Dừng công bố bản dịch

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
Tôi mới nhận được thông tin từ TS Đặng Đình Văn, theo đó một cậu bé ở Pháp đã dịch và công bố truyện Harry Potter trên một website mà không xin phép nhà xuất bản. Cậu bé bị bắt và website này sau đó đã bị đóng cửa mặc dù việc dịch của cậu ta không mang mục đích thương mại.

http://www.law.com/jsp/article.jsp?id=1186563711914

Việc công bố bản dịch đang tiến hành trên SHVN có thể gây ảnh hưởng tới SHVN. Tôi thành thật xin lỗi các dịch giả và thành viên SHVN về việc này.

Toàn bộ những bài đăng bản dịch đầy đủ của tôi và các dịch giả khác trên SHVN sẽ bị xóa.

Tuy nhiên những đoạn ngắn với tính chất trao đổi khi dịch thuật sẽ được giữ lại và vẫn tiến hành tiếp tục. Vì không có vấn đề gì khi chúng ta chỉ công bố và trao đổi một đoạn nhỏ trong cuốn sách.

Việc dịch thuật vẫn tiến hành tiếp tục ở dạng offline và chia sẻ qua email cho tới khi hoàn tất cuốn sách (tất nhiên nếu các dịch giả vẫn có lòng).

Một lần nữa rất xin lỗi các bạn.

Thân ái.
 
Thật là tiếc. Tôi thiết nghĩ có sự khác biết giữa việc dịch các cuốn giáo trình giảng dạy với việc dịch cuốn tiểu thuyết best seller. Việc đăng bản dịch những công sức của Hưng và các bạn sẽ giúp ích các HS, SV rất nhiều khi tìm kiếm tài liệu tham khảo.

Tôi nghĩ rằng ở giai đoạn này Hưng vẫn có thể công bố nội dung bản dịch trên mạng với tên người dịch viết tắt (nếu cần thì VLOS sẵn sàng đăng bản dịch). Đến khi cuốn sách được dịch gần hoàn toàn, chỉ còn 1 vài chương và chuẩn bị format có kèm hình ảnh mình họa từ sách (trong vấn đề bản quyền thì hình ảnh là 1 trong những thứ rất gắt gao) thì chúng ta có thể chủ động liên lạc với tác giả cuốn sách để xin phổ biến bản dịch này dưới dạng phi thương mại. Tôi nghĩ rằng tác giả và nhà xuất bản có những chính sách ưu tiên nhất định với những nước đang phát triển và các ngôn ngữ không có tính quốc tế như tiếng Việt.
 
Thật là tiếc. Tôi thiết nghĩ có sự khác biết giữa việc dịch các cuốn giáo trình giảng dạy với việc dịch cuốn tiểu thuyết best seller. Việc đăng bản dịch những công sức của Hưng và các bạn sẽ giúp ích các HS, SV rất nhiều khi tìm kiếm tài liệu tham khảo.

Tôi nghĩ rằng ở giai đoạn này Hưng vẫn có thể công bố nội dung bản dịch trên mạng với tên người dịch viết tắt (nếu cần thì VLOS sẵn sàng đăng bản dịch). Đến khi cuốn sách được dịch gần hoàn toàn, chỉ còn 1 vài chương và chuẩn bị format có kèm hình ảnh mình họa từ sách (trong vấn đề bản quyền thì hình ảnh là 1 trong những thứ rất gắt gao) thì chúng ta có thể chủ động liên lạc với tác giả cuốn sách để xin phổ biến bản dịch này dưới dạng phi thương mại. Tôi nghĩ rằng tác giả và nhà xuất bản có những chính sách ưu tiên nhất định với những nước đang phát triển và các ngôn ngữ không có tính quốc tế như tiếng Việt.

Cảm ơn anh Hiếu đã có lời.

1. Cuốn sách vẫn được tiếp tục dịch.

2. Những phần nhỏ vẫn sẽ đăng lên khi có người yêu cầu hoặc khi các dịch giả muốn người khác chỉnh sửa bản dịch.

3. Sau khi dịch xong bản dịch sẽ được chia xẻ nếu có người cần và hỏi dịch giả.

4. Cảm ơn anh đã cho phép đăng trên VLOS, nhưng em nghĩ là không nên. Em tin là cho dù biết tin trên thì các admin SHVN vẫn sẵn sàng đăng bản dịch. Tuy nhiên em không muốn có bất cứ vấn đề gì với các website này, khi mà công sức tạo dựng nên nó không thể cân đo đong đếm được.

5. Việc liên hệ với tác giả và NXB sẽ được tiến hành.

Một lần nữa xin lỗi mọi người. Mong các dịch giả xác nhận lại việc có đồng ý dịch tiếp không?
 
