Hỏi về bài tập phả hệ

thiennhan_t

Senior Member
Các bạn cho mình hỏi về cách xđ gen quy định nằm trên NST X hay NST thường.
Vì theo mình hiểu, gen trên X là di truyền chéo, mà mình không hiểu lắm chữ chéo này ghi phân tích sơ đồ.

Ví dụ: XAXa x XaY
Thì con có thể là XAXa, XaXa,...
Nếu đề bài cho đời con là XAXa thì làm sao mình biết nó di truyền trên X, và mình sẽ không thấy đc hiện tượng di truyền chéo trong trường hợp này, còn nếu đề bài cho là XaXa, thì hiện tượng di truyền chéo mới thỏa mãn.
Mình không hiêu rõ cách phân tích lắm, mấy bạn giúp mình với!
 
Các bạn cho mình hỏi về cách xđ gen quy định nằm trên NST X hay NST thường.
Vì theo mình hiểu, gen trên X là di truyền chéo, mà mình không hiểu lắm chữ chéo này ghi phân tích sơ đồ.

Ví dụ: XAXa x XaY
Thì con có thể là XAXa, XaXa,...
Nếu đề bài cho đời con là XAXa thì làm sao mình biết nó di truyền trên X, và mình sẽ không thấy đc hiện tượng di truyền chéo trong trường hợp này, còn nếu đề bài cho là XaXa, thì hiện tượng di truyền chéo mới thỏa mãn.
Mình không hiêu rõ cách phân tích lắm, mấy bạn giúp mình với!

cách xác định tính di truyền của gen là nằm trên NST thường hay NST giới tính thì trước hết bạn cần dựa vào kết quả lai ở sơ đồ lai. Nếu TT biểu hiện tương đương ở 2 giới thì gen quy định TT nằm trên NST thường. Còn nếu gen quy định TT nằm trên NST giới tính, TT sẽ bhiện ko đồng đều ở 2 giới.( ở đây bạn chỉ cần hiểu là k.hình bệnh liên quan đến cặp gen ta xét chỉ x.hiện ở 1 trong 2 giới thôi). Thường các dạng toán loại này thường đi kèm tích hợp 1 số quy luật di truyền khác nên cần quan tâm thêm về tính chất trội lặn của gen gây bệnh. Cách giải dạng này bạn có thể đi từ bố mẹ ban đầu suy xuống hoặc từ đời con ta xét để suy ngược trở lại. Đây bạn chỉ hỏi cách xác định gen quy định TT di truyền liên kết với giới tính hay trên NST thường thôi nên mình cũng ko trình bày kĩ lắm. Chúc bạn học tốt
 
cách xác định tính di truyền của gen là nằm trên NST thường hay NST giới tính thì trước hết bạn cần dựa vào kết quả lai ở sơ đồ lai. Nếu TT biểu hiện tương đương ở 2 giới thì gen quy định TT nằm trên NST thường. Còn nếu gen quy định TT nằm trên NST giới tính, TT sẽ bhiện ko đồng đều ở 2 giới.( ở đây bạn chỉ cần hiểu là k.hình bệnh liên quan đến cặp gen ta xét chỉ x.hiện ở 1 trong 2 giới thôi). Thường các dạng toán loại này thường đi kèm tích hợp 1 số quy luật di truyền khác nên cần quan tâm thêm về tính chất trội lặn của gen gây bệnh. Cách giải dạng này bạn có thể đi từ bố mẹ ban đầu suy xuống hoặc từ đời con ta xét để suy ngược trở lại. Đây bạn chỉ hỏi cách xác định gen quy định TT di truyền liên kết với giới tính hay trên NST thường thôi nên mình cũng ko trình bày kĩ lắm. Chúc bạn học tốt

Ý mình hỏi cách phân biệt di truyền trên X đó bạn
 
bạn có thể nói rõ hơn không? bạn muốn phân biệt di truyền trên X với kiểu di truyền nào?
 
bạn có thể nói rõ hơn không? bạn muốn phân biệt di truyền trên X với kiểu di truyền nào?

Giờ cụ thể là so sánh trên nst thường với nst giới tính x ko alen trên y nhé.
Vì theo mình thấy, nếu sơ đồ phả hệ nhỏ thì mình ko dùng cái xuất hiện đồng đều hay ko đồng đều ở đực cái đc, vì như ví dụ mình ghi bên trên, đời con có thể là trai hay gái và bệnh hay không bệnh, và có thể có một trong tất cả những trường hợp đó như bên nst thường.
 
