Hệ thống phù hợp tổ chức MHCva HLA?

Các bạn ơi ,Tôi đang học miễn dịch ,nhưng sao thấy rác rôi quá tôi thưc sự không thể phân biệt đươc sự khác nhau giũa hệ thông phù hợp tổ chức HLA lớp 1 vơi lớp 2 và 3 như thế nào nữa .Có bạn nào biết về vấn đề này gúp tôi với .Cảm ơn các bạn nhiều :p
 
tôi có thể giúp bạn được, với điều kiện là bạn chép lại nguyên văn những gì GV bạn đã giảng trên lớp về HLA 1, 2, 3. Nói thẳng ra rằng tui cần biết nội dung bài giảng thế nào mà 1 vấn để giản đơn khiến bạn kô hiểu được gì cả; mà cũng có thể nội dung bài giảng nó đơn giản dễ hiểu mà bạn lại kô hiểủ gì hết. Tui cần biết điều này mới giúo bạn được. Xin đừng nóng.
 
Re: hệ thống phù hợp tổ chức MHCva HLA?

kinhong_d said:
Các bạn ơi ,Tôi đang học miễn dịch ,nhưng sao thấy rác rôi quá tôi thưc sự không thể phân biệt đươc sự khác nhau giũa hệ thông phù hợp tổ chức HLA lớp 1 vơi lớp 2 và 3 như thế nào nữa .Có bạn nào biết về vấn đề này gúp tôi với .Cảm ơn các bạn nhiều :p

Đọc title của bạn thì thấy đề cập MHC và HLA.. đọc nội dung thì ko thấy nói gì đến MHC cả. Thứ nhất này, MHC là viết tắt của từ gì... và HLA nữa...:) Biết được rồi thì đến câu hỏi hai: bạn có hiểu sự khác nhau của MHC 1 và 2 là thế nào ko? Giải thích đựoc thì coi như xong HLA 1,2,3...:)
Cần gì thì bạn cứ pót hỏi bài nha... 'chú"' lonxon hơi khó tính, nhưng "chú" ấy biết nhiều. "chú" ấy có quát, có mắng thì.. kệ nha..;)..:D
 
ui trời, tui có biết gì mà nhiều, nhiều người biết nhiều hơn tui ấy chứ; tui chỉ biết mỗi cái là hay la mắng thôi. Thiệt khổ, chắc cái vụ la mắng là thương hiệu của tui hay sao ấy chứ.

về vụ MHC, thì đại khái là vầy:

- Khi có một tb hay một mô lạ xâm nhập vào cơ thể, ví dụ như cấy da, ghép tim, ghép thận ... Câu hỏi đạt ra là: yếu tố nào khiến cho những tb hay mô lạ khác biệt với tb và mô của cơ thể? Và làm sao nó bị nhận diện?

Khi trả lời câu hỏi này, một phần bạn biết MHC là gì. Rồi từ từ ta bàn tiếp nhé.
 
tôi chỉ biết rằng MHC là phức hợp phù hợp tổ chức đúng không ,người ta phát hiên ra nó ở cá tế bào đồng gen.
còn HLA là hệ thống trình diện kháng nguyên phải không ?
HLAlớp 1 thì có ở mọi tế bào có nhân đúng không bạn
còn HLA lớp 2 thì có ở các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các đại thưc bào,tiêu thực bào các tế bào tua hay bạch cầu đa nhân trung tính ...
trong cơ chế trình diên kháng nguyên thì điều bắt buộc là các kháng nguyên cần phải được chế biến thành các đoạn péptít nhỏ rồi sau đó sẽ gắn vơi các phức hợp phù hợp tổ chứ và đưa ra ngoài màng tế bào
như vậy thì trên các tế bào thuộc lớp 2 có thể có phức hợp phù hợp tổ chức lớp 1 không ,vì nó đều là các tế bào có nhân mà?
nếu tất cả các tế bào có nhân trong cơ thể đều có thể đều có khả năng chế biến kháng nguyên thì kháng nguyên có hại làm sao có thể gây bệnh trong tế bào được?
 
1. HLA chính là MHC ở ng

2.
như vậy thì trên các tế bào thuộc lớp 2 có thể có phức hợp phù hợp tổ chức lớp 1 không ,vì nó đều là các tế bào có nhân mà?

Đúng, nó có cả 2. Trên bề mặt tế bào rộng rãi lắm. Mấy thằng đấy ko thấm vào đâu. Ngồi mà liệt kê trên mặt nó có cái gì thì cũng cần 1 quyển từ điển tương đối :D.

3. Bạn đang lầm lẫn khái niệm kháng nguyên (antigen). Nói chung, thì antigen là bất cứ cái gì bám được vào antibody (gồm cả TCR luôn). Bạn chỉ cần trả lời xem là kháng nguyên loại nào thì được HLA I trình diện và loại nào là của HLA lớp II.

nếu tất cả các tế bào có nhân trong cơ thể đều có thể đều có khả năng chế biến kháng nguyên thì kháng nguyên có hại làm sao có thể gây bệnh trong tế bào được?

