Làm sao phân biệt tế bào gốc và tế bào mầm ?

Trần Ánh Hồng

Senior Member
Em đang làm một seminar về nuôi cấy tế bào mầm , nhưng không biết tế bào gốc và tế bào mầm khác nhau cụ thể ?ở điểm nào ?
Em cũng đọc được trên một tài liệu : họ đồng nhất embryonic germ cell và embryonic stem cell làm một , em thấy không hợp lý lắm vì nghĩ embryonic stem cell là tế bào gốc của phôi đã phân hóa , còn embryonic germ cell là tế bào mầm của phôi chưa biệt hóa. Vậy , vấn đề này là sao ? Xin thầy cô, anh chị nào biết chỉ giúp em .
Ngoài ra , cho em hỏi có thầy cô , anh chị nào biết tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm ở đâu , cho em xin địa chỉ được không ? Vì em lên mạng search rồi nhưng không tìm thấy .
Em xin cảm ơn ạ .
 
Theo mình hiểu thì tế bào gốc là tế bào được sinh ra trong những lần nguyên phân đầu tiên, có thể phân hóa thành bất kì loại tế bào nào; còn tế bào mầm là loại tế bào đã phân hóa nhưng ở giai đoạn sơ khai, có thể nói nó phân hóa về chức năng nhưng chưa biệt hóa nên vẫn có khả năng phân chia. Tế bào gốc thì chỉ có thể lấy ở phôi. Còn tế bào mầm, thì ví dụ như lấy ở da thì chỉ có thể nuôi cấy thành tế bào da ,...
Còn về tư liệu thì mình thấy có cái trang này cũng hay, dễ hiểu:
http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/biology/cellularbiology/tebaomamlagi.htm ?:oops: ?:oops: ?:oops:
 
Cảm ơn bạn Long nhiều về commment cho Hồng .
Nhưng so với tài liệu bạn gửi và những gì Hồng được biết thì giải thích của bạn hơi bị ngược đấy .
Theo Hồng hiểu , tế bào mầm là tế bào sơ khai , lấy từ phôi hoặc có thể từ những nguồn khác nhau , có thể phân hóa thành nhiều cơ quan .
Còn tế bào gốc , theo như một số tài liệu , là tế bào đã phân hóa , nhưng ở giai đoạn đầu .
Tuy nhiên , nhiều thầy cô cũng như sách báo , nói rằng tế bào gốc là tế bào mầm .
Vậy , công dụng cụ thể , cũng như định nghĩa chính xác của 2 loại này khác nhau ra sao ?
Và nói như thế , phải chăng đánh đồng tế bào mầm (germ cell) và tế bào gốc (stem cell) làm một ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô, anh chị .
Em xin cảm ơn ạ
 
Đây là hai khái niệm khác nhau. Về germ cell (tế bào dòng sinh dục - germline), bạn có thể tham khảo trong link dưới đây (thông cảm, vì không có nhiều thời gian nên mình cũng không viết bài trả lời dài cho bạn được): Wikipedia
 
Hic, đọc theo cái link của anh thì chết em, chắc là anh mới xem qua nên không để ý, bạn ý hỏi về embryonic germ cell cơ, không phải germ cell.
@Hồng: có lẽ đây là do cách gọi (cách dịch) khác nhau thôi. Nếu là seminar thì bạn có thể trình bày ý kiến này cho mọi người cùng thảo luận cũng hay ^^
 
embryonic germ cell và embryonic stem cell là hai khái niệm khác nhau. Embryonic stem cell chủ yếu nó đến cái inner cell mass của phôi nang, là những tế bào có tính toàn năng (gốc). Tất nhiên những embryonic stem cells khác có tinh đa năng cũng được quan tâm nhưng không nhiều như cái trên. Embryonic germ cell nói đến các tế bào sinh dục nguyên thủy (mầm). Tại sao người ta quan tâm đến cái germ cell này tôi không rõ, nhưng có lẽ việc nó có khả năng tạo ra giao tử để từ đó tạo ra hợp tử là một lý do người ta để ý tới nó. Có thể ngoa ngôn nói mối quan hệ giữa gốc và mầm cũng lằng nhằng như kiểu con gà và quả trứng gà vậy.