Nếu mà tóm thì phải tóm từ cái quyền sở hữu tài liệu đó trước chứ ai thèm tóm dịch thuật làm gì. Bởi vì ít nhất thì dịch thuật cũng không ảnh hưởng mấy đến doanh thu của tác giả (đối với những cuốn không đỉnh lắm).
Tuy không cổ động tinh thần vi phạm bản quyền, nhưng tôi nghĩ nên nghĩ thực tế một chút: không ai sẽ bị truy tố vì chẳng ai dịch hết cả cuốn sách. Việc thu tập edit thành chương/cuốn nếu do một người khác làm thì ta có thể 'lách luật' ở đây rồi :)
Cùng lắm là website bị đóng cửa. Nhưng có lẽ lúc đó là do một thành viên shvn được Nobel gì đó nên Interpol nó mới mò tới xem thử hồi xưa có phạm pháp gì không?
Tóm lại: sách cứ dịch, edit cứ edit, miễn là đừng có đóng lại thành nguyên một cuốn sách, đóng dấu Nguyễn Xuân Hưng to tướng và thảy lên các forum kêo gào mọi người download là được. (tất nhiên việc gửi sách đã hiệu chỉnh và tập hợp cho các bạn dịch vẫn có thể tiếp tục tiến hành, miễn là đừng có cái watermark gì 'bản quyền' để người ta lấy làm bằng chứng vật chứng là được).
 
Anh ui, e vẫn muốn dịch, anh có thể gửi cho em vào mail của em được không? Mình có thể dịch rùi chỉ đăng tải những phần mà người dịch cho là không sát nghĩa để có thể hoàn thiện cuốn sách đó một cách tốt nhất, hơn nữa ai đăng tải sách thì người dịch sẽ gửi bài dịch vào mail của người đó hay chuyển cho những ai có nhu cầu. Chúng ta phải tìm tòi học hỏi cái mới chứ, em thấy nên tiếp tục dịch anh ah!
 
mà nói thật nha, ở trường tui, thầy giáo vẫn dịch tài liệu mới rồi dạy mỗi lớp 1 thứ mới, thầy dịch của người ta nhưng vẫn đề tên thầy to tướng, có thấy ai sờ tới đâu mà mọi người lo chứ
 
Theo em, vẫn nên dịch cho xong vì:
- em chắc mọi người cũng hòm hòm kết thúc rồi
- hy vọng, đối với VN, chúng ta nhận được sự cho phép của tác giả và NXB
- bản dịch lưu truyền trong dân gian, chắc không sao đâu, không post lên shvn + không đóng dấu ký tên là được
 
Ý tôi là sẽ dừng công bố bản dịch trên SHVN. Việc dịch thuật vẫn tiến hành cho đến khi kết thúc.

Sau khi kết thúc sẽ format đẹp đẽ và chia sẻ cho những người cần.

Chào bác sỹ Hiên, bếu BS có hứng thú với chương 17 thì mời bắt tay dịch. Tôi không nhận được hồi âm từ dịch giả trước.

Trân trọng cảm ơn.
 
Anh ui, e vẫn muốn dịch, anh có thể gửi cho em vào mail của em được không? Mình có thể dịch rùi chỉ đăng tải những phần mà người dịch cho là không sát nghĩa để có thể hoàn thiện cuốn sách đó một cách tốt nhất, hơn nữa ai đăng tải sách thì người dịch sẽ gửi bài dịch vào mail của người đó hay chuyển cho những ai có nhu cầu. Chúng ta phải tìm tòi học hỏi cái mới chứ, em thấy nên tiếp tục dịch anh ah!


Chào bác sĩ Hiên,
Em thấy bác Hiên cũng muốn tham gia dịch sách phải không? Vậy bác Hiên có thể chia xẻ với em không? Nếu được nhờ bác chia xẻ với em chương 3
Cám ơn bác nhiều.

Phượng Uyên
 
Thật đáng tiếc, tôi đã theo dõi quá trình dịch của các bạn (rất tiếc là không thể tham gia cùng được) và cảm nhận được tinh thần làm việc rất hào hứng và có trách nhiệm của các bạn.

Tôi được biết ở Trung Quốc "Bộ Giáo dục Trung Quốc đào tạo những trí tuệ khoa học từ dưới lên. Họ gầy dựng ngân quỹ dịch thuật những sách giáo khoa kinh điển tiếng Anh, mua bản quyền, trả tiền cho dịch giả và xuất bản. Những sách nguyên bản trị giá vài trăm đô-la được dịch lại bán cho sinh viên năm, mười đô-la một cách hợp pháp. Các tạp chí khoa học quyền uy và hữu ích như Nature hay Materials Today và một số tạp chí quan trọng khác có phiên bản tiếng Hoa được phổ biến rộng khắp cho từ những sinh viên mới chập chững đi vào con đường nghiên cứu đến các khoa học gia kỳ cựu".

