Cái chết ko hiểu đc

Văn Tấn Đình

Senior Member
Có nhiều điều em ko hiểu về thế giới Đv đó là
Tại sao nhiều loài côn trùng như ong , nhện ... con đực sau khi giao phối với con cái sau đó lại để con cái ăn thịt chính mình là sao?
Tại sao Cá hồi và ve sau khi sinh con chúng lại chết đồng loạt ?
 
Ăn thịt đồng loại trong tự nhiên
Ăn thịt đồng loại là hiện tượng phổ biến và là một phần trong chu kỳ sống. Nhện đỏ-đen cái, nhện đen quả phụ, một số loài bọ ngựa và bọ cạp ăn con đực trong lúc giao phối (mặc dù tần số xảy ra bị nói một cách phóng đại quá mức). Đối với các sinh vật khác, ăn thịt đồng loại ít liên quan đến giới tính hơn liên quan kích cỡ. Bạch tuộc lớn săn các con nhỏ hơn là hiện tượng thường thấy trong thiên nhiên, và tương tự với nhiều loài cóc, cá, kỳ nhông, cá sấu. Ăn thịt đồng loại có thể cực kỳ phát triển trong trường hợp bị giam cầm hay không chịu nổi tình trạng thiếu thức ăn. Đặc biệt, lợn nái nuôi có thể ăn thịt con mới sinh, mặc dù hành động đó chưa được quan sát thấy đối với lợn sống tự nhiên. Một trường hợp khác dẫn tới ăn thịt đồng loại là khi bị giam hãm, nhiều loài sống theo lãnh thổ rộng trong tự nhiên có thể có hành động ăn thịt đồng loại. Ví dụ, nhện đen hiếm khi ăn thịt đồng loại trong tự nhiên nhưng chúng làm điều đó rất phổ biến khi bị giam cầm. Người ta đã biết rằng thỏ, chuột và chuột đồng sẽ ăn thịt con non nếu tổ của nó bị thú săn mồi tấn công đe dọa nhiều lần. Con cái trưởng thành ở một số loài giết và đôi khi ăn thịt con non cùng loài nó nếu con non đó không có mối quan hệ huyết thống gần gũi - nhất là loài tinh tinh. Người ta tin rằng đó là cách để giảm phân chia thức ăn trong bầy và nhu cầu thức ăn sẽ đủ cho con cái của con vật ăn thịt đồng loại. Trong suốt thời gian NATO ném bom Liên bang Nam Tư vào năm 1999, một số lượng lớn động vật trong vườn thú Belgrade, trong đó có hổ và sói, bị thương và chúng ăn con mình. Prince, một con hổ Bengal, trong chiến tranh Ấn Độ thậm chí còn tự ăn thịt chính mình - tự gặm chân mà người trong vườn thú nói rằng đó là "sự phản đối" việc ném bom.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tục_ăn_thịt_người

Mình tìm thấy bài này quen lắm. Hình như đọc mấy lần rồi.
 
Tại sao Cá hồi và ve sau khi sinh con chúng lại chết đồng loạt ?

95% khối lượng của cá hồi được tạo ra khi cá đang sống trong biển - thế có nghĩa là cá hồi lớn gấp 20 lân khi đang ở nước mặn. Khi bơi trở về nguồn, cá hồi không còn lớn nưã. Nước ở thượng nguồn rất tinh khiết và không có đủ thức ăn cho cá con. Những chất dinh dưỡng từ thân thể hũy hoại của cá hồi cha mẹ là nguồn thưc phẩm cho không những cá hồi con mà cho nhiều động và thực vật ở thượng nguồn. Cá hồi con sống và lớn nhờ ở chất dinh dưỡng từ xác cha mẹ, phiêu sinh vật, và các côn trùng thủy sinh.

Ve sống từ 2 tới 17 năm, tuỳ theo loài. Con ve mà ta thấy và nghe mỗi mùa hè chỉ là giai đoạn ngắn ngủi (hai-ba tháng) cuối cùng trong quá trình biến hóa cuả côn trùng. Giai đoạn trưởng thành của loài ve chỉ để thể hiện một thiên chức: sanh sản để nối truyền nòi giống. Ve không sống đề ca hát suốt mùa hè hay để La Fontaine viết chuyện ngụ ngôn.

