Hãy bảo vệ loài Cá rồng Scleropages formosus

Phùng Mỹ Trung

Senior Member
Hãy bảo vệ loài Cá rồng Scleropages formosus ở Việt Nam

Sự đa dạng về loài tăng dần lên kể từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất. Sự gia tăng không được đều đặn, mà có những giai đoạn thì sự hình thành loài rất cao, tiếp sau đó là những giai đoạn có những sự thay đổi tối thiểu và những thời kỳ lại có hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt.
Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những qui luật của tạo hoá tại sao chúng ta lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài ? câu trả lời sẽ là mối tương quan giữa sự tuyệt chủng và sự hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm chạp, bằng sự tích lũy dần dần của hiện tượng đột biến gen và những thay đổi trong allen qua hàng ngàn nếu như không muốn nói là hàng triệu năm. Nếu như tốc độ hình thành loài ngang bằng hoặc vượt tốc độ tuyệt chủng thì sự đa dạng sinh học sẽ được giữ nguyên hoặc thậm chí còn tăng. Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự tiến hoá hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy vậy những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần. Tốc độ hình thành loài. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay là không theo bất kỳ một qui luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể cứu vãn nổi.
Cá rồng hay còn gọi là Cá mơn tên khoa học của chúng là Scleropages formosus một ví dụ điển hình. Loài cá thuộc họ Osteoglossidae và bộ Clupeiformes này có thân thon dài và dẹp bên có một đôi râu mõm dài, vẩy to vây ngực dài, vây ngực và vây lưng nằm về phía sau có thể đạt đến chiều dài 90cm và khoảng 8kg (theo sách đỏ Việt Nam trang 253). Đây là loài cá rất hiếm đã có nhiều đoàn khảo sát điều tra về loài này nhưng chưa có bất cứ ghi nhận cụ thể nào và có thể được coi như tuyệt chủng ở Việt Nam chúng có vùng phân bố hẹp ở sông La ngà, Trị An . . .
Hiện nay tại thành phố HCM theo những người nuôi cá kiểng loài cá có biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn này được gọi với những cái tên hết sức mỹ miều – “Kim long”, giá một cặp cá khoảng 1 kg trở lên có giá không dưới 3 triệu đồng còn đối với loài Hắc long và Hồng long thì còn cao hơn nhiều.
Thực tế cho thấy hầu hết các loại Cá rồng được nuôi ở thành phố HCM là những giống ngoại nhập cho nên xét về mặt giá trị khoa học chúng không thể so sánh được với loài cá ở Việt Nam như thích nghi với điều kiện sống, tính đa dạng sinh học và chúng còn là một tiềm năng cung cấp những giá trị khác chưa được phát hiện nhưng lại có thể mang lại những lợi nhuận trong tương lai cho xã hội chúng ta như nguồn gen, tác nhân kiểm soát sinh học …
Điểm then chốt của việc bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng sau những thay đổi lớn về điều kiện sống cũng như sau khi môi trường sống của chúng bị tàn phá hay chia cắt ra nhiều phần nhỏ ? Khi quần thể của loài đó có số lượng cá thể dưới một mức báo động nhất định, nhiều khả năng loài loài sẽ bị tuyệt chủng. Nhưng đối với một vài quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn có thể sống sót dai dẳng trong vài năm, và chục năm, chúng vẫn có thể sinh sản nhưng số phận cuối cùng của chúng vẫn là sự tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp của con người. Loài cá rồng Scleropages formosus là ví dụ điển hình nhất đã nhiều năm nay loài này không còn được tìm thấy trong tự nhiên (sách đỏ Việt Nam trang 253). Tuy nhiên ngày 4/2/2003 và ngày 10/10/2003 vừa qua chúng tôi trong những lần khảo sát và điều tra đã tìm thấy một đàn khá lớn với số lượng lên đến hàng chục con tại thủy vực của lâm trường Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai và vườn quốc gia Cáttiên ở những vùng thượng nguồn. Tấm ảnh chụp được dưới đây là những minh chứng về kết quả nghiên cứu mới nhất nhưng số lượng của chúng là bảo nhiêu 100 hay 1000 vẫn luôn là câu hỏi bí ẩn.

