Tập tính ở Đv

Có một điều này em muốn đem ra thảo luận là liệu ĐV có biết suy nghĩ ko?

Nỗi thắc mắc này cũng tương đương với nỗi thắc mắc về trí thông minh của loài vật. Đáp án phụ thuộc một phần vào định nghĩa của từ "suy nghĩ". Ta gặp khó khăn này vì khuynh hướng nhân cách hóa loài vật. Nói cách khác, ta thiếu khả năng khách quan để nhận chân loài vật suy nghĩ và cảm nhận như thế nào.

Nếu suy nghĩ có nghĩa là "sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi dến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa ý thức mới" (Từ Điển Việt nam - Trung Tâm Từ Diển Học) thì chưa ai có chứng cớ khoa học rằng trừ con người, có loài vật nào có thể suy nghĩ.

Tuy nhiên, rất nhiều nhận xét và nghiên cứu khoa học trong vòng nửa thế kỷ sau này đã cho ta những dữ kiện minh chứng rằng vài loài động vật có khả năng học hỏi và áp dụng kết quả của khả năng đó để có thêm may mắn sống còn - và bảo tồn nòi giống.

Bài viết về vấn đề này trong link đính kèm (Can Animals Think? - TIME) tưong đối dài và đã 15 tuổi nhưng đáng đọc.

Tôi nghĩ rằng loài ngưới bắt đầu tách ra khỏi thế giới động vật khi tổ tiên ta phát triển khà năng giao thiệp qua ngôn ngữ. Chim vẹt có thể học tiếng người nhưng tôi nghĩ là khả năng sáng chế thay vì bắt chước hay học quan trọng hơn nhiều.

Dù sao đi nữa, bạn nghĩ thế nào khi con vẹt của bạn nói "Tới đây. Tôi thương bạn. Tôi rất tiếc. Muốn về." khi bạn đi về và để nó lại trong nhà thương? (Trích dịch từ bài trong link ở trên) Khó mà tránh nhân cách hóa trong trường hợp đó, phải không?

Một điều khác biệt giữa loài người và các sinh vật khác mà tôi không thấy nhắc tới trong các tài liệu tôi đọc là trí nhớ. Hình như loài vật chỉ có thể có trí nhớ cụ thể (concrete) nhưng không có trí nhớ trừu tượng (abstract). Chúng có thể nhớ hình, màu, mùi, v.v...nhưng không thể nhớ ý. Nếu không có trí nhớ lâu dài về những điều trừu tượng, khả năng "suy nghĩ" không thể có được.

Vấn đề quan trọng nhất ngăn cản nhiều người suy nghĩ và bình luận khách quan khi nói về loài vật là sự ý thức của tình trạng bất an trong cuộc sống và trong sự hiện hữu của họ. Đời sống con người đã có quá nhiều bất an, bí ẩn bất thường; nếu họ còn phải chấp nhận là vài sinh vật có khả năng phát triển trí thông minh và khả năng suy nghĩ và sẽ cạnh tranh với loài người một ngày nào đó, họ không chịu nổi đâu.

Bạn nào xem phim Jurassic Park có thể còn nhớ những con dinosaurs thoát khỏi hòn đảo ở cuối phim và leo lên một chiếc tàu để đi nơi khác. Steven Spielbert muốn cho chúng ta thấy là loài vật có thể phát triển trí thông minh và khả năng suy nghĩ đó.
 
Hi..Hi..
Cám ơn Bác rất nhiều. Tm có một ví dụ rất thú vị về vấn đề này để bàn luận
Chắc chúng ta đã biết về gà. Nhà em có nuôi gà năm ngoái mẹ em xin đc trứng của con vịt đem về bỏ vào ổ cho nó ấp khi nở ra vịt con thì gà mẹ ko nhận ra vẫn nuôi bình thường như gà con bình thường khi rải thức ăn thì mọi người biết ko? Gà mẹ mổ thóc cho gà con ăn nhưng còn vịt thì mỏ dẹp nên ko thể mổ đc nên ko ăn đc . một hôm gầ mẹ dẫn con kiếm ăn gần ao nc vịt con cảm thấy mùi nước nên lội xống bơi gà mẹ thấy thế tức thì la hoáng lên tưởng con mình rớt xuống nước chết ......hiiii....
Qua câu chuyện trên em thấy loài vật ko bt nghĩ đến có phải con minh hay ko hay ko mà ko bt thì làm sao bt nghĩ đc
Đó là huyện của gà còn trường hợp của loài chó thì em ko chắc đc
 
....loài vật ko bt nghĩ đến có phải con minh hay ko hay ko mà ko bt thì làm sao bt nghĩ đc

Trường hợp mẹ gà, con vịt như Đình kể là một ví dụ tốt về tầm quan trọng của khả năng nhận xét và suy nghĩ khách quan.