(kiến thức của tôi chỉ biết sơ sơ chừng đó, bạn muốn biết thêm hãy hỏi chuyên gia).
 
Cảm ơn giúp đỡ của mọi người rất nhiều .
Như vậy , embryonic germ cell có được thu nhận từ giai đoạn blastocyst của hợp tử không ạ ?
Điều này hơi bất hợp lý phải ko ? Vì ở giai đoạn này, hợp tử chưa phân hóa mà .
Nếu thế thì các tế bào sinh dục nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn nào ạ?
Ngoài ra , embryonic stem cell và embryonic germ cell có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào không ạ?
@Nguyễn Ngọc Lương : anh có thể chỉ giúp em kiếm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm ở đâu ạ ? Cách nuôi cấy embryonic germ cell và embryonic stem cell có gì khác nhau không anh?
Em xin cảm ơn anh Lương và mọi người .
 
Hình sau có thể cho em biết sơ một chút về tế bào gốc và tế bào mầm.

stemcellwt6.jpg


Chú thích: Fetal stem cell = tế bào gốc thai (từ phôi bỏ), Umbilical cord blood = tế bào gốc máu cuống rốn, Wharton's Jelly = Tế bào gốc thành cuống rốn, Hemopoietic = tế bào gốc tạo máu; Mesenchymal = tế bào trung mô; (Nói chung mọi mô và cơ quan đều có các tế bào gốc đơn năng)
? ? ? ? ? ? ? ?

Nếu em cần kiến thức cơ bản và có thể đọc tiếng Anh tốt, cuốn Stem Cell from bench to besides là một cuốn nhập môn khá tốt.
Nếu em tự học nuôi stem cell e là hơi sớm. Em có thể qua Đại học tự nhiên xem các bạn nuôi và biệt hóa một số tế bào gốc đa năng để học hỏi thêm rồi về tự tìm tòi và nuôi sau. Sách thì không thiếu, nhưng để nuôi được stem cell không dễ, nhất là tạo dòng nó vì theo như lời anh Phan Toàn Thắng "tế bào gốc như một đứa con nít chưa định tính cách, nó có thể trở thành đứa bé ngoan (tế bào gốc) hoặc đứa bé hư (ung thư)".
 
Em cảm ơn chỉ dẫn quý giá của anh Lương rất nhiều .
Vậy ra lúc đầu em hiểu lệch lạc quá , giờ thì đã có khái niệm rõ ràng hơn về các loại tế bào này rồi ^_^
Ah , nhưng em còn thắc mắc nhỏ nữa là không biết khả năng biệt hóa của embryonic stem cell và embryonic germ cell có giống nhau không? (Tức là có thể biệt hóa thành tất cả các loại tế bào, kể cả tế bào phôi không ? Hay embryonic germ cell chỉ có khả năng phát triển thành trứng hoặc tinh trùng? Và ngược lại ,embryonic stem cell cũng không thể biệt hóa thành hai loại tế bào đó ?)
Như thế , 2 khái niệm : human stem cell và human germ cell có giống nhau không ạ?
Còn việc này :
Nếu em tự học nuôi stem cell e là hơi sớm
Anh Lương ơi, kiến thức của em còn nhiều hạn chế lắm nên chưa dám "mơ" đến chuyện này đâu ạ ^_^ . Với lại, em cũng biết lĩnh vực này phức tạp mà. Hiện trong giới khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi , các khái niệm cũng như tài liệu nghiên cứu cũng chưa thống nhất nhau .
Chỉ là, ở lớp , em làm Seminar về đề tài "Nuôi cấy ?tế bào mầm", mà em gặp khó khăn về phân biệt tế bào gốc và tế bào mầm , cũng như không biết kiếm tài liệu hướng dẫn về cách nuôi cấy ở đâu , nên mạo muội mở chủ đề hỏi các anh chị .
Còn về cuốn "Stem Cell from bench to besides " , em có lên mạng search rồi nhưng không tìm thấy . Nếu anh Lương có , có thể gửi qua cho em xin được không ạ . Ở trường em cũng được làm quen với tài liệu tiếng Anh nhiều rồi nên em sẽ cố gắng.
Địa chỉ mail của em : aurora_pinky_15@yahoo.com
Xin cảm ơn anh Lương và mọi người rất nhiều vì đã bỏ thời gian quý giá ra giúp đỡ em .
Chúc mọi người trong Sinhhocvietnam ngày vui ^_^
 
