (LacO - hay Operator), và vùng mở đầu phiên mã (hay Promoter). Vì vậy, nếu đột biến liên quan đến vùng điều hòa, thì sẽ liên quan đến một hay nhiều vùng trên.
Về sai hỏng ở vùng gene điều hòa, tức LacI, trong chương trình SGK hay thi đại học thì một dạng phổ biến là đột biến làm cho gene điều hòa bị mất chức năng (I-) gây ra không tổng hợp được protein ức chế, dẫn đến gene được phiên mã liên tục. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu sâu hơn một chút, sẽ có một dạng gọi là IS, tức chất ức chế mà gene điều hòa này tạo ra không chịu ảnh hưởng của Lactose, làm cho nó ức chế biểu hiện gene ngay cả khi có/ không có Lactose.
Về sai hỏng ở vùng gene chỉ huy, thì chúng ta thường chỉ xét đột biến Oc, một đột biến làm cho Operator không còn khả năng liên kết với protein ức chế, hay nói cách khác là mất chức năng của Operator, hậu quả gây ra là các gene được biểu hiện liên tục (gọi là biểu hiện cơ định). Các đột biến làm tăng chức năng của operator thường không được tìm ra vì biểu hiện kiểu hình của nó giống với kiểu dại (bình thường) và chúng ta không thể xem xét được.
Về sai hỏng ở vùng promoter, thì chúng ta cũng chỉ xét đột biến (P-), tức đột biến làm cho promoter không thể liên kết ARN polymerase, hậu quả là quá trình phiên mã không thể diễn ra và gene cấu trúc không được biểu hiện. Giống như với Operator, chúng ta thường không xét đột biến làm tăng chức năng vùng promoter, bởi lẽ kiểu hình của nó cũng được điều hòa bởi protein ức chế giống kiểu dại, và kiểu hình của nó chỉ khác với kiểu dại là biểu hiện gene tăng cao hơn khi không có protein ức chế
3) Một đột biến lặn không truyền cho đời sau vì nó là "lặn", nên nó có thể bị áp chế bởi các gene bình thường trội hơn nó nhé.
4) Tương tự với câu 3, một đột biến trội có thể truyền cho đời sau vì nó là "trội", nên nó có thể áp chế các gene bình thường lặn hơn nó.
P/S: Nếu bạn định tham khảo câu trả lời mình để làm các câu hỏi mà thầy cô đưa thì mình khuyên bạn nên xem, ngẫm lại và chọn lọc để cải thiện kỹ năng nha, không nên chép y nguyên mà không hề động não. Bởi lẽ, nếu bạn là học sinh/ sinh viên đang học/ nghiên cứu bộ môn giống mình thì sự cải thiện bản thân là cốt yếu của quá trình học, nếu chúng ta không thể làm/ không muốn làm điều đó thì việc học của chúng ta hầu như không có ý nghĩa bởi chúng ta chưa nghiệm ra được gì cho bản thân, bạn nhé.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top