Carong.jpg


Đây là loài được coi là hiện thân của “cái chết đang sống” mặc dù về phương diện chuyên môn loài này chưa bị tuyệt chủng nếu như một vài cá thể của nó đã xác định là còn tồn tại, nhưng lúc này chúng không còn tồn tại và sinh sản một cách mạnh khoẻ sung sức nữa, dù muốn hay không tương lai của loài này chỉ giới hạn trong vòng đời của những cá thể sống sót này thôi.
Nếu có thể duy trì và bảo tồn loài này một cách hữu hiệu, chúng ta phải xác định được những việc cần và phải làm để đưa chúng ra khỏi bờ vực tuyệt chủng như ngăn cấm việc phá rừng, ô nhiễm môi trường, chia cắt môi trường sống của chúng thành những mảnh nhỏ, ngăn cản sự phát tán . . . Những câu hỏi còn bỏ ngỏ không phải chỉ có loài cá rông Scleropages formosus mà còn rất nhiều loài động vật khác của chúng ta đang bị đe doạ và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Liệu chúng ta có kịp thời bảo vệ chúng hay không và liệu loài cá rồng Scleropages formosus có thực sự được bảo tồn nghiêm ngặt tại khu bảo tồn thiên nhiên non trẻ Vĩnh Cửu hay không ?
Một trong những quan niệm mang tính đạo đức là mỗi loài sinh ra đều có quyền tồn tại. Con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế tối đa sự tuyệt chủng của chúng.
 
Khen

Bài viết này rất có chất lượng! Tôi là người yêu thiên nhiên cũng đồng tình với tác giả bài viết. Hiện nay tôi là thành viên của Hội Cá cảnh Hà Nội. Rất vui được biết những thông tin này.
 
các bài của anh Trung viết rất hay. Cho em hỏi là đối với các loài có tập tính di chuyển nhiều và hiếm gặp (như trường hợp cụ thể là cá rồng ở đây) thì các anh thường đánh giá mức độ phân tách quần thể và các yếu tố gây phân tách (defragmentation) như thế nào ?
 
Khiếp thật !! chú Vietbio cứ tưởng anh là Tiến sỹ về sinh học chắc ... Báo cho chú biết anh chỉ là Kiểm lâm viên bình thường thôi ... Cái chú hỏi thì dễ lắm hôm nào có dịp vào Vườn quốc gia Cát Tiên anh sẽ cho chú biết giữa cái lý thuyết và thực tế nó xa nhau như thế nào ... Hic hic ... vài dòng nhé chúc khỏe
 
Cho em hỏi, có nên tổ chức các khóa học thực tế về bảo tồn tại các khu bảo tồn không ạ. Đối tượng là các bạn học sinh trung học, sinh viên, không chỉ trong ngành sinh học mà tất cả các ngành. Theo em nghĩ sẽ rất hay và bổ ích.
Nhưng nếu cho em ra quyết định thì trước nhất em bắt các bác khai thác du lịch đi học.
 
em cũng đã từng đến khu vực Mã Đà, Nam Cát tiên mà không nghe nói gì tới loài này cả. Địa điểm anh phát hiện ở khu vực suối Mã Đà hay là sông Đồng Nai, sông Bé, .... vậy.
 
Cho em hỏi, có nên tổ chức các khóa học thực tế về bảo tồn tại các khu bảo tồn không ạ. Đối tượng là các bạn học sinh trung học, sinh viên, không chỉ trong ngành sinh học mà tất cả các ngành. Theo em nghĩ sẽ rất hay và bổ ích.

hì hì, theo tớ hiểu thì có lẽ là phần lớn mọi người đều biết là nên, nhưng từ suy nghĩ tới hành động thì còn xa lắm. Ngay cả trong Khoa Sinh bọn tớ cũng chỉ được đi thực tập Tam Đảo có 1 tuần thôi, vậy mà các bạn lớp Công nghệ đã ghen rồi :mrgreen: , lấy đâu ra kinh phí, rồi còn nhiều thứ khác nữa để mà đi.

Nhưng nếu cho em ra quyết định thì trước nhất em bắt các bác khai thác du lịch đi học.

Các bác ấy có giấy phép kinh doanh hết đấy!

Du lịch sinh thái cũng là một hướng giải quyết tốt trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật. Còn vấn đề quản lý thì mới là nan giải :mrgreen:
 
Chào mọi người !!

