Thư viện ảnh đẹp

Bạn thấy những bức ảnh này đẹp chứ?

  • Votes: 10 90.9%
  • Không

    Votes: 1 9.1%

  • Total voters
    11

pdn

Moderator
Staff member
Đời sống của ong bắp cày.

ongbapcay.jpg


ongbapcay1.jpg


ongbapcay2.jpg


ongbapcay3.jpg


ongbapcay4.jpg


ongbapcay5.jpg


ongbapcay6.jpg


ongbapcay7.jpg


ongbapcay8.jpg

 
Pdn, em có ảnh về các loại thực động vật trong nghiên cứu sinh y không???????
 
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu


Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.

Lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.
leaveschangecolorinthefall.jpg


Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá - một loại sắc tố có tên anthocyanin.

Có một giả thiết được đưa ra rằng, màu đỏ của lá mùa thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng. Sự khác biệt giữa màu lá cây vào mùa thu ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể được xem là bằng chứng cho giả thiết này. Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.
leaveschangecolorinthefall1.jpg


Để kiểm tra giả thiết trên, tiến sĩ Thomas Doring, giảng viên tại Đại học Imperial College London (Anh) cùng hai cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xu hướng lựa chọn màu sắc của rệp vừng khi chúng tìm tới cây vào mùa thu để giao phối và đẻ trứng. Họ bôi 70 màu khác nhau lên 140 đĩa rồi đổ đầy nước để theo dõi số lượng rệp vừng đậu trên mỗi đĩa. Hai tuần sau, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng rệp trên những đĩa màu xanh dương nhiều gấp ba lần so với đĩa có màu đỏ, nhưng đĩa màu vàng lại thu hút được số lượng rệp nhiều gấp 4 lần so với đĩa xanh. Sau đó, tiến sĩ Thomas dùng màu sắc của vài trăm loại lá thuộc nhiều loài cây để bôi lên đĩa và lặp lại thử nghiệm.

Kết quả cho thấy những lá màu đỏ không thu hút được nhiều rệp bằng lá xanh và vàng. Từ thí nghiệm này nhóm chuyên gia đã nhận định, lá một số loài cây chuyển màu đỏ để chống lại rệp vừng. Nếu loài côn trùng này đậu lên lá để đẻ trứng với số lượng lớn, sự sinh trưởng của cây có thể chậm lại và sức khỏe của chúng sẽ giảm sút.
leaveschangecolorinthefall2.jpg


Một giả thiết khác cho rằng, sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình. Khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum (loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh) của một sinh viên tại Charlotte, N.C đã cho thấy sự liên quan giữa màu lá cây vào mùa thu và chất lượng đất. Nơi đất thấp giàu dinh dưỡng hơn, lá cây hầu hết chuyển sang màu vàng vào mùa Thu. Còn ở những vùng đất cao khô cằn, lá cây lại chuyển sang màu đỏ.

“Sự liên hệ được thể hiện rất rõ ràng”, nhà sinh lý học cây trồng Bill Hoch thuộc Đại học Montana ở Bozeman cho biết. Hơn thế nữa, những khám phá này tương đồng với kết quả ông tìm được về chức năng của chất Anthocyanin kỳ diệu.
leaveschangecolorinthefall3.jpg


“Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc Anthocyanin giúp cây lấy được lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”, Ông giải thích rằng, quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa Xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina (Mỹ), người ta nhận ra mùa thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Khi mùa Thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.
leaveschangecolorinthefall4.jpg


Lợi ích của màu đỏ đã rõ ràng, nhưng tại sao lá của một số loài cây vẫn chuyển màu vàng khi mùa thu tới? “Về mặt lý thuyết, thực vật phải hứng chịu tổn thất cho việc chuyển sang màu đỏ. Nếu thiệt hại mà côn trùng gây ra lớn hơn tổn thất phát sinh từ việc sản xuất sắc tố đỏ vào mùa thu, lá cây sẽ có xu hướng chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, nếu thiệt hại do côn trùng gây ra thấp hơn, cây sẽ giữ lại màu vàng trên lá”. Tuy vẫn là giả thuyết về nguồn gốc nhưng ít nhất thì mọi người đã hiểu rằng, nếu muốn xua đuổi lũ côn trùng gây hại khỏi ruộng đồng vào mùa thu, chúng ta nên trồng nhiều loại cây lá đỏ.

Tham khảo: Earthsky

Mọi người thấy vấn đề này như thế nào?
 