Human embryonic germ cells (hEGCs) which are also stem cells, originate from the primordial germ
cells of the gonadal ridge of 5- to 9-week old fetuses. hEGCs have been successfully isolated and characterized.7 These stem cells are pluripotent and are able to produce cells of all three germ layers.

(trích từ Stem cell from bench to besides, trang 5)
Đấy là câu trả lời cho bạn về tế bào mầm. Có thể thấy tại sao người ta quan tâm đến nó: ở 9 tuần tuổi hầu hết các tế bào chỉ còn đa năng (multipotent), vậy mà tế bào mầm vẫn vạn năng (pluripotent).
Đối với nuôi tế bào gốc tôi chưa làm nên không rõ lắm. Nói chung tế bào gốc và những tế bào khó nuôi thường được nuôi trên lớp feeder (lớp tế bào đơn đã bị giết chết bằng tia gamma).
Nói chung những vấn đề này bạn có thể tìm bài báo và tìm sách để tham khảo.

Đây là cuốn Stem cell from bench to besides: http://www.megaupload.com/?d=NSKJZK9G
Trong khuôn khổ seminar bạn xài cuốn này cũng đã đủ.
 
Về vấn đề này có lẽ bạn qua box sinh học phát triển, topic "Một số thắc mắc về tế bào gốc", ở đó có chuyên gia giải thích rùi đó ?:D ?:D
 
@Nguyễn Ngọc Lương : cảm ơn anh Lương, giờ thì em rõ hơn về Human germ cell rồi ^_^
Vậy thì embryonic stem cell ( thuộc nhánh Human stem cell)cũng là tế bào vạn năng luôn hở anh ?
Ah, cảm ơn cái link anh Lương gửi , cơ mà em down không được , trang web hiện ra yêu cầu install Toolbars , chứ em không thấy gì về cuốn sách anh giới thiệu .
Có lẽ khả năng tin học cũng còn hạn chế , nhưng mà em không biết sao nữa >"<
Nếu không phiền , anh Lương có thể gửi lại cho em được không ?
Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của anh .
Em cảm ơn anh Lương rất nhiều .
@Nguyễn Thế Long : chẳng là, trước khi mở chủ đề này , mình đã có tìm trên SHVN , từ khóa là "tế bào mầm" , nhưng search không thấy, mình tưởng chưa ai hỏi nên ...
Giờ thì mình biết rồi, cũng vừa qua đó xem , thấy xôm tụ quá trời, mình cũng thích đề tài này nên có thể sẽ tham gia cho vui .
Cảm ơn bạn đã giúp mình .
 
