Giới thiệu về các Vườn Quốc Gia ở VN

Đinh Văn Khương

Senior Member
Vườn Quốc gia là gì?

Theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 thì Vườn Quốc gia là:

1. Vườn quốc gia
a) Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
b) Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
c) Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.

http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/Tainguyen/Quyet-dinh/CA6AB248726742EB80B051A81D9B6357/

Tuy quyết định của Thủ tướng được ký và phê duyệt vào 14/08/2006, tuy nhiên Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam là VQG Cúc Phương được thành lập năm 1966.

Thông tin chi tiết về các VQG sẽ lần lượt được giới thiệu và cập nhật.

ĐK
 
Sh.t, chưa giới thiệu được VQG nào mà đã phải cập nhật cái thông tin giẻ rách này:


--
Rừng đã mất sạch, kỳ nhông tắc kè cũng gần hết, làm thuỷ điện là hiệu quả!

SGTT.VN - Trái ngược với nhiều lo ngại mà các nhà khoa học đã cảnh báo trước đây về việc xây dựng dự án thuỷ điện 6 và 6A, bản đánh giá báo cáo tác động môi trường (DTM) do chủ đầu tư – tập đoàn Đức Long Gia Lai – thuê viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện, cho rằng có thể xây dựng thuỷ điện tại khu vực vườn quốc gia Cát Tiên.

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng viện Môi trường và tài nguyên cho rằng: hoàn toàn có thể xây dựng được thuỷ điện 6 và 6A (!). “Nhiệm vụ của chúng tôi là làm rõ những quan ngại trước đây. Các nhà chuyên môn từng đưa ra nhiều quan ngại ảnh hưởng này kia là hoàn toàn đúng, nhưng khi chúng tôi khảo sát và tính toán thì cho thấy ảnh hưởng không đáng kể”, ông Phước khẳng định.

Ông nói như thế nào về những vấn đề chính trước đây còn chưa được làm rõ và gây ra nhiều tranh cãi, như về việc mất rừng?

UNESCO đã công nhận khu dự trử sinh quyển Đồng Nai. Đây là khu dự trữ sinh quyển được được phát triển rộng từ khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên.

Làm bất cứ dự án nào cũng gây ảnh hưởng môi trường, vấn đề là mất gì được gì. Điều tra của chúng tôi cho thấy, hiện trạng rừng bây giờ mất sạch rồi. Rừng khu vực này chỉ là rừng tái sinh, tre nứa, lồ ô phát triển lên, không có giá trị cao, không phải là rừng nguyên sinh. Hiện tại khu vực dự án chỉ có 4,32ha (1,16%) là rừng giàu; còn lại là rừng gỗ trung bình và rừng hỗn giao với 124,59ha (19,31%); rừng nghèo là 92,85ha (25%); còn lại là diện tích rừng lồ ô, cây bụi, đất trống chiếm 51,49% tổng diện tích chiếm đất. Ngoài ra, phần đất tuy được quy hoạch rừng phòng hộ thuộc tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng hiện nay thực tế đang là đất trồng điều và cao su.

Chúng tôi cũng chứng minh được rằng dự án này mất rất ít rừng so với các dự án thuỷ điện khác; trong đó rừng vườn quốc gia Cát Tiên chiếm rất ít, chỉ 136,98ha; rừng phòng hộ là 235,25ha. Các dự án thuỷ điện khác phải mất từ 4 – 10ha rừng mới được 1MW điện, còn dự án này chỉ mất khoảng 1,34 ha/MW. Lý do là: các dự án thuỷ điện trước đây chỉ làm một bậc, vực sâu không có nên chiếm diện tích lớn, còn bây giờ, thuỷ điện 6 và 6A sẽ đổi thành hai bậc, tận dụng vực sâu nên diện tích rừng mất ít. Hai bậc cũng giảm khả năng dòng chảy, tốt hơn cho môi trường.

Ngoài ra, địa hình khu vực này bị chia cắt mạnh, độ dốc bờ sông lớn, không phù hợp cho con người cũng như các động vật sinh sống, do đó không có dân cư sinh sống. Trên diện tích lòng hồ (262,85ha) bề rộng dòng sông hẹp, dốc đứng, thành phần đất gồm nhiều đá nên không thể canh tác được. Vào mùa lũ, mực nước thường dâng cao ngập hết khu vực này…

Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo khu vực này là môi trường của loài vượn đen má vàng – một trong nhiều loài đặc hữu nằm trong Sách đỏ, rồi loài hoa mới Camellia longii vừa được công bố trên thế giới?

Chúng tôi đi khảo sát không thấy loài hoa này. Chúng tôi cũng ghi nhận được sáu loài thực vật ở khu vực Đồng Nai 6 và có chín loài thực vật ở Đồng Nai 6A có giá trị bảo tồn, nhưng số lượng không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số 80 loài thực vật có giá trị bảo tồn ở vườn quốc gia Cát Tiên. Điều này cho thấy khu vực dự án không phù hợp với sự phân bố của các loài quý hiếm.