Không biết ở Việt Nam mình, liệu có tham khảo cách làm này được không nhỉ? Đây cũng là mong muốn rất lớn của tôi, và tôi tin rằng rất nhiều các bạn ở đây cũng sẵn sàng đóng góp sức mình cho sự phát triển của nước mình. Có bạn nào có ý tưởng hay cách làm nào khác không?



Một điều nữa, theo tôi, một số thuật ngữ chuyên ngành thông dụng hoặc được quốc tế hóa, chúng ta không nên cố dịch sang tiếng việt (vì nó không sát nghĩa, có thể gây hiểu nhầm), chúng ta nên đóng mở ngoặc và chú thích, giải thích rõ về thuật ngữ đó thì tốt hơn. Như vậy, cũng giúp chúng ta có thể tiếp cận, quốc tế hóa hoạt động NCKH của chúng ta.

P/S: với các tài liệu về KH-KT như thế này tôi cho rằng để xin được quyền dịch là rất khó, tuy nhiên cá nhân tôi có thể xin được quyền dịch và phân phát các tài liệu về kĩ năng sống ... (tôi đã gửi mail và tác giả đã hoàn toàn đồng ý, tôi thấy việc này cũng không khó khăn lắm). Hy vọng, trong thời gian tới, nếu có thể xin được quyền dịch các tài liệu chuyên ngành, tôi sẽ chia sẻ lên đây cùng các bạn.
 
Thật đáng tiếc, tôi đã theo dõi quá trình dịch của các bạn (rất tiếc là không thể tham gia cùng được) và cảm nhận được tinh thần làm việc rất hào hứng và có trách nhiệm của các bạn.

Tôi được biết ở Trung Quốc "Bộ Giáo dục Trung Quốc đào tạo những trí tuệ khoa học từ dưới lên. Họ gầy dựng ngân quỹ dịch thuật những sách giáo khoa kinh điển tiếng Anh, mua bản quyền, trả tiền cho dịch giả và xuất bản. Những sách nguyên bản trị giá vài trăm đô-la được dịch lại bán cho sinh viên năm, mười đô-la một cách hợp pháp. Các tạp chí khoa học quyền uy và hữu ích như Nature hay Materials Today và một số tạp chí quan trọng khác có phiên bản tiếng Hoa được phổ biến rộng khắp cho từ những sinh viên mới chập chững đi vào con đường nghiên cứu đến các khoa học gia kỳ cựu".

Không biết ở Việt Nam mình, liệu có tham khảo cách làm này được không nhỉ? Đây cũng là mong muốn rất lớn của tôi, và tôi tin rằng rất nhiều các bạn ở đây cũng sẵn sàng đóng góp sức mình cho sự phát triển của nước mình. Có bạn nào có ý tưởng hay cách làm nào khác không?



Một điều nữa, theo tôi, một số thuật ngữ chuyên ngành thông dụng hoặc được quốc tế hóa, chúng ta không nên cố dịch sang tiếng việt (vì nó không sát nghĩa, có thể gây hiểu nhầm), chúng ta nên đóng mở ngoặc và chú thích, giải thích rõ về thuật ngữ đó thì tốt hơn. Như vậy, cũng giúp chúng ta có thể tiếp cận, quốc tế hóa hoạt động NCKH của chúng ta.

P/S: với các tài liệu về KH-KT như thế này tôi cho rằng để xin được quyền dịch là rất khó, tuy nhiên cá nhân tôi có thể xin được quyền dịch và phân phát các tài liệu về kĩ năng sống ... (tôi đã gửi mail và tác giả đã hoàn toàn đồng ý, tôi thấy việc này cũng không khó khăn lắm). Hy vọng, trong thời gian tới, nếu có thể xin được quyền dịch các tài liệu chuyên ngành, tôi sẽ chia sẻ lên đây cùng các bạn.

Cảm ơn bạn đã góp ý. Vấn đề xin quyền dịch đúng là rất dễ. Điều đáng buồn cười là cái khó nằm ở khâu tìm NXB tại Việt Nam chịu đứng ra xuất bản sách dịch.

Mục tiêu hàng đầu của các NXB là lợi nhuận. Mà như bạn biết những cuốn sách chuyên ngành thì thường có ít đọc giả, chứ các sách như kiểu nghệ thuật buôn chứng khoán thì các NXB tại VN sẽ gật lia lại ngay, sách chuyên ngành sâu thì.....

Thế nên mới có chuyện ở VN có vài đồng chí liên hệ tác giả, liên hệ NXB sách gốc, tự nguyện hiến thân dịch free, mà không tìm được NXB nào tại VN đứng ra trả độ 1000 USD tiền bản quyền. Đến nỗi để tác giả thương tình bỏ tiền túi ra hỗ trợ nốt cả tiền bản quyền thì mới có NXB chịu "làm ơn" đồng ý xuất bản, thế mà vẫn còn hàng đống thứ lằng nhằng, chậm chạp. Thôi thì chờ khi nào được như TQ vậy.
 