Chẳng thoát ra ý nào cả. 8)
 
vietbio mình đã đọc tài liệu và cố gắng trả lời các câu hỏi của cậu ,và mình hiểu ra một số vấn đề sau
vai trò quan trọng của hệ thống hòa hợp tổ chức đó là nó đã góp phần đưa cácc tế bào T vào hoạt động miễn dịch
HLC lớp 1 thì có ở mọi tế bào có nhân :khi kháng nguyên lạ xâm nhập vào tế bào thì nhưng kháng nguyên này sẽ được chế biến ,và nhưng doạn peptit nhỏ của kháng nguyên sẽ được hệ thống HLC 1 trình diện ra bên ngoài tế bào .tế bào T 8 hay T ĐỘC chỉ nhận diện được kháng nguyên khi nó đã kết hợp với hệ thống phù hợp tổ chức .từ đó các tế bào T8 sẽ tiết ra các lymphokin tiêu dịệt tế bào dích .Như vậy theo mình hiểu thì nó tiêu diệt cả nhưng tế bào đích kể cả nhưng tế bào chưa bị nhiễm khang nguyên gây bệnh dúng không ?như vậy nó có dẫn đén hiên tựong hủy hoại các tế bào đích một cách không cần thiết khôgn ,liệu có gây hại gì cho cơ thể không
HLC 2 thì sau khi treình diện kháng nguyên ra ngoại màng tế bào nó sẽ được các tế bào T4 kết hợp với từ đó dẫn đến giải phong ra các cytokin để hoạt hóa tế bào B sản sinh kháng thể tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh
cảm ơn vietbio nhiều hãy tiếp tục giúp đỡ mình nhé ,sực sự miònh thấy cái môn miễn dịch này rắc rối thật đấý :p
 
bạn sắp tiến được tới đích rồi đấy. bạn đã hình thành được mối liên kết

Tcd8 > Ag < HLA I

B cell >< Tcd4 >Ag < HLA II

nhưng bạn chưa biết được 2 Ag ở 2 trường hợp này khác nhau như thế nào? bạn phải xem nó từ đâu đến, được chế biến như thế nào.

Bài học của Tcd4 và Tcd8 được học trong trường tiểu học là gì để nhận biết được Ag "lạ"? Khoa học sẽ rất ngọt ngào nếu bạn tự tìm được. Và bạn sẽ thấy sinh vật thật hoàn hảo. Và có thể bạn sẽ là một tín đồ phản Darwin tương lai đấy :D

Câu hỏi của bạn về T gây độc là đúng . Nó sẽ phải giết các tế bào của cơ thể ở lân cận, và các tế bào cũng tự bảo nhau phải chết, kiểu tự tử hàng loạt ấy. Đôi khi để tập thể tồn tại thì một số cá nhân phải ra đi chỉ vì chiến hữu bên cạnh "dính chưởng".
 
Tuy chủ đề thảo luận cũng sắp kỷ niêm 1 năm rồi .Những em cũng muốn đóng góp một chút gì đó để mọi người cùng tham khảo mặc dù có lẽ kiến thức chắc chắn không còn mới mẻ gì nữa .Có khi đã cũ lắm rồi. Hy vọng mọi người đọc hết bài viết .

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Từ HLA đến MHC
HLA : Là tên gọi tắt quốc tế của ?Human leucocyte antigen ?nghĩa là : Kháng nguyên bạch cầu.

MHC (hay kháng nguyên MHC ): Major Histocompability Complex –“ Phức hệ hoà hợp mô chủ yếu”: được hiểu đó là những phân tử protein trên bề mặt mọi tế bào cơ thể ,khiến cơ thể này khác cơ thể kia nếu chúng không phải sinh đôi cùng trứng, hoặc không cùng một dòng thuần chủng.

1.Như ta đã được biết ,Bạch cầu có rất nhiều loại kháng nguyên bề mặt khác như: các thụ thể , các CD, các ? ?protein cấu trúc màng … trong đó có các HLA .
2.Tuy nhiên HLA không những chỉ có ở Bạch cầu mà còn có ở vô số tế bào khác không phải bạch cầu .
3.Còn hệ miễn dịch chỉ khởi động khi bắt đầu nhận ra kháng nguyện ; trong đó hệ MD bẩm sinh (tự nhiên) không cần có sự “Trình diện_Nhận diện” của tế bào nào hết : Nhưng hệ miễn dịch đặc hiệu thì đòi hỏi điều này _mà MHC lại có vai trò tối quan trọng .