Khu vực này chỉ còn bò sát lưỡng cư, kỳ nhông, tắc kè bông, ếch, rắn…, nhưng người dân thường vào đây bắt nên còn sót lại không nhiều cá thể, giá trị bảo tồn của nó không có. Số lượng thì không xác định được, chỉ đi và ngẫu nhiên gặp, chứ không phải đại trà. Các con khác như tê giác, gấu không phát hiện, nai thì thấy dấu vết. Cũng phát hiện chà vá chân đen, khỉ đuôi dài… Nhưng tất cả chỉ di chuyển qua chứ không sống ở khu vực này. Cũng nói thêm, ở vườn quốc gia Cát Tiên có đảo khỉ, đang có dự án của Đan Mạch tại đây, môi trường tương tự khu vực làm thuỷ điện, nên khi xây thuỷ điện phương án sẽ đưa vượn, khỉ về đảo khỉ.

Còn vấn đề ảnh hưởng tới hạ du, dòng chảy?

Thuỷ điện 6, 6A nằm kẹp giữa thuỷ điện Đồng Nai 5 (chuẩn bị hoạt động) và Trị An. Ví dụ không có Đồng Nai 6, 6A thì Đồng Nai 5, 3 cũng đã hoạt động rồi, nên tác động của 6 và 6A với nguồn nước hạ lưu cũng chỉ tương tự, đến hồ Trị An là triệt tiêu, do hồ Trị An rất lớn. Kết quả sử dụng mô hình cân bằng nước MIKE BASIN theo số liệu thuỷ văn đã thống kê trong nhiều năm, cho thấy: lưu lượng nước đến trung bình hồ Trị An bị suy giảm không đáng kể, chỉ khoảng 0,21m3/s vào năm nhiều nước; và 0,19m3/s vào năm ít nước (tương ứng 0,03% và 0,06% – nhỏ hơn 0,1%), nên tác động thay đổi dòng chảy được cho là không đáng kể và không ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của hạ du. Khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước hạ lưu như nhiễm mặn, ngập nước là không xảy ra, vì hiện nay hồ Trị An đang ở vai trò ổn định nguồn nước rồi.
Cắt rừng khỏi vườn quốc gia Cát Tiên để được công nhận di sản thiên nhiên thế giới

Tại quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia Cát Tiên đã được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt vào tháng 7.2011, một phần diện tích rừng của vườn đã được chuyển sang mục đích phục vụ cho thuỷ điện 6 và 6A. Theo ông Phước, như vậy có nghĩa là gần 137ha rừng của vườn quốc gia Cát Tiên trong khu vực làm thuỷ điện không còn nằm trong vườn nữa, nên sẽ không gây ảnh hưởng đến việc vườn quốc gia Cát Tiên đang trình hồ sơ xin UNESCO công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài ra, chúng ta đang xây dựng chương trình vận hành liên hồ, đây là trách nhiệm của bộ Tài nguyên và môi trường. Chủ dự án cam kết thực hiện đúng kết quả chương trình này, tức là nếu có vận hành liên hồ thì khi xả lũ sẽ không bị ảnh hưởng.

Báo cáo có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu, khi thời gian gần đây, nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai đang có nhiều biến chuyển xấu, bất thường?

Làm thuỷ điện xây hồ đập còn là trữ nước, điều này tốt với tình hình biến đổi khí hậu. Như nếu không có hồ chứa nước thì mùa khô sẽ không có nước, nước biển dâng lên sẽ gây ngập mặn sâu hơn, còn nếu có hồ sẽ đẩy được mặn. Vận hành liên hồ trong thuỷ điện cũng sẽ phải đảm bảo dòng chảy môi trường, cho nên lúc nào cũng sẽ có nước.

Cũng có lo lắng, thời gian mưa ngắn lại, hiện tượng lũ có thể xảy ra. Nhưng trong kỹ thuật tính toán của chúng tôi, khi đó sẽ là lượng trữ nước lớn trong thời gian ngắn nên cần diện tích hồ trữ lớn hơn, nên có thêm hồ chứa là giải pháp tốt. Trên thực tế khi có thuỷ điện, hiện tượng lũ ở Đồng Nai không còn nữa. Hiện tượng ngập, đến cả khu hành chính của vườn quốc gia trong vòng năm năm trở lại đây đã không còn.

Như vậy ông cho rằng hoàn toàn có thể làm thuỷ điện 6, 6A?

Vâng. Trong những dự án thuỷ điện trước đây người ta chỉ mới quan tâm đến lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích môi trường. Nhưng ở đây, khi làm thuỷ điện sẽ mở ra các dịch vụ kèm theo, cuộc sống người dân sẽ tăng lên, đặc biệt về mặt văn hoá. Ngoài cam kết trồng lại rừng, dự án còn cam kết hỗ trợ xây trường học, bệnh viện, đường sá, và thu nhận người dân địa phương, đưa họ đi đào tạo và vào làm ở công trình thuỷ điện.