Dưới đây là 10 bức ảnh ấn tượng nhất đoạt giải thưởng Veolia Environnement 2012:

anhdongvathoangda.jpg

Tác phẩm đoạt giải nhất của nhiếp ảnh gia Paul Nicklen.

anhdongvathoangda1.jpg

Một con linh dương chạy trốn trước những cặp mắt rình rập của 4 con báo đốm ở Công viên quốc gia Serengeti, Tanzania. Sau khi bị bắt, báo mẹ sẽ không giết con linh dương mà để nó trở thành đối tượng cho báo con tập săn mồi. (Ảnh: Gregoire Bouguereau)

anhdongvathoangda2.jpg

Ánh sáng màu đỏ phát ra từ đôi mắt của một con cá sấu tại Công viên quốc gia sông Myakka ở Florida, Mỹ. (Ảnh: Larry Lynch)

anhdongvathoangda3.jpg

Một con gấu trắng mắc kẹt trên tảng băng ở Svalbard (quần đảo giữa Na Uy và Bắc Cực). (Ảnh: Anna Henly)

anhdongvathoangda4.jpg

Cuộc đối đầu không cân sức giữa 2 con tê giác ở Khu bảo tồn Tugela tại KwaZulu-Natal, Nam Phi. Trong đó, một con tê giác bị thợ săn tấn công và cắt mất sừng. (Ảnh: Brent Stirton)

anhdongvathoangda5.jpg

Một con chim cánh cụt hoàng đế lao từ dưới nước lên tảng băng ở Biển Ross, Nam Cực. Trong quá trình kiếm ăn dưới nước, chim cánh cụt phải luôn để mắt đến lũ báo biển hung ác và nhanh chân lao lên bờ nếu phát hiện sự xuất hiện của kẻ săn mồi. (Ảnh: Paul Nicklen)

anhdongvathoangda6.jpg

Con diều hâu đỏ bay lượn săn mồi gần một sân bay ở London, Anh. (Ảnh: Owen Hearn)

anhdongvathoangda7.jpg

Con mòng biển đầu đen bơi trên sông Thames, với mặt nước in bóng các tòa nhà cao tầng của trung tâm tài chính Canary Wharf ở London, Anh. (Ảnh: Eve Tucker)

anhdongvathoangda8.jpg

Cực quang xuất hiện trên núi băng ở Đảo Kval ya, cách thành phố Troms, Na Uy khoảng 30km về phía Bắc. (Ảnh: Thilo Bubek)

anhdongvathoangda9.jpg

Con cá sấu há miệng và chờ đợi săn mồi ở đầm lầy Pantanal, Brazil. (Ảnh: Luciano Candisani)
 
Nikon vừa công bố loạt ảnh đặc sắc trong cuộc thi ảnh “Close-up” 2012 (chụp ảnh cận cảnh), khắc họa vẻ đẹp tiềm ẩn của thế giới xung quanh thông qua kính hiển vi và ánh sáng thường.

contrungduoikinhhienvi.jpg


contrungduoikinhhienvi1.jpg


contrungduoikinhhienvi2.jpg


contrungduoikinhhienvi3.jpg


contrungduoikinhhienvi4.jpg


contrungduoikinhhienvi5.jpg


contrungduoikinhhienvi6.jpg


contrungduoikinhhienvi7.jpg


contrungduoikinhhienvi8.jpg


contrungduoikinhhienvi9.jpg


contrungduoikinhhienvi10.jpg


contrungduoikinhhienvi11.jpg




contrungduoikinhhienvi12.jpg


contrungduoikinhhienvi13.jpg




contrungduoikinhhienvi14.jpg


contrungduoikinhhienvi15.jpg


contrungduoikinhhienvi16.jpg


contrungduoikinhhienvi17.jpg


contrungduoikinhhienvi18.jpg


contrungduoikinhhienvi19.jpg


contrungduoikinhhienvi20.jpg
 
rider.jpg


Đây là bức ảnh cực độc dường như cho ta thấy một con côn trùng đang lái xe đạp về với ánh chiều tà.
Nhiếp ảnh gia cận cảnh nghiệp dư Eco Supaman, 23 tuổi, đã rất kinh ngạc khi con bọ ngựa anh đang chụp ở Indonesia nhảy lên một cái tua. Tờ dailymailk gọi đó là "An incredible struck of luck" - "Một cơ may ngàn vàng"

Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/art...-makes-viewers-double-take.html#ixzz2B4bu2rd6
 
Nhiếp ảnh gia Tim Flach vừa giới thiệu bộ ảnh “Cảm xúc của động vật” - ghi lại những khoảnh khắc giống người nhất của các loài động vật.