Ở cái trang đấy nó có bảo: quota download dành cho Việt Nam hết rồi, nhưng nếu cài toolbar thì sẽ không bị giới hạn đó nữa. Bạn thử cài xem.
Bạn nên đọc thêm về tế bào gốc, có lẽ bạn cũng chưa nắm rõ khái niệm lắm.
Tế bào gốc phôi (embryonic stem cell) là tế bào toàn năng = một tế bào có thể thành một cơ thể
Sau toàn năng thì đến vạn năng, đa năng, đơn năng. Nói chung các thuật ngữ này ở VN vẫn chưa thống nhất.
Vạn năng = có thể biệt hóa thành một trong ba lớp phôi (hoặc cả ba?...)
Đa năng = biệt hóa thành vài loại tế bào (ví dụ tế bào gốc máu biệt hóa thành các loại bạch cầu, tế bào trình diện kháng nguyên...v.v)
Đơn năng = chỉ biệt hóa thành 1 loại tế bào (tế bào da, tế bào niêm mạc ruột...và nhiều mô khác nữa).
 
Anh Lương ơi, em xin lỗi lại làm phiền anh nữa +_+
Chuyện là , sau khi install Toolbar và đăng ký Free membership , đánh mã rồi chờ download thì trang web hiện lên thế này : "Download limit exceeded".
Hình như chỉ đăng ký premium membership mới được down thôi ,vì khối lượng của bài vượt giới hạn cho phép .
Dù sao, em cảm ơn rất nhiều về sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Lương.
Ah, đúng là em cũng chưa nắm rõ lắm về sự biệt hóa của các loại tế bào : embryonic stem cell và embryonic germ cell .
Vạn năng hay đa năng cũng khó phân biệt lăm phải không anh Lương ?
Chẳng là, em có qua topic "Một số thắc mắc về tế bào gốc" , đọc link mà bạn Thạch Thành Trung đưa :
http://www.biocrawler.com/encyclopedia/Totipotency
Trong đó có đoạn sau :

"There are three types of stem cells:
- A single totipotent stem cell can grow into an entire organism and even produce extra-embryonic tissues. Blastomeres have this property.
- Pluripotent stem cells cannot grow into a whole organism, but they are able to differentiate into cells derived from any of the three germ layers.
- Multipotent (also called unipotent) stem cells can only become some types of cells: e.g. blood cells, or bone cells".

"Embryonic stem cell : Stem cells which derived from the inner mass cells of a blastocyst (an early embryo) have pluripotent properties"-> Cũng là pluripotent như embryonic germ cell nên không thể biệt hóa thành tế bào phôi.

Còn theo như hướng dẫn của anh Lương thì embryonic stem cell thuộc lớp tế bào toàn ?năng (topipotent cell) nên có thể biệt hóa thành phôi.
Em cũng không biết sao nữa +_+
Nhưng mà ,so với lúc trước , em đã hiểu thêm được ?nhiều điều quý giá , nhờ sự giúp đỡ của anh Lương và mọi người .
Em xin cảm ơn rất nhiều .
Chúc mọi người trên SHVN ngày vui .
 
Theo mình thì tế embryonic sterm cell (tế bào gốc phôi) bao gồm cả blastomeres (hợp tử) và 1 số tế bào được phân chia từ hợp tử từ 2,3 lần nguyên phân đầu tiên. Bạn có nhớ đột biến tiền phôi không, đột biến này xảy ra ở 1-3 lần nguyên phân đầu tiên (2-8 tế bào) và sau này có di truyền >> chứng tỏ nó có biệt hóa thành tế bào sinh dục. Mình nghĩ những tế bào này chính là embryonic sterm cell.
 
theo mình hiểu thì những tế bào gốc phôi ở những lần phân chia đầu tiên khi phôi đang ở giai đoạn phôi dâu (chưa hình thành các lá phôi) thì có tính toàn năng năng. còn các tế bào gốc phôi sau này kể cả tế bào mầm mới hình thành cũng không có đặc tính này nữa
 