Tòan những vấn đề cần giải quyết thì chú khuongaquatic lại bàn ra thế có chết không. Nghe nói chú đã từng đi "Mã Đà, Nam Cát tiên mà không nghe nói gì đến lòai này". Nói thật nhé chú đừng buồn chắc chú em đến đó để du lịch hay đi chơi thôi chứ còn đi làm với anh chắc 2 ngày thì chú chạy về với mẹ rồi còn đâu nữa ... hic hic. Nói để em biết là anh đã đi gần như hầu khắp các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam. Nơi lâu nhất 2 tháng và ít nhất là 1 tuần. Nhưng chả biết chỗ nào có cảnh đẹp hay thành phố cả, tòan ở trong rừng không à. Còn chú muồn biết chỗ nào có lòai này và địa điểm chính xác 100% phải không. Thế thì chẳng khác nào anh HÔ LÊN CHO CẢ LÀNG đến đó mà bắt sống hết bọn cá rồng để bán à (giá 500.000đ) 1 con bằng 3 ngón tay đấy và nếu vậy thì chính anh lại là người tiếp tay để tiêu diệt bọn Scleropages formosus này mất ... huhuhu. Chú có biết ngay cả Ông Mai Đình Yên yêu cầu chỉ chỗ nơi sống của nó anh mày cũng XIN PHÉP ĐỂ EM LẤY MẪU VẬT CHO THẦY đó ... hihihi
Thôi hôm nào đi Đồng Nai ghé anh , anh sẽ cho chú một mẫu Cá Sơn Đài Wallagonia miostoma được coi như tuyệt chủng rồi và một con Amblyceps mangois hòan tòan chưa được định danh và phát hiện ở Việt Nam cho chú coi để biết anh khốn khổ thế nào mới có được vài lòai ... chán chết đó ...

Chúc khỏe nhé !
 
Tòan những vấn đề cần giải quyết thì chú khuongaquatic lại bàn ra thế có chết không. Nghe nói chú đã từng đi "Mã Đà, Nam Cát tiên mà không nghe nói gì đến lòai này". Nói thật nhé chú đừng buồn chắc chú em đến đó để du lịch hay đi chơi thôi chứ còn đi làm với anh chắc 2 ngày thì chú chạy về với mẹ rồi còn đâu nữa ... hic hic

anh à, chuyến đó cả đi với về là 19 ngày!

Còn chú muồn biết chỗ nào có lòai này và địa điểm chính xác 100% phải không. Thế thì chẳng khác nào anh HÔ LÊN CHO CẢ LÀNG đến đó mà bắt sống hết bọn cá rồng để bán à (giá 500.000đ) 1 con bằng 3 ngón tay đấy và nếu vậy thì chính anh lại là người tiếp tay để tiêu diệt bọn Scleropages formosus này mất ... huhuhu.

Bác cẩn thận quá, giá như kiểm lâm nào cũng có tinh thần như bác thì tốt quá!

Thôi hôm nào đi Đồng Nai ghé anh , anh sẽ cho chú một mẫu Cá Sơn Đài Wallagonia miostoma được coi như tuyệt chủng rồi và một con Amblyceps mangois hòan tòan chưa được định danh và phát hiện ở Việt Nam cho chú coi để biết anh khốn khổ thế nào mới có được vài lòai ... chán chết đó ...

Nếu xem và tìm hiểu các thông tin liên quan đến nó thì đồng ý, còn bác có kỷ niệm em thì em cũng xin cám ơn, em không nhận đâu!

Quả thật em vẫn còn trẻ người non dạ lắm, có gì thì bác cứ dạy bảo dần dần, còn em từ lâu vốn đã không được khoẻ rồi, cũng mong là cái thân xác gầy còm này có thể khá hơn một chút :mrgreen:
 
Xin đính chính lại một tý: loài cá mơn (cá rồng): Scleropages formosus thuộc bộ cá Thác lát: Osteoglossiformes, chứ không phải nằm trong bộ Clupeiformes như bạn viết
 
Xin đính chính lại một tý: loài cá mơn (cá rồng): Scleropages formosus thuộc bộ cá Thác lát: Osteoglossiformes, chứ không phải nằm trong bộ Clupeiformes như bạn viết

Bạn có thể tham khảo các cuốn sách về cá rồng Scleropages formosus ?như sau để biết thêm chi tiết về cách sắp xếp họ, bộ của loài này nhé
1. Fish of cambodia ...................... của Rainth Boss
2. Fresh water fish ............................... của Herbert ?R. Axelrod
3. Sách đỏ Việt Nam ............................. của bộ KHCNMT
4. Định loại các loài cá nước ngọt miền Nam . của Mai Đình Yên và các cộng sự
5. www.fishbase.org
 
