Thuốc Ức Chế Miễn Dịch: Giảm Tử Vong do Virus Cúm Gà H5N1

Thái Khắc Minh

Senior Member
Thuốc Ức Chế Miễn Dịch: Giảm Tử Vong do Virus

Thuốc Ức Chế Miễn Dịch: Giảm Tử Vong do Virus Cúm Gà H5N1
-Thái Khắc Minh-

[align=justify:1becc3bbd0]Kiểm Soát đáp ứng miễn dịch có thể làm giảm tỷ lệ tử vong nhiễm virus cúm gà H5N1
(Giảm tỷ lệ tử vong do virus cúm gà H5N1 bằng các thuốc ức chế miễn dịch)

Virus gây cúm gà H5N1 phá hoại cơ thể như thế nào? Câu hỏi đã được giải đáp bởi các nhà khoa học đến từ Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford đặt tại Bệnh viện nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện nhi đồng I, II, và nhóm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Hong Kong. Nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên tạp chí Nature Medicine số tháng 10 năm 2006 (De Jong et al., Nat. Med., 2006, 12(10), 1203-1207 http://dx.doi.org/10.1038/nm1477)

Virus cúm gà đã làm chết nhiều người bởi sự đáp ứng miễn dịch và kích thích quá mức hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phát hiện này đến từ các phân tích trên lượng lớn mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm H5N1 và đưa ra khả năng là các thuốc ức chế miễn dich (làm dịu hệ thống miễn dịch) có thể giúp điều trị cúm gà trong khi các thuốc kháng virus H5N1 đặc hiệu chưa có.

Từ năm 2003 tới nay, có hơn 240 người được chẩn đoán là nhiễm H5N1 và trong số đó có khoảng 140 người đã tử vong. Nhưng cho tới nay có rất ít thông tin về cách mà virus H5N1 tàn phá cơ thể bởi vì có rất nhiều bệnh nhân điều trị ở các bệnh viện thiếu các trang thiết bị cũng như là quá ít mẫu được thu thập. Giải phẫu tử thi để tìm hiểu cũng khó khăn bởi vì tâm lý của thân nhân người chết.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích 18 trường hợp bệnh nhân Việt Nam bị nhiễm H5N1 trong hai năm 2004 – 2005 đến điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó 13 trường hợp đã tử vong sau đó. Nhóm nghiên cứu mà dẫn đầu là TS de Jong đã lấy mẫu máu, mẫu nước mũi và đàm ở những bệnh nhân khoảng 6 ngày sau khi nhiễm H5N1 và so sánh chúng với những người bị nhiễm cúm thông thường do virus H3N2 hoặc H1N1 gây ra. Không có trường hợp tử vong nào từ 8 trường hợp cúm thông thường này.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy là virus cúm gà H5N1 đã phát triển gấp hàng trăm lần so với các chủng virus gây cúm ở người khác. Khác với các virus thông thường khác là thường hiện diện nhiều ở mũi và họng, virus H5N1 hiện diện ở đường hô hấp dưới nhiều hơn là ở mũi họng. Ngoài ra, sự hiện diện của RNA của virus H5N1 ở trong máu của bệnh nhân mà sau này đã tử vong cũng được phát hiện. Điều này cho thấy là các virus này đã hiện diện ở mức độ cao trong máu của những bệnh nhân đó.

‘Đó thật sự là một bước ngoặc lớn. Nghiên cứu này mô tả điều gì đã xảy ra trong cơ thể bệnh nhân sau khi nhiễm phải virus cúm gà H5N1’ – Tiến sĩ Openshaw, một chuyên gia nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của Đại học Hoàng gia London phát biểu. Hệ thống miễn dịch của những người bị nhiễm H5N1 đã cho thấy có dấu hiệu hoạt động mãnh liệt và quá độ. Nghiên cứu thấy có mức độ cao của cytokine và chemokin trong máu của những bệnh nhân, đặc biệt là ở những bệnh nhân tử vong sau này. Điều này chứng tỏ các bạch cầu đã chống chọi một cách mãnh liệt với H5N1.

Sự tiết quá độ của các chất hóa học trung gian này, được gọi là ‘cơn bão cytokine’, được kích hoạt bởi các chất độc hoặc nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân dẫn tới hư hỏng chứng năng phổi cũng như các cơ quan chức năng khác.

Trước đây, một số nhà nghiên cứu và lâm sàng đã cho là virus cúm gà H5N1 có thể đã kích thích cơ thể tạo ra ‘cơn bão cytokine’ giống như là cách mà các virus đã gây ra đại dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính dạng nặng) năm 2003 và đại dịch cúm năm 1918. ‘Nhưng đối với virus H5N1 thì đây là lần đầu tiên có các số liệu thật sự chứng minh cho quan điểm này’ lời TS Openshaw – ``Điều này hoàn toàn có thể xảy ra´´. Virus H5N1 có thể đã kích hoạt cho phản ứng này bởi vì virus phát triển cực nhanh trong cơ thể hoặc cũng có thể là do chúng tạo ra các protein kích thích dữ dội hệ thống miễn dịch của con người.