Cảm ơn giúp đỡ của hai bạn .
@Nguyễn Thị Bình : theo mình hiểu, thực chất phôi dâu là phôi ở giai đoạn 3-4 ngày sau khi thụ tinh , các phân bào của phôi có hình cầu ; còn blastocyst là khi phôi đã được 5-7 ngày (người ta còn gọi là túi phôi), ở giai đoạn này xuất hiện inner cell mass , là nơi chứa các embryonic stem cell .Còn embryonic germ cell xuất hiện lâu hơn sau đó , khi phôi đã được 6 tuần tuổi và hình thành nên các rãnh sinh dục . Còn về khả năng biệt hóa thì mình cũng nghĩ như bạn , tức embryonic stem cell có tính toàn năng , còn embryonic germ cell thì mình chưa rõ lắm , nhưng nói nôm na là có lẽ embryonic germ cell "già" hơn so với embryonic stem cell nên khả năng biệt hóa của nó cũng hạn chế hơn .
@Nguyễn Thế Long : việc embryonic germ cell có thể biệt hóa thành tế bào sinh dục thì rõ rồi , vì nó là tế bào mầm của cơ quan sinh dục mà ,embryonic stem cell thì do có tính toàn năng ,nên mình nghĩ nó cũng có khả năng đó . Còn về đột biến tiền phôi , mình nghĩ rằng những đột biến xảy ra ở giai đoạn này có khả năng đi vào giao tử nên được di truyền , chứ embryonic stem cell có xuất hiện ở giai đoạn này hay không thì mình chưa rõ . Bởi vì đột biến tiền phôi xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên , mà khoảng 24-30 giờ sau khi thụ tinh thì hợp tử đã hoàn thành sự phân bào đầu tiên của nó rồi mà Long . Do đó , mình nghĩ giai đoạn blastocyst mà embryonic stem cell xuất hiện có lẽ sẽ trễ hơn so với giai đoạn tiền phôi (pre-embryonic) chứ Long .
Đó là ý kiến của mình , có thể còn nhiều hạn chế , xin nhận được sự đóng góp giúp đỡ của các thầy cô , anh chị và các bạn .
Xin cảm ơn ạ.
 
Hì hì, mình cũng chỉ biết tương đối thôi. Mình nghĩ, Stem cell là 1 khái niệm để chỉ các tế bào có tính toàn năng, cho nên tất cả các tế bào được hình thành từ lúc thụ tinh đến khi túi phôi hình thành đều được gọi là stem cell. ?Mình đọc 1 số tài liệu, người ta gọi cả hợp tử là stem cell, nó nói thế này "when a sperm cell fertilizes an egg, the process creates a stem cell."
Còn thông tin về số ngày hình thành phôi đầu, blastocyst, cảm ơn bạn đã cho mình biết thêm 1 số kiến thức :d
 
Mình xin đính chính một chút như thế này: Toàn năng (Totipotent) nghĩa là khả năng từ một tế bào có thể cho ra cả một cơ thể hoàn chỉnh - tính toàn năng chỉ có ở những tế bào muộn nhất là giai đoạn phôi dâu (thậm chí có loài chỉ đến 4 tế bào là đã mất tính toàn năng rồi).

?Đa tiềm năng (Pluripotent) là khả năng các tế bào có thể biệt hóa cho ra tất cả các loại mô trong cơ thể (chứ không phải là cả một cơ thể hoàn chỉnh). Các tế bào ESCs (Embryonic Stem Cells) và PGCs (Primodial Germ Cell hay Embryonic Germ Cell - xuất hiện sau ESCs và được biệt hóa từ ESCs) đều đã mất tính toàn năng .Chú ý là ngay từ giai đoạn túi phôi (Blastocyst) thì các tế bào đã biệt hóa thành hai loại tế bào khác nhau là tế bào nút phôi (Inner Cell Mass - ICM) và các tế bào thuộc lớp dưỡng bào (Trophoblast), vì vậy các ESCs lấy từ nút phôi không còn khả năng cho ra một cơ thể hoàn chỉnh nữa.