Cảm ơn bạn đã góp ý. Vấn đề xin quyền dịch đúng là rất dễ. Điều đáng buồn cười là cái khó nằm ở khâu tìm NXB tại Việt Nam chịu đứng ra xuất bản sách dịch.

Mục tiêu hàng đầu của các NXB là lợi nhuận. Mà như bạn biết những cuốn sách chuyên ngành thì thường có ít đọc giả, chứ các sách như kiểu nghệ thuật buôn chứng khoán thì các NXB tại VN sẽ gật lia lại ngay, sách chuyên ngành sâu thì.....

Thế nên mới có chuyện ở VN có vài đồng chí liên hệ tác giả, liên hệ NXB sách gốc, tự nguyện hiến thân dịch free, mà không tìm được NXB nào tại VN đứng ra trả độ 1000 USD tiền bản quyền. Đến nỗi để tác giả thương tình bỏ tiền túi ra hỗ trợ nốt cả tiền bản quyền thì mới có NXB chịu "làm ơn" đồng ý xuất bản, thế mà vẫn còn hàng đống thứ lằng nhằng, chậm chạp. Thôi thì chờ khi nào được như TQ vậy.

Về bản quyền, tớ có thể nắm tương đối rõ :) tớ được học qua rồi mà. Trong trường hợp này, theo tôi thì chưa cần phải xuất bản đâu bạn ạh, chúng ta có thể chia sẽ dưới dạng e-book vừa tiết kiệm mà không lo lắng nhiều tới bản quyền (khi xuất bản thì chắc chắn bạn phải có bản quyền - sự đồng ý của tác giả, vì đó là nhằm mục đích thương mại), với mục đích phục vụ học tập, NCKH thì vấn đề này không nặng nề lắm. Vì vậy, đừng chờ có NXB hoặc chờ như TQ, chúng ta bắt chước TQ là dịch tài liệu và phân phát cho mọi người :) nhưng cùng với sự nhiệt tình của các bạn (đội ngũ dịch thuật, cộng tác viên) và KN tổ chức tốt, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được kho sách quý báu bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng việc chịu trách nhiệm dịch tài liệu này cũng giúp cho các bạn tham gia dịch thuật tiến bộ về KN ngoại ngữ, cách diễn đạt, đồng thời chúng ta cũng nên có chính sách ghi nhận công sức của các bạn ấy (ví dụ như ghi tên lên cuốn tài liệu dịch đó as dịch giả,...)
 
Về bản quyền, tớ có thể nắm tương đối rõ :) tớ được học qua rồi mà. Trong trường hợp này, theo tôi thì chưa cần phải xuất bản đâu bạn ạh, chúng ta có thể chia sẽ dưới dạng e-book vừa tiết kiệm mà không lo lắng nhiều tới bản quyền (khi xuất bản thì chắc chắn bạn phải có bản quyền - sự đồng ý của tác giả, vì đó là nhằm mục đích thương mại), với mục đích phục vụ học tập, NCKH thì vấn đề này không nặng nề lắm. Vì vậy, đừng chờ có NXB hoặc chờ như TQ, chúng ta bắt chước TQ là dịch tài liệu và phân phát cho mọi người :) nhưng cùng với sự nhiệt tình của các bạn (đội ngũ dịch thuật, cộng tác viên) và KN tổ chức tốt, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được kho sách quý báu bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng việc chịu trách nhiệm dịch tài liệu này cũng giúp cho các bạn tham gia dịch thuật tiến bộ về KN ngoại ngữ, cách diễn đạt, đồng thời chúng ta cũng nên có chính sách ghi nhận công sức của các bạn ấy (ví dụ như ghi tên lên cuốn tài liệu dịch đó as dịch giả,...)

Vấn đề là có bao nhiêu người chịu tham gia. Ai cũng có cuộc sống riêng, công việc riêng, cũng phải kiếm tiền. Tất nhiên ban đầu sẽ có nhiều người sôi nổi tham gia, nhưng quan trọng là được lâu dài hay không? Cái này thì mình biết rõ lắm vì tiến hành nhiều lần rồi. Chính vì thế nên nếu dịch ra được xuất bản, có nhuận bút thì bên cạnh cái nhiệt tình, mọi người có thu nhập, công sức bỏ ra được ghi nhận (cuốn sách được xuất bản) thì mới lâu dài và chất lượng được.

Ý kiến chủ quan của mình là thế. Còn tất nhiên nếu các bạn muốn dịch thì mình ủng hộ 2 tay hai chân.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top