Lịch sử còn nhớ :
? ? HLA là một protein hết sức đa dạng được bạch cầu sản xuất dưới dạng peptid trong bào tương , lắp ráp , rồi đưa ra gắn vào bên ngoài màng .
? ? Thoạt đầu HLA được tìm hiểu với mục đích khắc phục hiên tượng bong mảnh ghép .Và đối tượng được nghiên cứu chính là Bạch Cầu , với nguồn kháng thể chống kháng nguyên bạch cầu rất dễ kiếm nhất là từ huyết thanh của những người được truyền máu nhiều lần và những phụ nữ có thai nhiều lần .sau đó người ta nhận thấy nguồn ?kháng nguyên bạch cầu (HLA) có thể đại diện cho kháng nguyên hầu hết các tế bào trong cơ thể ?Do vậy khi ghép chỉ cần phù hợp HLA thì mảnh ghép vẫn tồn tại lâu.(trong vô số kháng nguyên bạch cầu chỉ cần phù hợp một số nhất định ).Và đó là một lý do để HLA còn được gọi là MHC . => Trong một thời gian dài MHC và HLA vẫn còn được sử dụng song song mà chẳng cần phân biệt.
? Hiện này HLA được coi là tên gọi cho các gen sản xuất ra kháng nguyên bạch cầu (HLA) Và nếu phải đi vào chi tiết thì có thể nói : Khi sử dụng từ HLA thì hiểu ngầm là có kèm thích “HLA là KN bạch cầu người , nhưng Bạch cầu không độc quyền sở hữu nó ; và không kể vào đây các kháng nguyên Bạch Cầu không liên quan đến ghép”
? ?Ở người ,MHC (phức hệ hoà hợp mô chủ yếu _kháng nguyên phù hợp mô) được mã hoá bởi hệ thống cụm gen HLA (định vị trên nhiễm sắc thể số 6) :HLA-A; HLA-B; HLA-C; HLA-D; HLA-E;. Ở chuột lại là hệ thông H-2 (nằm trên Nhiễm sắc thể 17) : H-2K;H-2D; H-2L.

Bài viết nay không đi sâu vào cơ chế trình diện và nhận diện KN của MHC mà chỉ muốn nói đến hai thuật ngữ HLA và MHC.
Do còn hạn chế trong cách trình bày nên em hy vọng mọi người giúp em sử chữa những sai sót .

Tham khảo bài giảng của BS-GS :Nguyễn Ngọc Lanh .
 
Chào các bạn, tôi mới gia nhập forum. Thấy các bạn học hỏi về MHC thì cũng tham gia chút ít vì miễn dịch học là lĩnh vực mà tôi yêu thích và luôn quan tâm cập nhật thông tin. Hy vọng khi có thời gian hơn tôi sẽ post bài viết nghiêm chỉnh lên đây đê các bạn đỡ cảm thây rắc rối.

Ở đây, tôi chỉ đưa ra môt số ý chính hy vọng có thể khiến các bạn thấy hứng thú hơn khi học vế MHC. Xin lỗi trước về câu cú và lỗi tiếng Việt chuyên mon khá dở cũa tôi.

- Bạn có hiểu rõ chức năng của MHC ko?
-Biết thì có lợi ích gì? Nhiều lắm:
? ? ? ? ?+Trong cấy ghép nội tạng, matching MHC là yếu tố tiên quyết. Ví sao thế? Vì sao MHC class II lại có yếu tố quyết định hơn so với MHC class I trong trường hợp bạn ko tìm được người hiến nội tạng là song sinh? Các bạn SV có thể trả lời được mà.
? ? ? ? ?+MHC class I có vai trò rất quan trọng trong nhận diện khảng thể virus. Tại sao?
? ? ? ? ?+Bạn có biết là rất nhiều loại virus có khả năng làm TB giảm khả năng trình diện Ag của MHC ko? HIV là 1 ví dụ điển hình. Nef protein của HIV có thể làm re-internalize cả MHC class I, II và cả các co-stimulatory molecules nữa. (Tiện đây xin nói luôn là HIV có thể infect ko chỉ tế bào CD4 T cell, mà cà macrophages (thực bào), Dendritic cells (TB sợi thì phải) và 1 số subset của NK cell nữa). --> Vậy hiểu biết về MHC và cơ chế asembly, nhận diện và trình diện sẽ giúp ta design những drug phù hợp hơn.

-Bạn biết rằng MHC class I & II present peptide Ag. Thế còn lipid Ag thì sao? Hiện nay đây là 1 hot topic trong giới immunology. CD1 là 1 family có cấu trúc giống MHC class I nhưng lại ko cùng nằm trên 1 gene với MHC. Các loại CD1 có thể nhận dạng và trình diện các phân tử lipid, glycolipid và lipoprotein khác nhau. Thế thì có gì đặc biệt? Đó là CD1 thường locate ở lysosome và endosome, những nơi mà nhiều loại vi khuẩn kí sinh thường tụ họp, như vi khuẩn TB là điển hình. Các MHC ko thể nào nhận dạng TB được vì nó trốn trong lysosome. Nhưng CD1 thì có thể. Và vì sao quan tâm. Vì hiện nay trên thế giới, số người chết vì TB hàng năm còn nhiều hơn số người chết vì HIV đấy. Mà theo WHO thì hàng năm đã có khoảng hơn 3 triệu người chết vì HIV.
....
Tạm thời vậy. Sau này khi có thời gian tôi hứa sẽ post bài nghiêm chỉnh hơn để các bạn tham khảo.
 
Mình đang làm seminar về sự liên quan giữa HLA với cấy ghép.Bạn nào có tài liệu clearly về phần này share cho mình với.
mail của mình là:huyenle.bio@gmail.com
thanks:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,175
Messages
72,082
Members
56,579
Latest member
aieeseprimary
Back
Top