Dựa trên nghiên cứu này cũng có thể giải thích tại sao Tamiflu (oseltamivir), thuốc ức chế sự nhân đôi của virus, chỉ có thể cứu sống được vài trường hợp. Kiểm soát phản ứng viêm chỉ có thể thực hiện lúc mới bắt đầu nhiễm H5N1. Sau đó thì virus phát triển quá nhiều kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người một cách quá độ và làm hư hỏng các cơ quan chức năng của cơ thể và gây tử vong. Điều này nhấn mạnh là cần phải chẩn đoán và điều trị sớm ngay giai đoạn đầu cho những bệnh nhân nhiễm H5N1 nhằm giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong.

Nghiên cứu này đưa ra nhận xét là các thuốc kiềm chế đáp ứng miễn dịch có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhiễm H5N1. Một vài Bác sĩ cũng đã dùng thuốc kháng viêm steroid, một nhóm thuốc ức chế miễn dịch không chuyên biệt, nhưng các thuốc steroid này cũng không cho thấy một lợi ích rõ ràng. Các thuốc khác có tác dụng chuyên biệt hơn như là các thuốc tác nhân chống ung thư (anti-tumor necrosis factor) dùng trong trị liệu viêm khớp mạn tính có thể mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Tiến sĩ De Jong nói là nhóm nghiên cứu của ông cần thu thập thêm mẫu để phân tích, đặc biệt là tìm ra các yếu tố nào của virus H5N1 đã làm cho cơ thể đáp ứng một cách đặc biệt như vậy. ‘Thật là đáng tiếc là chúng ta không thể biết nhiều hơn. Nếu số lượng bệnh phẩm được thu thập từ tất cả các bệnh nhân thì chúng ta đã có thể có những hiểu biết nhiều hơn về bệnh cúm gà do virus H5N1 gây ra’ – lời TS De Jong. [/align:1becc3bbd0]
`Tạp chí Nature’: ‘Hầu hết bệnh nhân nhiễm H5N1 được điều trị ở các bệnh viện thiếu các trang thiết bị nên mẫu bệnh phẩm rất khó thu thập’. Ảnh: Reuters/Adrees Latif.​
Tham khảo tiếng Việt:
http://www.suckhoedoisong.saigonnet.vn/data/tinchitiet.asp?ID=263
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2006/09/3B9EE266/
 
Cam on TS Minh da cho biet thong tin quan trong ve con bao cytokine trong benh cum ga cua chung H5N1. ?Trong mien dich hoc, su kien qua tai cytokine co lien he den mot so benh tu khang (auto-immune diseases) ?nhu truong hop benh lupus, so luong IFN (interferon) rat cao. Ve co che te bao, thi chung ta biet la T va B cell bi kich dong va tao cytokine; nhung ve co che phan tu (molecular mechanism) de giai thich con bao cytokine thi van con bi nhot trong mot cai hop den (black box).

Co mot bao cao kha ly thu, toi muon chia se voi cac Ban ve co che nay. Nghien cuu co ban ve tinh di chuyen va mien dich cua chimpanzee (chimp) va nguoi cho thay rang T cell cua chimp co nong do Siglecs (dac biet la Siglec 5) rat cao so voi nguoi va nguoi ta nghi rang Siglec co vai tro kiem che san xuat cytokine cua T cell. Thi nghiem duoc chung minh la cho chung cum HSV virus tac dong tren T cell cua chimp va T cell cua nguoi o moi truong cay va trong cung mot dieu kien; sau do do do san xuat cytokines thi thay T cell/nguoi san xuat so luong cytokine rat cao so voi so luong cytokine do duoc o T cell/chimp. Nhung neu chuyen Siglec-5 vao T cell/nguoi thi san xuat cytokine se bi uc che va giam xuong nong do thap nhu cua chimp.

Hien nay co che tang hoat tinh (induce expression) cua Siglec-5 va mot so Siglec khac dang duoc nghien cuu nhu mot phuong cach de dap tat con bao cytokine. ?Siglecs (viet tat cua Sialic acid- Immunoglobulin-Lectins) la mot ho super immunoglobulin co tuong tac voi sialic acid duoc thay o nhieu pathogen va te bao. Hien co tren 10 siglecs duoc biet o nguoi va chimp.

Thi nghien tren do mot cong su nguoi Viet cua phong nghien cuu cua Varki A. o dai hoc California San San Diego. Ket qua da duoc dang tren tap chi Proceeding National Academic of ?Science.

Tai lieu:
Nguyen DH, Hurtado-Ziola N, Gagneux P, Varki A. Loss of Siglec expression on T lymphocytes during human evolution. Proc Natl Acad Sci U S A. 2006 May 16;103(20):7765-70. Epub 2006 May 8.
 
Cám ơn anh Minh về bài viết rất đáng chú ý. Riêng tôi còn cám ơn vì thêm được một reference nữa trong cái tiểu luận về cytokine và rối loạn điều hòa cytokine trong bệnh lý hehe.
 
Có thể thấy là lượng virus sinh sản quá nhanh đã gây quá tải hệ miễn dịch. Các tế bào miễn dịch sản xuất ra cytokines một cách tuyệt vọng, cuối cùng không những chúng không đem lại hiệu quả mong muốn mà còn tiêu diệt luôn tế bào bản thân. Có thể gặp nhiều trường hợp như vậy trong sốc nhiễm trùng (septic shock), sốc nhiễm độc vi khuẩn. Tuy nhiên tác nhân gây sản xuất thừa cytokine thì không rõ như hai trường hợp trên.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top