?Germ Cell là khái niệm để chỉ các tế bào thuộc dòng sinh dục (Germline) - mình cũng không giỏi mô tả bằng lời, mọi người cứ xem mấy hình này sẽ rõ:

ElegansGermline.gif


Weismann.gif


darw05.gif


?Cả ESCs và PGCs đều là các tế bào bất tử (Immortal) - nghĩa là về mặt lý thuyết, chúng có thể tự nhân lên vô hạn. Chúng ta đều biết sau mỗi lần tế bào tự nhân đôi, các nhiễm sắc thể lại ngắn đi một chút do xảy ra sự cố đầu mút, cộng thêm nhiều cơ chế khác đã dẫn đến kết quả là, theo tính toán, mỗi tế bào chỉ có thể tự nhân đôi tối đa là 50 lần và chết. Còn các tế bào ESC, PGC (và cả các tế bào ung thư) bằng cách nào đó đã vượt qua được giới hạn này và trở nên bất tử. Trong cơ thể, bộ gen của loài được bảo toàn trong các tế bào gốc (duy trì qua các thế hệ tế bào), còn các tế bào dòng sinh có vai trò bảo toàn bộ gen từ thế hệ này qua thế hệ khác.

?Người ta quan tâm đến ESC và PGC thứ nhất là vì khả năng bất tử của chúng - vì như vậy có thể duy trì liên tục các dòng tế bào này trong nuôi cấy qua nhiều thế hệ để tiến hành nghiên cứu. Thứ hai là vì chúng có thể biệt hóa cho ra các tế bào sinh dục (ESCs có thể biệt hóa thành mọi loại tế bào, bao gồm cả tế bào sinh dục) nên có tiềm năng ứng dụng thực tiễn rất to lớn trong các nghiên cứu tạo động vật chuyển gen và trị liệu sử dụng tế bào gốc. Về các đặc điểm hình thái và sinh hóa, ESCs và PGCs có nhiều điểm tương tự nhau, người ta phân biệt chúng nhờ giai đoạn phát triển phôi và một số marker kháng nguyên ?bề mặt (SSEA, TRA...)

?Thành cũng chỉ dám nói đến đây thôi (nói nhiều nữa mà tòi ra chỗ sai thì về sếp quạt chết ?:oops: ) Bạn nào ở ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội mà muốn tìm hiểu thêm về tế bào gốc nói chung và tế bào gốc phôi nói riêng thì có thể tìm gặp nhóm nghiên cứu của thầy Nguyễn Mộng Hùng và thạc sỹ Bùi Việt Anh để hỏi thêm, mọi người ở đó chắc sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn :)
 
May quá, có chuyên gia trả lời, không thì bọn em cũng lơ mơ ?:oops: ?
Vậy kết luận cuối cùng là:
1.Chỉ có các Stem cell là các tế bào ở giai đoạn tiền phôi (2-8 tế bào/ 3 lần nguyên phân) là có tính toàn năng . Giai đoạn phôi đầu này kéo dài 3-4 ngày (nếu lấy thời gian cho 1 lần nguyên phân là 24-30h mà bạn Hồng cung cấp x3=72-90h xấp xỉ 3-4 ngày) >> như vậy các thông số khá khớp nhau.
2.Embryonic stem cell (ESCs) không hoàn toàn giống như Stem cell. Embryonic stem cell là các tế bào trong túi phôi (blastocyst), mặc dù chưa phân hóa nhưng đã mất tính toàn năng.
3.Embryonic germ cell (EGCs) là các tế bào thuộc dòng sinh dục (tức là các tế bào ESCs phân hóa theo hướng thực hiện chức năng sinh sản sẽ trở thành EGCs).

@Anh Thành: Sao em thấy sinh viên trường mình ít người tham gia diễn đàn này vậy hả anh, anh có cách nào khuyến khích mọi người tham gia không ạ?
Còn về vấn đề tế bào gốc, em cảm ơn anh đã giới thiệu, em cũng rất quan tâm nhưng cảm thấy chưa thực sự cần thiết lắm do chưa học chuyên sâu.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top