Tằm cái hấp dẫn tằm đực ntn?

maihuongyb

Senior Member
Tằm cái hấp dẫn tằm đực như thế nào

Em biêt được tằm cái hấp dẫn tằm đực bằng cách toả ra tín hiệu hoá học làm tằm đực dù cách xa 100m vẫn nhận biết được.Nhưng ko biết cụ thể ntn?
:sad:
AI BIẾT THÌ CHỈ CHO EM VỚI?
(y)
 
Cái đó gọi là pheromones, tôi có được nghe Giáo sư Tristram Wyatt của trường ĐH Oxford giảng về cái này một lần nhưng đang bận tối mặt mũi chưa xem lại được. Nếu bạn không sốt ruột thì tôi sẽ đưa lên một vài thông tin chi tiết hơn sau.

ĐK
 
câu hỏi đầy đủ của cô giáo em là:
nêu giả thuyết của bạn để giải thích tại sao tằm cái hấp dẫn tằm đực bằng cách tỏa ra tín hiệu hóa học phát tán ra không khi làm tắm đực dù cách xa 100m vẫn phát hiện đc để tìm đến chố tắm cái giao phối?
Hãy thiết kế thí nghiệm để cm giả thuyết đó.

Ai biết thì trả lời giúp em.(y)
 
câu hỏi đầy đủ của cô giáo em là:
nêu giả thuyết của bạn để giải thích tại sao tằm cái hấp dẫn tằm đực bằng cách tỏa ra tín hiệu hóa học phát tán ra không khi làm tắm đực dù cách xa 100m vẫn phát hiện đc để tìm đến chố tắm cái giao phối?
Hãy thiết kế thí nghiệm để cm giả thuyết đó.

Ai biết thì trả lời giúp em.(y)

Bạn là sinh viên đại học hay học sinh cấp 2, 3?
 
em hoc lop 10:)

Giả sử tôi nghi ngờ là chất hữu cơ A là tín hiệu hóa học từ bướm cái phát ra môi trường để tằm đực có thể lần theo dấu vết tìm đến với tằm cái. Vậy nếu bây giờ không có tằm cái ở trong vườn, bạn thả vài con tằm đực trưởng thành vào giữa vườn.

Một góc vườn bạn để một hộp nhỏ phát ra chất A, các góc còn lại trong vườn bạn để các hộp nhỏ tương tự phát ra các chất khác như B, C, D (chú ý gió nếu không chất A, B, C, D được phát ra từ hộp sẽ bị thổi sang vườn nhà bác hàng xóm mất).

Bạn thử quan sát xem tằm đực nó bay về góc nào (nếu chúng luôn bay về góc A thì sao?)?

Lặp lại thí nghiệm đó vài lần và thay đổi vị trí A, B, C, D xem kết quả có khác biệt gì không?

ĐK
---

Câu hỏi của cô giáo bạn nên dành cho các bạn đang học thạc sỹ hoặc ít nhất cũng là năm cuối cùng của Đại học. Nó quá sức với các bạn! Cá nhân tôi không nghĩ học sinh cấp 3 của Việt Nam đã có trình độ cao tới mức có thể thiết kế thí nghiệm và chứng minh được cái này. Nếu bạn nào đó ở cấp 3 đã chứng minh được hiện tượng này thì quả thật bạn đó rất giỏi.
 
"maihuongyb"
theo tôi có nhiều cách thu hút con khác loài VD như màu sắc, điệu nhảy giao hoan,...trong đó có cách sử dụng pheromone. tùy theo mỗi loại và các đặc trưng về thời gian và không gian. Như tôi biết thì pheromone phổ biến hơn ở các loài Ngài hoạt động về đêm. Pheromone đặc trưng cho loài, em có thể tha
m khảo thí nghiệm sau :
http://www.youtube.com/watch?v=6dwy7HcCuVI
 
Tình cờ thấy một bài tổng hợp khá cơ bản về pheromones của Giáo sư Tristram Wyatt trên tạp chí Nature. Anh chị em nào (nhất là các bạn đang học tiếng Anh chuyên ngành) có thể dịch giúp sang tiếng Việt (mỗi người một vài đoạn) cho các em học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về bài viết thì tốt. Tôi cũng sẽ tranh thủ thời gian dịch được càng nhiều thì càng tốt.