Hành động của con gà mẹ có thể được giải thích bằng bản năng, không bằng trí suy nghĩ. Bản năng làm mẹ cuả loài vật cho phép - và đòi hỏi - mẹ chấp nhận bất cứ con vật khác loài nhưng bé bỏng nào trong tổ như là con cuả nó. Chim tu hú "lợi dụng" hiện tượng này để đẻ trứng vào tổ của các loài chim khác; trứng (khác loài) này sẻ được chim mẹ ấp và chim con (khác loài) sẻ được chim mẹ nuôi dưởng, cho dù rằng chim tu hú con có thể to gấp mấy lần mẹ nuôi của nó. Phản ứng hốt hoảng của gà mẹ khi vịt con xuống nước là một phản ứng dựa trên bản năng; nếu gà mẹ biết nghĩ, nó đã nghĩ ra là cái con chim bé với cái mỏ dài và dẹp và chân có màng này không phải là con nó.

Có một hiện tượng liên hệ trong sinh vật học tên là imprinting (tạm dịch là ấn tượng). Trong một giai đoạn quan trọng - thường là vài giờ hay vài ngày sau khi mới nở - chim con cuả nhiều loài (những loài biết đi ngay sau khi nở từ trứng) đi theo bất cứ cái gì (đôi giày của người nuôi chẳng hạn) hay con vật gì nó thấy đầu tiên và nhận vật đó như là mẹ cuả nó. Vịt do gà ấp sẽ nhận gà làm mẹ. Ngổng do người chăm lo từ trứng bé sẽ nhận người làm "mẹ".

Sinh vật gia lợi dụng hiện tượng imprinting này để tái nhập (reintroduce) một số loài chim đã tuyệt chủng trong địa bàn nguyên thuỷ của chúng. Hai phim nổi tiếng thế giới về hiện tượng inprimting này là Fly Away Home và Le Peuple Migrateur.
 
:hoanho: Bác Giám nói hay quá, quả là cái ví dụ gà vịt đó giải thích bằng từ "bản năng làm mẹ" thì đúng hơn

Lúc trước thầy em có cho em xem 1 đoạn phim. Người ta để đồ ăn vào trong 1 cái tấm khay nhỏ có gắn 1 cái móc. Đặt tấm khay vào trong ống nghiệm, bên cạnh ống nghiệm để 1 cái móc dài và cho 1 con khứu ra dòm.

Con khứu ban đầu cứ chọc chọc cái mỏ nó vô ống nghiệm, không sao lấy đồ ăn ra được, một lúc sau nó ngậm cái móc để ngoài ống nghiệm, dua cái móc vào bên trong, móc vào cái móc nhỏ trên cái khay, cuối cùng là nó lôi được đồ ăn ra.

Em nghĩ ví dụ này đúng hơn để chứng minh loài vật cũng biết suy nghĩ ạ, :mrgreen: Với lại nghe ở đâu đó có con Gorrila biết sử dụng cục đá để đập hạt điều
 
Em nghĩ đó cũng là 1 dang của tập tính bầy đàn. Hơn nữa khi vận chuyển thức ăn nếu đi thành bầy đàn thì nhỡ mà con này làm rớt mồi thì con đàng sau còn lượm đỡ.:oops:
 
Vì sao Kiến lại đi thành hàng ?
Nhờ chúng tiết ra 1 loại hóa chất đánh dấu đường đi (Trail pheromone)
Trail pheromones

Trail pheromones are common in social insects. For example, ants mark their paths with these pheromones, which are non-volatile hydrocarbons.
Certain ants lay down an initial trail of pheromones as they return to the nest with food. This trail attracts other ants and serves as a guide.[9] As long as the food source remains, the pheromone trail will be continually renewed. The pheromone must be continually renewed because it evaporates quickly. When the supply begins to dwindle, the trail making ceases. In at least one species of ant, trails that no longer lead to food are also marked with a repellent pheromone


