Sự ảnh hưởng của kích cỡ và hình dạng tế bào.

Võ Ngọc Trí

Junior Member
Em là thành viên mới tham gia vào diễn đàn, hiện đang học Sinh Học năm 1. Hôm qua thầy cho 1 số câu hỏi mà em bí quá, mọi người giúp em nhé.
1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến kích cỡ của tế bào?
2. Hình dạng của tế bào có nhiệm vụ gì trong các hoạt động của tế bào?
 
1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến kích cỡ của tế bào?

Theo mình thì yếu tố chức năng mà tế bào đó thực hiện là quan trọng nhất, ngoài ra có thể kể thêm các yếu tố về mặt năng lương, nhiệt ... Vd tế bào lớn nhất cơ thể người là trứng vì nó phải chứa chất dinh dưỡng cung cấp cho giai đọan đầu của hợp tử -> phôi , trong khi đó tinh trùng lại rất nhỏ phù hợp với việc di chuyển nhanh

2. Hình dạng của tế bào có nhiệm vụ gì trong các hoạt động của tế bào?

Câu hỏi này khá là tổng quát, mỗi tế bào chuyên hóa đều có một hình dạng riêng phù hợp nhất với nhiệm vụ của nó. Dễ thấy nhất là tế bào hổng cầu hình đĩa lõm, hay tếb bào thần kinh hình sao , các tế bào bạch cầu có khả năng thay dổi hình dạng...
 
Em tìm được cái này. Nhưng đọc chẳng hiểu lắm.
Kích thước tế bào được giới hạn bởi tỷ lệ bề mặt và thể tích
Hầu hết tế bào rất nhỏ, Thể tích tế bào trong khoảng từ 1-1000m3. Ngoại trừ trứng 1 vài loài chim rất to lớn, 1 vài tế bào riêng lẻ của vài loài tảo và vi khuẩn đủ lớn để có thể xem bằng mắt. Và mặc dù những nơron (tế bào thần kinh) có thể tích nằm trong khoảng của tế bào bình thường, nó thường có hình chiếu có thể mở rộng hàng mét, mang dấu hiệu từ 1 phần của động vật lớn đến cái khác. Nhưng nhìn chung, tế bào rất nhỏ. Lý do của mối quan hệ đến sự thay đổi trong tỉ lệ diện tích bề mặt/thể tích của bất cứ vật nào khi nó tăng thể tích. Khi tế bào tăng thể tích, diện tích bề mặt của nó cũng tăng nhưng ko mở rộng. Hiện tượng này có ý nghĩa sinh học to lớn vì 2 lý do:
- thể tích tế bào xác định lượng hoạt lực hóa học nó mang trên một đơn vị thời gian.
- diện tích bề mặt của tế bào xác định lượng chất tế bào lấy từ môi trường ngoài và lượng sản phẩm thải giải phóng ra môi trường.
 
Lý do của mối quan hệ đến sự thay đổi trong tỉ lệ diện tích bề mặt/thể tích của bất cứ vật nào khi nó tăng thể tích. Khi tế bào tăng thể tích, diện tích bề mặt của nó cũng tăng nhưng ko mở rộng. Hiện tượng này có ý nghĩa sinh học to lớn vì 2 lý do:
- thể tích tế bào xác định lượng hoạt lực hóa học nó mang trên một đơn vị thời gian.
- diện tích bề mặt của tế bào xác định lượng chất tế bào lấy từ môi trường ngoài và lượng sản phẩm thải giải phóng ra môi trường.
Ai đã dịch đoạn này nhỉ? :-/

Nói cho dễ hiểu thì thể tích tế bào quy định lượng vật chất chứa trong nó, hay nhu cầu trao đổi vật chất của tế bào với bên ngoài (qua bề mặt tế bào hay màng tế bào). Trong khi diện tích bề mặt xác định khả năng hay lượng vật chất tối đa trao đổi trong một đơn vị thời gian.

Tưởng tượng một tế bào có hình cầu làm thí dụ. Khi đường kính của nó tăng lên gấp đôi thì thể tích tế bào tăng gấp 8 (2^3) trong khi diện tích bề mặt chỉ tăng gấp 4 (2^2) (công thức tính thể tích hình cầu và diện tích mặt cầu có thể xem trong SGK Toán). Giải thích như vậy liệu có khó hiểu quá không? :)
 
1/ Yếu tố ảnh hưởng đến kích thước tế bào là yếu tố di truyền và môi trường:
- Yếu tố di truyền: qua quá trình tiến hoá thích nghi lâu đời với môi trường sống lâu đời của mổi loài sinh vật, tuỳ thuợc vào giai đoạn phát triển của loài sinh vật đó.
- Yếu tố môi trường: nơi tế bào sinh trưởng và phát triễn, cung cấp các vật chất và năng lượng cần thiết cho tế bào hoạt động.

2/ Hình dạng của tế bào gắn liền với từng chức năng của mỗi loại tế bào. ví dụ tế bào cơ có hình thoi, tế bào hồng cầu có hình đĩa lỏm hai mặt.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top