Tất cả những điều trên đều được tính vào chi phí. Tuy nhiên, làm thuỷ điện vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chủ đầu tư chấp nhận. Tính toán, hàng năm thuỷ điện 6, 6A sẽ tạo được 929,16 triệu kWh với giá thành rẻ (khoảng 0,044 USD/kWh), cung cấp cho ba tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng và Dăk Nông.

http://sgtt.vn/Thoi-su/167654/Rung-...e-cung-gan-het-lam-thuy-dien-la-hieu-qua.html

http://sgtt.vn/Thoi-su/167654/Rung-...e-cung-gan-het-lam-thuy-dien-la-hieu-qua.html







và ý kiến của người trong cuộc:

Hãy cứu rừng Cát Tiên!

Thứ Hai, 03/09/2012 22:11
TS Nguyễn Huỳnh Thuật, chuyên gia về bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, vừa có thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xung quanh việc xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Báo Người Lao Động trích đăng nội dung bức thư này

Vì tình trạng cấp bách, nay tôi xin viết thư này đến Chủ tịch nước để mong được ngài dành chút ít thời gian quý báu của mình lắng nghe tiếng lòng của những người đang sống với rừng và những người mong cứu rừng đặc dụng Cát Tiên thân yêu.

Khó lắm, nỗ lực lắm chúng ta mới bảo vệ được khu rừng rộng lớn nhất miền Đông Nam Bộ và được thế giới công nhận, tặng cho nhiều danh hiệu cao quý (Khu dự trữ sinh quyển; Ramsar; Không gian Văn hóa cồng chiêng). Ngày 17-9 này, đoàn chuyên gia thế giới cũng sẽ bắt đầu chuyến thẩm định cho hồ sơ Di sản Thế giới tại VQG Cát Tiên.
Việc quy hoạch và đang chuẩn bị thẩm định dự án lấn chiếm hàng trăm ha rừng đặc dụng cho thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ngay trong vòng lõi và điểm yếu huyệt - điểm trung chuyển giữa vùng cao nguyên và đồng bằng của khu rừng đặc dụng Cát Tiên - là rất nguy hại cho nhiều mặt chưa thể ước tính hay lường trước như trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường đang trình duyệt.
Điểm yếu huyệt này được ví như điểm rốn của một cơ thể, tụ điểm của nhiều luồng giao thoa văn hóa và đa đạng sinh học. Nơi đây đã, đang là ngôi nhà cho nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất như tê giác Việt Nam hay nhiều loài khác đã có nghiên cứu và báo cáo.
Nhờ có hơn 2 năm học tập, nghiên cứu ở Tokyo nên tôi có nhiều dịp khám phá và học hỏi. Lúc leo núi Fuji (Phú Sĩ) hùng vĩ của Nhật Bản, tôi nghe có tiếng ầm đằng rất xa và cô Ayumi Kinezuka đi cùng giải thích rằng đó là tiếng súng tập của lực lượng phòng vệ. Chính vì thế mà thế giới đã khước từ công nhận núi Fuji là di sản thế giới.
Rừng quốc gia là tài sản quốc gia, là di sản thế giới, là mạch máu, là lá phổi xanh, là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc cho hàng triệu người trong khu vực và hàng tỉ người trên thế giới, không thể bị xâm phạm vì các mục tiêu kinh tế.

Loài cây đặc hữu tại khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6A. Ảnh: THU SƯƠNG
Việc bảo vệ toàn vẹn và nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, các cảnh quan văn hóa và thiên nhiên và những gì quý giá còn sót lại sau chiến tranh cũng như sự tàn phá của con người là điều đang được Nhà nước ta cũng như nhiều người quan tâm, ủng hộ.
Vấn đề cần thiết phải bảo vệ nguyên vẹn những gì của tự nhiên - thiên nhiên này đã được tôi báo cáo tại Hội thảo quốc tế UNESCO về quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á vào năm 2007, được thế giới quan tâm, hoan nghênh, khích lệ và chia sẻ sâu sắc (Báo cáo tại http://unesdoc.unesco.org/images/0018/001829/182996e.pdf,trang 131).

Tôi xin nhấn mạnh lại rằng ở những vị trí, địa điểm thuận lợi thì trong tương lai nước ta có thể xây được những công trình vĩ đại như tòa tháp đôi World Trade Center của Mỹ hay Petronas của Malaysia. Còn với những nơi linh thiêng, nhạy cảm về dân tộc, văn hóa và giá trị tâm linh - vô hình - phi vật thể như phức hợp ở VQG Nam Cát Tiên thì một khi bị mất đi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.

Trân trọng!
TS NGUYỄN HUỲNH THUẬT
http://nld.com.vn/20120903101111869p0c1002/hay-cuu-rung-cat-tien.htm
 
Cái này em cũng có nghe qua. Giờ toàn thế mà bác Khương :d. Cứ phá cho hết đến khi nào k còn phá đc nữa. Chắc đến đời con cháu mình có còn nữa không nhỉ :(
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top