Bystander killing effect on cancer cells????

Vương Gia Tuệ

Senior Member
Mình muốn đặt ra một câu hỏi thế này.
Trong liệu pháp Genetic Prodrug Activation Therapy dùng để chữa trị ung thư, người ta chuyển một gene mã hóa một enzyme để chuyển hóa một prodrug thành một cytotoxic drug để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp này có một ưu điểm lớn là nó có thể tạo ra bystander killing effect, tức là gene chỉ cần được chuyển vào một số tế bào (thường là 10% khối u) thì cả khối u sẽ bị tiêu diệt.
Còn trong liệu pháp Antibody-directed enzyme-prodrug therapy, tức là người ta sử dụng kháng thể có gắn một enzyme chuyển hóa prodrug thành cytotoxic drug thì lại không có hiện tượng bystander killing này.
Vậy vì sao có sự khác biệt này và cơ chế cụ thể của bystander killing là gì?
 
Trong liệu pháp Genetic Prodrug Activation Therapy dùng để chữa trị ung thư, người ta chuyển một gene mã hóa một enzyme để chuyển hóa một prodrug thành một cytotoxic drug để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp này có một ưu điểm lớn là nó có thể tạo ra bystander killing effect, tức là gene chỉ cần được chuyển vào một số tế bào (thường là 10% khối u) thì cả khối u sẽ bị tiêu diệt.
Còn trong liệu pháp Antibody-directed enzyme-prodrug therapy, tức là người ta sử dụng kháng thể có gắn một enzyme chuyển hóa prodrug thành cytotoxic drug thì lại không có hiện tượng bystander killing này.

Chỉ là tiếng Anh thôi bạn ạ: bystander = kẻ đứng bên cạnh.
Trong trường hợp bạn chuyển gene, tác dụng của enzyme sẽ lâu dài hơn vì chính tế bào đã chuyển gene của khối u sẽ tăng sinh, sản xuất ra enzyme rồi hoạt hóa prodrug. Với hiệu ứng được duy trì lâu dài như vậy và chiến thuật "nội gián" thì khối u sẽ dễ bị tiêu diệt. Còn trường hợp sử dụng kháng nguyên thì hiệu quả không được duy trì lâu dài như vậy vì enzyme gắn kháng thể sau một thời gian sẽ bị máu cuốn trôi đi mất.
 
Cám ơn câu trả lời của a Lương. Nhưng a Lương à, không phải em không hiểu từ tiếng Anh, nhưng em vẫn chưa hiểu và chưa hài lòng với câu trả lời của a lắm.
Thế này ạ. Nếu khối u được chuyển gene mã hóa enzyme thì chỉ những tế bào ung thư nằm ở lớp ngoài của khối u mới nhận được gene chuyển này phải không ạ. Ta để cho các khối u này tổng hợp enzyme ra đủ rồi mới đưa prodrug vào. Nhưng những enzyme này khi sản xuất ra sẽ bị dòng máu cuốn trôi đi mất thì sao ạ. Còn các tế bào ung thư được chuyển gene khi bị tiêu diệt hết thì enzyme đâu mà để chuyển hóa prodrug nữa ạ. Vậy những tế bào ở lớp trong khối u làm sao mà diệt triệt để được?
Còn việc a nói kháng thể bị máu cuốn trôi thì em thấy hình như không đúng lắm vì tương tác kháng thể và kháng nguyên là rất chuyên biệt mà. Nếu có chuyện kháng thể gắn với kháng nguyên rồi bị máu cuốn đi mất thì hệ miễn dịch của con người có lẽ không ổn lắm. Có lẽ do kháng thể được sử dụng lả kháng thể chuột hoặc kháng thể chuột lai người (có phần Fc của người) nên dần dà nó sẽ bị hệ miễn dịch tiêu diệt mất. Àh mà a Lương ơi, hiện giờ người ta có thể tạo kháng thể đơn dòng người 100%, bằng hệ thống phage display, CDR grafting chứ không dùng hệ thống hybridoma nữa phải không ạ. Nên việc kháng thể bị hệ miễn dịch tiêu diệt là không còn nữa.
 
Thứ nhất trong bài của bạn không nói gì về việc các tế bào này nằm ngoài hay nằm trong. Lẽ đương nhiên đối với một khối u thì thuốc sẽ ngấm từ ngoài vào trong, do đó theo tôi nghĩ các tế bào sản xuất enzyme hẳn phải nằm bên trong, tiết enzyme ra, enzyme khuyếch tán ra phía ngoài và giết các tế bào bên ngoài đã hấp thụ prodrug. Vì chúng nằm bên trong nên gọi là "nội gián", tiếp tục tăng sinh, dần dần giết chết khối u từ trong ra.
Trường hợp enzyme gắn vào kháng thể thì việc nói "máu cuốn trôi đi mất" ở đây phải hiểu là khi kháng thể chưa kịp gặp kháng nguyên tại khối u thì nó đã bị máu đẩy đi mất, phải tuần hoàn một vài vòng nữa nó mới lại có cơ hội gặp lại kháng nguyên bề mặt tế bào ung thư tại khối u. Và khi nó giết tế bào ung thư thì nó cũng bị máu cuốn trôi luôn chứ đâu có available để tiếp tục gắn vào một tế bào ung thư khác đâu mà có hiệu ứng bystander killing

Không phức tạp như bạn nghĩ đâu.
Chúc vui!
 
Cám ơn câu trả lời của a Lương. Nhưng em vẫn thắc mắc là làm quái nào mà người ta chuyển gene vào các tế bào bên trong khối u được nữa. Chắc là cầm kim tiêm retrovirus vào hả? Nghe có vẻ thô thiển wá. Trong cuốn CANCER HANDBOOK em đọc cũng không thấy người ta đề cập gì tới chuyển virus mang gene vào thế nào nữa. Sách gì mà viết sơ sài gớm. Em nghe nói có cuốn CANCER RESEARCH viết chi tiết hơn. Nếu a Lương có cuốn đó thì bữa nào cho em chép nhé.
Àh, còn câu hỏi bữa trước của em a vẫn chưa trả lời. Hiện giờ người ta có thể sản xuất kháng thể đơn dòng thuần 100% người chưa a hay là vẫn dùng người lai chuột. Nếu vậy thì các liệu pháp dùng kháng thể sẽ không hiệu quả được.
Chúc a vui !
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top