Giờ cụ thể là so sánh trên nst thường với nst giới tính x ko alen trên y nhé.
Vì theo mình thấy, nếu sơ đồ phả hệ nhỏ thì mình ko dùng cái xuất hiện đồng đều hay ko đồng đều ở đực cái đc, vì như ví dụ mình ghi bên trên, đời con có thể là trai hay gái và bệnh hay không bệnh, và có thể có một trong tất cả những trường hợp đó như bên nst thường.

cái này thì tùy vào từng bài toán cụ thể để nhìn nhận thôi. Còn vd bạn đưa trên là bạn đã thừa nhận nó nằm trên NST giới tính rồi. Dạng bt này yêu cầu chúng ta xđ kiểu gen cần xét ứng với quy luật dtruyền mà,ko thể cho tùy tiện nó là KG ta muốn đc. Mình cho bạn 2 VD đơn giản về dt chéo và phả hệ để bạn nhìn nhận rõ hơn. VD1: ở người bệnh máu khó đông do đb gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Cho rằng bà nội,bà ngoại ko mang bệnh,nếu mẹ bthường,bố bthường con trai bị mù màu của họ nhận đc gen bệnh từ ai:(a.ông ngoại.b.ông nội.c.bà ngoại.d.bà nội). VD2: 2 vợ chồng bthường sinh ra đứa con gái bị bệnh. Người con gái này kết hôn với người đàn ông bình thường sinh ra con trai bình thường. Người con trai này kết hôn với người con gái bthường thì xsuất đứa con gái của họ ko may bị bệnh là bao nhiêu? Mình tin bạn chỉ cần làm xong 2 bài này thì bạn đã hiểu rõ hơn rồi,cái cốt lõi ko phải là ta cứ nhìn theo nhiều chiều để áp đặt cho nó nhiều kgen mà chỉ cần nhìn theo một hướng có lợi cho khả năng KGen ta xét thôi,giống như ta làm toán xsuất bên toán vậy đó bạn. Có lẽ mình nói hơi khó hiểu nhưng chỉ cần làm bt nhiều,va chạm nhiều sẽ giúp ta hiểu nhanh thôi.
 
Mấy bạn phân tích dùm mình bài này, mình thấy trên X ko alen trên Y với trên thường cái nào cũng thỏa :???:
 
Mấy bạn phân tích dùm mình bài này, mình thấy trên X ko alen trên Y với trên thường cái nào cũng thỏa :???:

bạn up lên đầy đủ đề bài luôn để mình xem. Chứ nhìn vào đề bài kiểu này là mình chọn di truyền trên NST thường
 
Last edited:
Hồi trước mình cũng rất mơ hồ về toán phả hệ, nhưng rồi cũng hiểu là giải toán phả hệ cũng chỉ tương đối, tức là kiểu chọn trường hợp có xác suất cao hơn để làm đó mà.

Tại sao kết quả di truyền suy ra từ 1 cái phả hệ đôi khi chỉ đúng tương đối?

Bởi vì thế này, phương pháp dùng phả hệ là để nghiên cứu sự di truyền của 1 bệnh nào đó trong 1 gia đình nào đó, rồi từ đó tư vấn cho họ xác suất họ sinh ra đời con cháu chắt... bị cái bệnh đó là bao nhiêu % đúng ko?

Tưởng tượng như mình là bác sĩ đi tư vấn cho người ta, vậy nếu người cần tư vấn đưa cho mình 1 cái phả hệ ngắn ngủn thì mình xác định sự di truyền càng khó, tức là xác suất xác định sai càng cao. Bởi thế nên phả hệ càng dài (càng nhiều đời) thì kết quả mình đoán bệnh cho người ta càng chính xác!

Như vậy, khi đề cho mình 1 cái phả hệ cũng ngắn ngủn thì ý của đề là sự di truyền của bệnh với xác suất cao nhất. :mrgreen:

Tức là đối với 1 bài toán phả hệ, phả hệ càng dài thì đáp án càng đúng, phả hệ càng ngắn thì đáp án đó chỉ là trường hợp có xác suất cao nhất (giống như cái phả hệ của bạn vậy, gen trên NST thường hay trên X đều đúng).

Thế làm sao biết được là chọn trường hợp nào xác suất đúng nhiều hơn để làm?

Quay trở lại, cách làm 1 bài phả hệ cần có 2 bước: xác định trội lặn, xác định gen bệnh trên NST nào.

Thứ nhất: xác định trội lặn.

Có 2 trường hợp đó là chắc chắn đúng (dùng đk cần và đủ để suy ra) hoặc không chắn chắn đúng trong mọi trường hợp (chỉ dùng đk đủ do thiếu đk cần).

Đk cần và đủ ở đây là gì?
- Khi thấy có bố lành mẹ lành mà con bệnh thì chắc chắn gen bệnh là lặn.
- Khi thấy bố bệnh mẹ bệnh mà con lành thì chắc chắn gen bệnh là trội.

Còn đk cần mà ko đủ là gì?
- Khi phả hệ có bệnh ngắt quãng (tức đời có bệnh, đời ko bệnh) thì đa số trường hợp gen bệnh là lặn.



