Tiêu hóa ở dạ dày

Lê Văn Thản

Senior Member
Các anh chị cho em hỏi về sinh lí người:
Ntari tồn tại trong tế bào viền trong dạ dày với chức năng chủ yếu là gì?
 
Em có biết đặt câu hỏi không?
Ví dụ như là:
tiêu hóa?
để tiêu hóa được cần phải có yêu cầu gì?
bản chất của " cái" mà em cần hỏi (lần sau nhớ cần thận) nếu có trong tế bào thì gây ảnh hưởng như thế nào? liên quan gì đến tiêu hóa? ....
......
Nếu không hiểu thì ...
 
Dưới đây là cơ chế tạo thành HCl trong dạ day:
Trong tế bào, CO2 tác dụng với H2O với sự có mặt của anhidrase cacbonic (A.C) tạo thành H2CO3. Sau đó H2CO3 phân li thành HCO3- va H+ . Nhờ có cái bơm proton, ion H= được đưa vào lòng ống tuyến còn ion K+ được đưa vào trong tế bào. Ion Cl- khuếch tán tự động từ máu vào tế bào và từ tế bào vào lòng ống tuyến .Trong lòng ống tuyến , ion H+ va ion Cl- kết hợp với nhau tạo thành HCl . Ion HCO3- khuếch tán tự động từ trong tế bao viền ra ngoài mội trường máu. Ion K+ tù lòng ống tuyến và tế ?bào máu đi vào tế bào viền bằng cơ chế vận chuyển qua kênh proton và kênh Natri- Kali. Natri từ tế bào viền theo cơ chế vận chuyển qua kênh Natri- Kali xẽ được đưa ra ngoài môi trường máu.










Vậy natri tồn tai trong tế bào viền để vận hành kênh Natri_kali giúp kali được đưa vào lòng ống tuyến .
Sau đó Kali từ lòng ống tuyến vận hành kênh prôtôn để đưa H+ ra ngoài tế bào viền sẽ kết hợp với ion Cl- tạo thành HCl.
Vậy ngoài ra Natri tồn tại trong tế bào viền còn có chức năng nào khác?
 
Tôi không quan tâm nó còn chức năng nào khác nữa, tôi chỉ muốn hỏi em hiểu và nhớ bao nhiều về cái điều em viết ở trên.
Đại để,
Trong tế bào, CO2 tác dụng với H2O với sự có mặt của anhidrase cacbonic (A.C) tạo thành H2CO3

Em lí giải câu này xem ? tế bào trên là tế bào gì, anhidrase cacbonic là gì và có chức năng gì ? tác dụng này kéo dài trong bao lâu ?
 
"Tế bào trên" là tế bào viền anh ạ.
HCl được tổng hợp nhờ tế bào viền.
Mà diễn đàn lại không cho phép tải file ảnh của cơ chế trên lên có lẽ mọi người chưa rõ.
 
1.Điều gì khiến bạn nghĩ natri còn có chức năng nào khác ?
2.Bạn biết rõ câu trả lời như thế rồi thì còn hỏi làm gì nữa ?
 
Em hỏi là tại sao natri lại tồn tại trong dạ dày? Tuy no có chức năng ấy nhưng liệu nó còn có chức năng nào khac không?
 
Bạn chưa trả lời câu hỏi của mình: Điều gì khiến bạn nghĩ Natri còn chức năng khác ???
Nếu bạn hỏi kiểu như thế thì mình cũng có 1 đống câu hỏi cho bạn đây:
1.Mắt có chức năng gì ngoài để nhìn?
2.Tai có chức năng gì ngoài để nghe?
......
Đấy, bạn thử trả lời những câu hỏi như thế xem nào?
 
Nếu bạn muốn biết chung trong hệ tiêu hóa thì nó còn một chức năng nữa trong NaHCO3 ( có trong dịch tuỵ, dịch ruột) ?giúp trung hòa axit dạ dày. Còn trong dạ dày thì mình ko biết gì thêm. Mình đã thử tìm hiểu nhưng không thấy ( cũng có thể là chưa thấy).
@ Long: em nghĩ là bạn Thản chỉ là tò mò muốn biết thêm thôi ( hay là muốn thử thách mọi người đây ?). Với lại tai không chỉ có chức năng để nghe không đâu ?8)
 
Mọi người có chú ý dạo gần đây, các HSPT hay thắc mắc về các hiện tượng kì bí như ma, bóng đè...
@ Long: Mắt có chức năng gì ngoài để nhìn?
Nó không chỉ dùng để nhìn đâu, tôi thì biết nó có vài chức năng nữa ?nhưng khoa học chưa chứng minh được
- Biết đồ vật đó màu gì, mặc dù bị bịt mắt
- Nhìn thấy và tiếp xúc được với người chết
- Bùa chú: để trừ ma phải dùng bùa, cách thức là song chỉ trỏ vào cung nê hoàn (vùng giữa hai lông mày), vận cho viên ngọc khí màu đỏ xuất hiện, rồi nhanh tay lia theo hình vẽ ngoằn ngoèo của bùa.
- Biết trước tương lai
- Khống chế người khác: như thái dương công, thái âm chân kinh. Khác với thôi miên, nếu gặp nguy hiểm sẽ tỉnh lại, còn bị trúng hai tà thuật này, vĩnh viễn chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Coi ?Thần điêu đại hiệp, cậu thấy Dương Quá khống chế ?Đạt Nhĩ Ba bằng Mê hồn đại pháp trong Cứu âm chân kinh khiến y nhày loạn xạ, còn nhầm Dương Quá là đại sư ca.
- Phân thân, phân hồn, phân phách : phân thân thì chắc cậu nghe qua rồi , còn phân hồn phân phách thì chắc là chưa.

