mình đang tìm hiểu về hoa trinh nữ hoàng cung trong việc nuôi mô sẹo thu nhận hợp chất thứ cấp ứng dụng trong y học chữa bệnh. vì vậy đang cần nhiều tài liệu về hoa nay mong bà con chia sẻ cùng. thanks bà con nhìu nhìu
Tên khoa học Crinum latifolium.Chất alcaloid toàn phần được chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung.
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=pHead>Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 - 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 - 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 - 120 cm, rộng 3 - 9 cm, gân lá song song.
</TD></TR><TR><TD>Khác với lá náng hoa trắng là mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20 cm, đài và cánh hoa như nhau, màu trắng, ở giữa có vệt phớt hồng tạo thành ống dài 7 - 10 cm cong, nhị ngã, dài 5 - 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 - 25 cm, dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" /><o></o> Phân bố, thu hái, chế biến<o></o> Trinh nữ hoàng cung có nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam; cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người xắt nhỏ sao khô, hạ thổ để dùng dần. Nhưng ở một số nước, người dân dùng cánh hoa, thân hành của cây, xắt nhỏ phơi khô.<o></o> Các chất có tác dụng kháng u<o></o> Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đã công bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alcaloid. Trong số đó đáng quan tâm là một số alcaloid có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorin, và b - epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin). Ngoài alcaloid còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.<o></o> Công dụng và liều dùng<o></o> Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, xắt nhỏ ngắn 1 - 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.<o></o> Phân biệt với các cây khác để tránh bị ngộ độc<o></o> Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam. Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian. <o></o> Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung:<o></o>
Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum, phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật. Sự khác nhau về hình thái giữa những cây này trình bày trong bảng sau:
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.