DogsGodsandEquus.jpg


DogsGodsandEquus1.jpg


DogsGodsandEquus2.jpg


DogsGodsandEquus3.jpg


DogsGodsandEquus4.jpg


DogsGodsandEquus5.jpg


DogsGodsandEquus6.jpg


DogsGodsandEquus7.jpg


DogsGodsandEquus8.jpg


DogsGodsandEquus9.jpg


DogsGodsandEquus10.jpg


DogsGodsandEquus11.jpg


DogsGodsandEquus12.jpg


DogsGodsandEquus13.jpg


 
Tạp chí nổi tiếng National Geographic đang giới thiệu những bức ảnh nổi bật nhất của độc giả trong bộ sưu tập có tên "Your Shot".

kangaroo.jpg

Một chú kangaroo nằm phơi nắng ở sở thú Jacksonville, Mỹ. (Ảnh: Graham McGeorge)

nongnoc.jpg

Đàn nòng nọc gồm hàng ngàn con bơi qua đám cây rêu. (Ảnh: Eiko Jones)

xoaynuoc.jpg

Xoáy nước lớn hình thành tại Công viên Quốc gia Crater Lake, Oregon, Mỹ. (Ảnh: Pierre Leclerc)

hangcay.jpg

Hàng cây đều đổ bóng trên mặt hồ Wakatipu ở Glenorchy, New Zealand. (Ảnh: Brad Grove)

chimechoconan.jpg

Chim nhạn mẹ cho chim con ăn khi đang bay lơ lửng giữa không trung. (Ảnh: Norma Gleeson)

samset.jpg

Sét đánh trên bầu trời Costa Rica. (Ảnh: James Hogan)

firstmountain.jpg

Khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi First ở Grindelwald, Thụy Sỹ. (Ảnh: Paul Mulholland)

cutuyet.jpg

Một con cú tuyết ngồi co ro giữa trời lạnh ở Jones Beach, New York. (Ảnh: David Dillhoff)

suabien.jpg

Cận cảnh một con sứa gần bãi đá ở ngoài khơi đảo Lefkada, Hy Lạp. (Ảnh: Mauritzio Zambelli)

chimechoconan1.jpg

Chim mẹ mớm mồi cho 2 chim con trong tổ. (Ảnh: Karl Scaife)

meovathanlan.jpg

Con thằn lằn nhỏ bé không hề sợ hãi khi bị con mèo đe dọa. (Ảnh: Adzrin bin Taib)

hoboken.jpg

Nước từ dòng sông Hudson tràn vào Hoboken, New Jersey, Mỹ lúc 10h tối. (Ảnh: Jeremy Raffer)

daibangbatca.jpg

Tác giả Kevin McCarthy mất 2 tuần chờ đợi ở Kangasala, Phần Lan mới chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về chú chim ưng bắt mồi hồi tháng 9.

voivahuoucaoco.jpg

Một chú voi đứng cạnh một con hươu cao cổ ở Công viên Quốc gia Etosha, Namibia. (Ảnh: Susan McConnell)

muathuprague.jpg

Một sáng mùa thu ở Prague với những bức tượng trên cầu Charles. (Ảnh: Jaromir Chalabala)

 
Last edited:
Con côn trùng ngây thơ tiến lại gần đóa hoa xinh xắn. Bất ngờ đóa hoa chuyển động và chỉ trong tích tắc nạn nhân xấu số đã mất mạng…

Hymenopus-coronatus.jpg

“Đóa hoa” đó chính là một loài bọ ngựa kỳ lạ có tên là bọ ngựa phong lan, tên khoa học là Hymenopus coronatus.

Hymenopus-coronatus2.jpg

Chúng sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Hymenopus-coronatus3.jpg

Chúng được gọi là bọ ngựa phong lan bởi màu sắc và hình dạng cơ thể rất giống với một đóa phong lan.

Hymenopus-coronatus4.jpg

Bốn chân của chúng giống hệt như những cánh hoa lan, trong khi các cặp chi trước có răng cưa giống như các loài bọ ngựa khác được sử dụng trong việc nắm bắt con mồi.

Hymenopus-coronatus5.jpg

Đây là một chiến thuật ngụy trang tuyệt vời, khiến bọ ngựa phong lan trở nên “tàng hình” khi lẩn vào những đóa phong lan.