Có lẽ đó là những cuốn sách mới mà bạn mới tìm được chăng? Từ xưa tới nay chưa ai đưa cá có tên khoa học là Scleropages formosus vào bộ cá trích Clupeiformes cả. Sách đó việt nam cũng như thầy Mai Đình Yên chưa bao giờ viết như vậy cả. Bạn không nên Đưa nhưng tài liệu Việt nam và những người danh tiếng ra ra làm trò đùa. Để mình trích dẫn Fishbase cho bạn 1 tý nha:
Scleropages ?formosus ?(Schlegel & Müller, 1844) ? ?
Family: ? ?Osteoglossidae (Arowanas) ?picture (Scfor_uc.jpg) by JJPhoto
Order: ? Osteoglossiformes ?(bony tongues) ?
Class: ? Actinopterygii (ray-finned fishes) ?
FishBase name: ?Asian bonytongue
Max. size: ? 90.0 cm TL (male/unsexed; Ref. 6398) ?
Environment: ? benthopelagic; freshwater ?
Climate: ?tropical; 24 – 30°C
Importance: ? fisheries: commercial; aquarium: commercial ?
Resilience: ? ?
Distribution: ?
Gazetteer ?Asia: Indonesia, Malaysia, Thailand, Cambodia and Viet Nam. International trade banned (CITES I, since 1.7.75). ?
Morphology: ? With 1 pair of barbels; scales large. ?
Biology: ? Occurs in tannin stained blackwater streams (Ref. 12693). Young individuals feed on insects at the water surface, adults prey on fishes (Ref. 12693). A mouth brooder, young about 6 cm at birth (Ref. 7050). Valued as an aquarium fish, its flesh commands a moderate price.
xem kỹ đi rồi hãy trích dẫn tài liệu. Hiiiiiiiiiii đó là mình góp ý cho bạn thôi. còn ghi nhận hay không là tùy bạn.
Chúc bạn thành sức khoẻ.
 
cả. Sách đó việt nam cũng như thầy Mai Đình Yên chưa bao giờ viết như vậy cả. Bạn không nên Đưa nhưng tài liệu Việt nam và những người danh tiếng ra ra làm trò đùa. Để mình trích dẫn Fishbase cho bạn 1 tý nha:

Sách đỏ việt nam trang 253

Cám ơn nhé . Đủ sức để biết nó được xếp vào họ, bộ nào mà. Nhưng vì bài viết trên có trích  dẫn 1 đoạn là "Theo sách đỏ việt nam" và tôn trọng  trích dẫn nguyên bản. Nhớ đọc dùm trang trên nhé và mình cũng tin chắc rằng bạn chưa bao giờ nhìn thấy mặt mũi nó như thế nào.

Chúc khỏe
 
Sao bạn lại nói vậy, bạn nghĩ 1 người chuyên nghiên cứu ngư loại họ thường làm những việc gì nhĩ ? Thôi không bàn đến vấn đề này nữa, lúc khác có gì mới sẽ trao đổi tiếp, vì chẳng có ai biết hết toàn bộ cả vì thì việc giao lưu học hỏi lẫn nhau có thể biết được nhiều hơn. Hi vọng một ngày nào đó có những gì mới mẽ trao đổi cho vui. Không biết bạn như thế nào chứ mình thì cũng nghiên cứu về cá cũng mấy năm nay rồi, nhưng mình chỉ nghiên cứu phần nhiều những cái cơ bản thôi (việc của một nhà khoa học) chứ đi sâu 1 loài thì không đi.
Chắc bạn cũng thích Khoa học lắm phải không, thấy bạn viết nhiều về khoa học.
Chúc sức khỏe nha, hẹn gặp lại dịp khác, vì có thể gặp nhau qua diễn đàn mà.
À mà hỏi nhỏ bạn 1 tý nha bạn bao nhiêu tuổi rồi để cho tiện trong cách xưng hô vì đôi khi trên mạng chẳng biết như thế nào mà xưng hô cả.
 
Chào bạn !
Biển học mênh mông ... Tui còn nhỏ mới có ba mấy , nghiên cứu chưa nhiều , vài bài viết vớ vẩn chưa gọi là khoa học . rất mong được thọ giáo
Chúc vui
 
Thế là bác rồi. Có gì đâu, đối với em thì trao đổi chuyên môn thì nên thẳng thắn co lẽ là hay hơn, không biết bác nghĩ sao. Còn nếu khi vui chơi thì thế nào cũng được. Em chỉ mới có 25 thôi không giám nhận từ "Thọ giáo" của bác đâu.
Kính chúc bác sức khỏe.
Hiiiiiiiiiiiiiiii
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top