Ta có thể hiểu tại sao cá hồi và ve chết đổng loạt sau khi đẻ trứng nếu ta nhớ rằng chức vụ tối hậu - the ultimate function - của mỗi và mọi sinh vật là bảo tồn nòi giống - the preservation of the species. Kết luận này cuả khoa học là một nguyên nhân tại sao các nhà lảnh đạo thiên chúa giáo và các người cuồng tín không chịu chấp nhận thuyêt tiến hoá cuà loài vật.
 
Cái này lại càng thấy câu "everything exists for a reason" đúng hơn nữa.
À, hồi xưa em đọc báo thấy nghe nói người ĐNA có cái bệnh ăn xong hay ngủ trưa và thường dễ "đi họp" luôn. Không biết ở Mỹ họ gọi bệnh này là bệnh gì?
Nhiều lúc đúng là ngủ trưa xong thấy mệt hơn cả khi không ngủ, như kiểu bị bóng đè.
 
Cái này lại càng thấy câu "everything exists for a reason" đúng hơn nữa.
À, hồi xưa em đọc báo thấy nghe nói người ĐNA có cái bệnh ăn xong hay ngủ trưa và thường dễ "đi họp" luôn. Không biết ở Mỹ họ gọi bệnh này là bệnh gì?
Nhiều lúc đúng là ngủ trưa xong thấy mệt hơn cả khi không ngủ, như kiểu bị bóng đè.

Tôi chưa hề nghe nói chuyện dễ "đi họp" của người ĐNA này nên không thể cho ý kiến. Tôi không nghĩ thói quen ngủ trưa của dân Việt hay dân gốc Spanish là một cái "bệnh". Đã có rất nhiều nghiên cứu được đăng tải với kết luận rằng một giấc ngủ trưa ngắn (dưới nửa giờ) có lợi cho sức khỏe và giảm sự chết do nguyên nhân tim.

Lương có thể đọc rất nhiều tài liệu về giá trị cửa giấc ngủ trưa từ link dưới đây:

Siesta Awareness - Siesta Facts

Nguyên cứu cho ta biết cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ quanh ba giờ chiều là một hiện tượng tự nhiên. Một thuyết giải thích hiện tương này bằng sự đột tăng của melatonin và sự giảm thiểu của cortisol sau giấc ngủ trưa (Questions/Answers: Naps/Scheduling).

Hồi tôi còn đi học y khoa (cách đây 40 năm), cứ quanh hai, ba giờ chiều là tôi buồn ngủ, không ráng thức hay ghi bài bở gì được cả, nhất là những khi đang ở trong lớp hay trong thư viện.

Tôi có thể đề nghị một lối giải thích cho nhận xét của Lương về ảnh hưởng của giấc ngủ trưa lên tim (bóng đè là cảm giác ta có khi lượng dưởng khí trong máu xuống thấp vì những nguyên nhân tim hay phổi) là giấc ngủ trưa chỉ có lợi nếu ngắn hơn nửa giờ, quanh 15-20 phút. Tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào giải thích khoảng thời gian ngắn này, nhưng chữ "ngắn" luôn được nhắc tới. Kinh nghiệm bản thân cho ta biết là ngủ nhiều quá hay ráng ngủ thêm chỉ làm ta cảm thấy mệt mỏi, đau dầu, ê ẩm hay bần thần khi thức dậy.

Tôi tìm được môt nghiên cứu (Siesta and the risk of coronary heart disease) nhưng kết quả của nghiên cứu nảy không thể áp dụng chung cho mọi người vì nhửng người đau tim hoặc mâp, ít hoạt động, hoặc ngủ nhiều quá. (Compared to those who did not take a<sup> </sup>siesta, those who took long daily siestas had a somewhat higher<sup> </sup>prevalence of smoking, diabetes, and hypertension, as well as<sup> </sup>a higher BMI and plasma triglycerides, and low density lipoprotein<sup> </sup>(LDL) and HDL cholesterol concentrations...Short prophylactic naps can increase<sup> </sup>alertness and counteract the effects of sleep deprivation, but<sup> </sup>increasing the nap duration does not seem to further increase<sup> </sup>alertness. Thus, to take a short siesta 1–4 times<sup> </sup>per week may have a neutral effect on risk of coronary disease,<sup> </sup>and this habit could be beneficial because of positive effects<sup> </sup>on daily work performance.)
 
Em tưởng cá hồi chết là do... "đuối" quá sau khi bơi ngược dòng chứ. Còn chuyện cá con ăn xác chết của bố mẹ chúng em nghĩ chỉ là... hậu quả của việc cá hồi chết đi thôi ạ. :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top