Tại sao lại đa số trường hợp, nhìn phả hệ trên sẽ thấy (phả hệ trên vẫn là bệnh ngắt quãng do 2 đứa bệnh II1 và II5 là "ngoại đạo"):

Theo lí thuyết gen bệnh hoàn toàn có thể là trội A do 6 đứa con II2, II3, II4, II6, II7, II8 đều cùng có thể là aa. Trên thực tế trường hợp này cực hiếm! Đã aa mà cùng lúc 6 đứa thì trên thực tế là quá hiếm (có thể tính xác suất để biết nó hiếm cỡ nào :nhannho:). Do đó mình sẽ thừa nhận luôn gen bệnh là lặn. :mrgreen:

Tương tự mình cũng có:
- Khi phả hệ có bệnh liên tục (tức đời nào cũng có bệnh) thì đa số trường hợp gen bệnh là trội.

Thứ hai: xác định NST.
Cũng có 2 trường hợp: chắc chắn đúng dùng đk cần và đủ, hoặc không chắn chắn đúng trong mọi trường hợp chỉ dùng đk đủ do thiếu đk cần.

Đk cần và đủ là:
- Khi thấy bệnh có ở nữ thì chắc chắn gen bệnh ko nằm trên Y.
- Khi thấy bệnh ko di truyền thẳng (tức là có nữ bệnh) thì chắc chắn gen bệnh ko nằm trên Y.
- Khi thấy bệnh có ở nữ + gen bệnh lặn (đã xác định ở trên) + ko di truyền chéo (tức là con gái bệnh mà bố lành, hoặc thấy mẹ bệnh mà con trai lành) thì chắc chắn gen bệnh ko nằm trên X.

[ Chỗ này cần giải thích chút xíu: lấy trường hợp con gái bệnh mà bố lành.
Giả sử gen nằm trên X thì con gái là XaXa, bố là XAY ---> vô lí vì con gái phải lấy XA của bố!
=> Suy ra gen ko thể nằm trên X. (trường hợp mẹ bệnh con trai lành tương tự) ]

Đk cần mà ko đủ (đa số trường hợp) là:
- Bệnh phân bố đều thì đa số trường hợp gen bệnh trên NST thường.
- Bệnh phân bố ko đều thì đa số trường hợp gen bệnh trên NST giới tính.

Tại sao lại đa số trường hợp? Hãy nhìn vào phả hệ sau:



Toàn là nam bệnh! Bạn nghĩ ngay đến bệnh trên Y? Cơ mà gen bệnh nằm trên NST thường vẫn có thể đúng! Nhưng gen trên NST thường mà qua 3 đời vẫn chưa thấy nữ bệnh thì thật đúng là hiếm. Bởi vậy mình tiếp tục thừa nhận gen bệnh trên Y (do xác suất lớn hơn).

Đi xa quá... quay trở lại cái phả hệ của bạn @thiennhan_t:



- gen bệnh là lặn do có bố mẹ lành con bệnh
- do có nữ bệnh nên chắc chắn không nằm trên Y, mà bệnh phân bố không đều (nam nhiều hơn nữ) nên thường là gen nằm trên NST giới tính. Vậy gen bệnh nằm trên NST X.

Túm lại là xét cần và đủ trước, ko có cần thì xét đủ thôi. :mrgreen:
 
Last edited:

Cảm ơn bạn vì bài viết khá chi tiết. Nhưng mình có một số góp ý thêm:
- Phả hệ bạn đưa ra, tính trạng là trội hoặc lặn đều thỏa mãn, tuy trội thì xác suất rất nhỏ nhưng chẳng vì thế mà loại trừ được. Xác suất này cũng bằng xác suất gia đình có 6 đứa con gái, tuy đúng là rất hiếm, nhưng nó vẫn xảy ra (thậm chí mỗi huyện có 1 cái... :mrgreen:).

- Về việc biện luận trường hợp thứ 2, đúng là gen lặn, nhưng chưa đủ thông tin để kết luận gen trên NST thường hay giới tính. Sự chênh lệch giữa 2 giới với cỡ mẫu quá nhỏ (3 và 1) không có ý nghĩa trong thống kê.

Tuy nhiên, mình nghĩ chúng ta không cần băn khoăn về những phả hệ thế này vì mình đã để ý các đề thi ĐH không bao giờ cho 1 phả hệ mà 2 trường hợp đều thỏa mãn. Hoặc là sẽ cho sẵn thông tin về bệnh, hoặc là sẽ đưa ra những thông tin để loại trừ (và dẫn đến kết quả cuối là gen trội hoặc lặn trên NST thường)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,268
Messages
72,181
Members
56,607
Latest member
s66douste
Back
Top