Hymenopus-coronatus6.jpg

Thay vì đi tìm mồi, loài bọ ngựa này bất động hàng giờ trên đóa hoa, chờ con mồi bay đến để tóm gọn bằng đôi càng sắc bén và tốc độ nhanh như chớp.

Hymenopus-coronatus7.jpg

Bọ ngựa phong lan là loài rất hiếu sát, chúng sẵn sàng tấn công tất cả các đối tượng chuyển động lọt vào tầm nhìn của mình.

Hymenopus-coronatus8.jpg

Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, đặc biệt là ong, bướm, những đối tượng thường tìm đến hoa để hút mật.

Hymenopus-coronatus9.jpg

Một điều đặc biệt khác của bọ ngựa phong lan là chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc cho phù hợp với đóa hoa mà mình trú ẩn.

Hymenopus-coronatus10.jpg

Theo các nghiên cứu, chúng có thể thay đổi được 90 màu sắc, giữa sắc hồng và nâu.

Hymenopus-coronatus11.jpg

Do sự độc đáo của mình, bọ ngựa phong lan rất được các nhà sưu tầm côn trùng ưa chuộng.

Hymenopus-coronatus12.jpg

Nhưng không phải ai cũng có cơ hội sở hữu loài bọ ngựa này do chúng rất hiếm và giá rất cao.

Nguồn: khoahoc.com.vn
 
Hải long lá là một trong những loài cá quý hiếm nhất dưới đáy biển có hình dạng giống hệt con rồng trong huyền thoại và cũng là loài duy nhất trong chi Phycodurus.

hai-long-la-la.jpg


Hải long lá là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi, có hình dáng giống hệt những chiếc lá hình con rồng và chỉ xuất hiện ở bờ biển phía Tây và Nam Australia.

hai-long-la-la1.jpg


Hải long lá thường sống ở vùng biển có độ sâu từ 5-35m. Đặt biệt, chúng chỉ xuất hiện ở vùng nước ôn đới với nhiệt độ quanh năm dao động từ 14-19 độ C.

hai-long-la-la2.jpg


Thông thường, Hải long lá có chiều dài gần 35cm nhưng có một số con phát triển đặc biệt nên kích thước của chúng có thể lên tới 45cm.

hai-long-la-la3.jpg


Với thân hình giống những chiếc lá giúp cho hải long lá có tài ngụy trang tài tình nhất dưới đáy đại dương, hòa nhập với những loài thực vật. Vì vậy, các loại cá dữ khó mà biết được nó là một loài cá nên tránh được cảnh bị ăn thịt.

hai-long-la-la4.jpg


Hải Long lá hạn chế vận động và có thể đứng yên tại một vị trí trong suốt khoảng thời gian dài 68 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số con hải long lá thỉnh thoảng sẽ di chuyển với tốc độ 150m/h và trong một khoảng thời gian dài.

hai-long-la-la9.jpg


Hải long lá có miệng dài và nhỏ, chủ yếu dùng để hút con mồi vào trong. Thức ăn khoái khẩu của chúng là các loài không xương sống nhỏ sống quanh quẩn trong những đám tảo bẹ.

hai-long-la-la5.jpg


Để tự vệ cũng như tấn công, hải long lá co cơ thể lại và chĩa những cái gai trên mình ra. Đó chính là vũ khí quan trọng nhất của loài cá quý hiếm dưới đáy đại dương này.\

hai-long-la-la6.jpg


Hải long lá cái đẻ trứng mỗi năm một lần và mỗi lần đẻ khoảng 250 trứng. Sau đó, chúng sẽ để trứng của mình lên bộ phận ấp trứng nằm ở trên đuôi của con đực để thụ tinh.

hai-long-la-la7.jpg


Trứng được rồng đực mang suốt bên mình cho đến khi nở. Sau khoảng 8 tuần, số trứng đó sẽ nở thành những chú hải long lá con nhưng chỉ có khoảng 5% số đó phát triển được đến tuổi trưởng thành (khoảng 2 năm tuổi).

hai-long-la-la8.jpg


Chính vì vẻ đẹp tuyệt vời, khác lạ của mình, hải long lá trở thành đối tượng của những người thích nuôi cá cảnh và những kẻ thích săn tìm vật lạ tìm cách săn bắt và mua bán chúng trái phép.

Nguồn: khoahoc.com.vn
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top