Có một bài nghiên cứu (fulltext) trên Nature Neuroscience về con mắt thứ ba, đọc để hiểu thêm là mắt không chỉ để nhìn.
http://www.nature.com/neuro/journal/v1/n5/full/nn0998_339.html

Con mắt thứ ba, các nhà KH đang nghiên cứu nhưng tui ?chả thấy ai nghiên cứu về con mắt thứ tư cả. Sử quan Thương Hiệt nhờ có 4 con mắt nhờ đó sáng tạo ra chữ viết.

@Thản: em nên trả lời câu hỏi của người khác trước, ở đây mọi người học hỏi lẫn nhau nên không có nghĩa là một mình em hỏi nên tôi nghĩ Long moi
 
Em rất nghiêm túc. Thế anh không thấy hỏi những câu như vậy có phần vô nghĩa ah? Lần nào lên cũng thấy bạn ý hỏi: bây giờ là dạ dày, ruột non; chắc là chuẩn bị liệt kê hết những bộ phận thuộc cơ thể người ra, hic.
Đây nhé, đầu tiên bạn ý hỏi:
- Các anh chị cho em hỏi chức năng chủ yếu của Natri trong tế bào viền là gì ?
- Sau khi tự mình trả lời câu hỏi trên, thì bạn ý lại nói: "Điều em muốn hỏi là ngoài chức năng đó, Natri còn chức năng gì nữa không?"
Thế rốt cuộc là bạn ý muốn hỏi gì, hay là câu bài ?

Mà bạn ý lấy thông tin từ đâu mà lại nghĩ Natri có chức năng khác? Giả sử em rất muốn giúp bạn ý, nhưng quả thật Natri trong TB viền không có chức năng nào khác thì sao? >> đi tìm 1 cái không tồn tại thì bao giờ mới trả lời được câu hỏi của bạn ý, mà lại tốn công tốn sức >> nên em muốn hỏi bạn ý: Điều gì khiến cho bạn ý nghĩ Natri trong thành dạ dày còn chức năng khác? Nếu có cơ sở thì em mới dám tin và tìm kiếm thông tin chứ.
 
"Natri từ tế bào viền theo cơ chế vận chuyển qua kênh Natri- Kali xẽ được đưa ra ngoài môi trường máu. "
Natri tồn tại trong tế bào viền để hoạt hóa kênh Natri-Kali.
Nhưng ở đây chưa rõ là Natri được vận chuyển vào trong tế bào viền như thế nào.Và tại sao nó lại có ở trong tế bào viền để hoạt hóa kênh Natri-Kali .
Vì thế em nghĩ nó còn có các chức năng khác, chứ không đơn thuần là để hoạt hóa kênh Natri-Kali .
 
2.Tai có chức năng gì ngoài để nghe?
Với lại tai không chỉ có chức năng để nghe không đâu ?
====> đúng vậy chuỗi xương tai có chức năng giữ thăng bằng, nếu không ta sẽ té nhào. Nào, té đi vì tai chỉ có chức năng nghe. :mrgreen:

@Thản: hình như em không hiểu gì về kênh Na+ K+ ?
 
Cơ chế hoạt động của bơm Na-K thì mình biết. Bản chất của bơm cũng là 1 protein màng có chức năng vận chuyển
Đầu tiên, mở phía ngoài, giảm ái lực đối với ion Na+và giải phóng ion Na+; đồng thời gia tăng ái lực đối với K+. ?Sự gắn của ion K+ làm kênh mở ra ở phía trong, gia tăng ái lực đối với ion Na+ và giảm ái lực đối với ion K+ và chu trình ?bắt đầu trở lại. Mỗi chu trình vận chuyển được 3 Na+ vào trong và 2K+ ra ngoài . Mục đích của bơm Na-K thường là cân bằng lại nồng độ Na, K ở 2 bên màng (nồng độ này bị thay đổi để thực hiện các quá trình của cơ thể- ở đây là quá trình tạo ra HCl ở dạ dày)
 
Hi :D
Té nhiều lần thì sẽ không té nữa.
Em đã hiểu rõ về sự tiêu hóa ở dạ dày.
Còn một vấn đè này nữa em cần hỏi:
? ? ? ? ? ? ?Ở một số loài động vật ăn cỏ kiểu dịch lỏng.
Vậy " Ăn cỏ kiểu dịch lỏng là gì ?" :?:
 
Theo mình nghĩ thì tiêu hóa kiểu dịch lỏng là bơm chất tiêu hóa vào con mồi để các thành phần trong cơ thể thành dịch lỏng sau đó động vật ăn thịt hút lấy chất dịch đó. VD: loài nhện
 
Anh Long cần xem lại câu hỏi của em.
Em hỏi đông vật " ăn cỏ kiểu dịch lỏng "
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Chứ không phải là " ăn thịt kiểu dịch long"
 
Xin lỗi bạn, mình nhìn dấu "hỏi" thành dấu "sắc" (cỏ thành có). Nếu là ăn cỏ thì mình không hình dung ra nổi, bạn thử nếu ví dụ 1 vài con đi.
 
Nguyễn Thế Long said:
Theo mình nghĩ thì tiêu hóa kiểu dịch lỏng là bơm chất tiêu hóa vào con mồi để các thành phần trong cơ thể thành dịch lỏng sau đó động vật ăn thịt hút lấy chất dịch đó. VD: loài nhện

Anh Long. Nhện có ăn cỏ đâu.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top