Trích wikipedia
 
Đương nhiên là nó biết suy nghĩ rồi. Này nhé mình lấy ví dụ thế này:
Khi chó mới sinh, hễ có người lạ lại gần thì nó thường rất hung dữ và chạy lại cắn người lạ. Còn chủ nhà thì không sao.
Nó biết nhìn và suy nghĩ rồi đó. Nó đã suy nghĩ vì có người lạ nên sợ không an toàn cho con của nó nên nó hành động vậy để nhằm đuổi người lạ đi
 
dv biết suy nghĩ, ko có j` để bàn cãi :D
dv còn biế rút kinh nghiệm, học tập ghi nhớ nên suy nghĩ là chắc chắn (hồi trc e có đọc bài loài vật biết mơ nữa)
nhưng câu hỏi mới đặt ra là: thực vật biết suy nghĩ ko? nếu ko thì tại sao khi bị tác động nó vẫn phản ứng theo từng tác động
VD: cây sồi (oak) bị côn trùng đẻ trứng vào thân sẽ mọc thành 1 các bướu để tách trứng ra khỏi phần # tránh bị lây sang
nó còn tiết chất độc (hay chất là giảm vị giác) lên lá khi bị côn trùng ăn WÁ NHIỀU để c6an bằng lượng lá bị mất/sinh ra
 
động vật làm sao biết suy nghĩ chó cắn người lạ vì dó là tập tính của nó ,không cắn chủ vì nó đã quen nhờn .các bác mơ mộng quá đấy:)
 
chó nhà em ko cắn ng lạ :mrgreen:
nuôi 2 con bẹc giê, 1 con cắn ng lung tung, nhưng sau khi dc em đào tạo bây giờ ko cắn ai nữa :)
 
động vật biết suy nghĩ, tuy nhiên nó ko thể suy nghĩ phức tạp, và các hành động của động vật bị hi phối nhiều bởi tập tính chứ ko phải tư duy như con người.
 
dv biết suy nghĩ, ko có j` để bàn cãi :D
dv còn biế rút kinh nghiệm, học tập ghi nhớ nên suy nghĩ là chắc chắn (hồi trc e có đọc bài loài vật biết mơ nữa)
nhưng câu hỏi mới đặt ra là: thực vật biết suy nghĩ ko? nếu ko thì tại sao khi bị tác động nó vẫn phản ứng theo từng tác động
VD: cây sồi (oak) bị côn trùng đẻ trứng vào thân sẽ mọc thành 1 các bướu để tách trứng ra khỏi phần # tránh bị lây sang
nó còn tiết chất độc (hay chất là giảm vị giác) lên lá khi bị côn trùng ăn WÁ NHIỀU để c6an bằng lượng lá bị mất/sinh ra
Phi lý, Động Vật gì mà khôn hơn cả con người:twisted: COn chó trong rạp xiếc chẳng qua là tại người ta đánh nó nhiều nên nó mới biết "Suy nghĩ" Nếu sau một thời gian về với "Đời sống bình thường' thì nó cũng giống những con chó khác thôi , thấy mặt thằng nào gian gian là cắn
Mà có khi thấy chủ nó vẫn cắn, bị đánh, lần sau nó không cắn nữa:mrgreen:
Anh cứ thử đưa con chó về nhà coi, ngày đầu tiên nó có nhe răng với anh giống thế ngày không:nhannho:
 
Cho mình hỏi chút :)
Tại sao 1 số đv hoang dã bít "tự chữa bệnh" = thảo dược?
Tại sao có trường hợp đv báo thù con người?
Tại sao cá heo cứu người?
Tại sao có con khỉ nhịn ăn đến chết khi chủ nó...die?
Tại sao trc khi có động đất con chó lôi chủ ra ngoài căn nhà... mà kô đơn giản là tìm chỗ trốn?
Tại sao khi thấy chủ bị tấn công thì con chó nhảy vào bảo vệ...?? *( cái trường hợp này, về sau, bà chủ ở Mỹ bán nhà để x bản con chó....)
...........................................................

Nếu đv kô bít suy nghĩ, tư duy, học tập... vậy thì.... tại sao?

Theo những gì mình đc xem, đọc & bít từ trc đến h thì phần lớn người ta tin rằng đv bít suy nghĩ & còn có thể có cả lối tư duy khá phức tạp, đb là ở linh trưởng....

:mrgreen::mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,175
Messages
72,082
Members
56,579
Latest member
aieeseprimary
Back
Top