ĐK
 
Last edited:
Sơ lược lịch sử 50 năm nghiên cứu pheromones

Giáo sư Tristram D. Wyatt
Bộ môn Động vật học, trường Đại học Oxford, Anh và là tác giả của cuốn sách Pheronmones và Tập tính động vật (Pheromones and Animal Behaviour).
Email: tristram.wyatt@zoo.ox.ac.uk

Bài này được đăng trên tạp chí Nature số 457, ngày 15/01/2009, chuyên mục quan điểm

50 năm trước, cũng vào tháng này (tính từ thời điểm bài báo này được xuất bản là ngày 15/01/2009), Peter Karlson và Martin Luscher đề xuất một thuật ngữ mới cho các chất hóa học được các sinh vật cùng một loài sử dụng để liên lạc với nhau: pheromones. Từ đó tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra pheromones ở nhiều nhóm khác nhau trong thế giới động vật, chúng đảm nhận việc truyền thông tin ve vãn trong vũ điệu sinh sản của tôm hùm, báo động ở rệp cây (aphid), cho thỏ con bú, xây tổ ở mối và đánh dấu đường đi ở kiến. Những chất hóa học dạng này cũng được tảo, nấm men, ciliates và vi khuẩn sử dụng.

Thuật ngữ mới này đã đáp ứng một nhu cầu cấp thiết trong khoa học lúc bấy giờ. Karlson đã thảo luận nó với đồng nghiệp của ông là Adolf Butenandt, người đã công bố chất hóa học đầu tiên được xác định ở bướm tơ tằm (Bombyx mori) có tên là: bombykol. Bài báo về bombykol đã chỉ ra sự tương thích với “nguyên tắc Koch” (bạn nào bên vi sinh vật có thể giải thích rõ hơn về nguyên tắc này) về việc thiết lập mối quan hệ nhân quả cho pheromones: phân lập, nhận dạng, tổng hợp và khẳng định lại hoạt tính dựa trên các phân tích sinh học (hoặc thí nghiệm ngược trở lại). Công trình của Butenandt đã khẳng định rằng sự tồn tại của các tín hiệu hóa học giữa các động vật và những chất này có thể được nhận dạng. Việc này đã đánh dấu sự bắt đầu của các nghiên cứu về pheromones trong sinh học hiện đại, bao gồm cả nghiên cứu về pheromones của con người.

(còn nữa)
 
Sự liên lạc thông qua tín hiệu hóa học không phải là ý tưởng mới vào thời điểm 1959. Những người Hy Lạp cổ đại đã biết rằng một chú chó cái tiết ra các chất để hấp dẫn chó đực.Charles Butler đã cảnh báo trong cuốn sách The Feminine Monarchie (tạm dịch: Nền quân chủ Nữ Hoàng) xuất bản năm 1609 rằng nếu bạn bị một con ong mật đốt, những con ong khác sẽ ngửi thấy những chất độc phát ra từ vết đốt, chúng sẽ tiến đến bạn ngày càng đông. Trong cuốn sách The Descent of Man, and Selection in Relation to Sex (tạm dịch: Nguồn gốc của loài người, và sự chọn lọc trong mối quan hệ với giới tính) xuất bản năm 1971, Charles Darwin đã đưa các tín hiệu hóa học song song với các tín hiệu thị giác và khứu giác như là các nhân tố chọn lọc giới tính, ông đã mô tả sự thành công sinh sản của những con đực có mùi nhất ở cá sấu, dê và voi. Jean-Henri Fabre (1870s) cũng đã mô tả về việc các con bướm Hoàng Đế đực vây quanh một con bướm cái ẩn mình sau màng lưới, nhưng chúng lại lờ đi những con cái bị ngăn cách bởi tấm kính. Chắc chắn rằng mùi của cô nàng là thứ đã hấp dẫn những con bướm đực kia.

Năm 1932, nhà sinh lý học Albrech Bethe đã đề xuất một thuật ngữ rộng là “ngoại hormone – ectohormone” để chỉ nhiều dạng của tương tác hóa học, bao gồm cả sự liên lạc và sự hấp dẫn của một loại động vật với một loại mùi của thức ăn.

Karlson và Lusche muốn một thuật ngữ hẹp hơn chỉ bao gồm sự liên lạc giữa các thành viên trong cùng một loài, nhưng cho phép rộng hơn với những chất hóa học được sinh ra với nhiều cơ quan khác nhau (hormone, theo định nghĩa được tạo ra từ các tuyến nội tiết). Thuật ngữ mới của họ xuất phát từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa pherein: sự truyền (tin), và horm: sự kích thích; thuật ngữ này được dùng để thay thế cho “ngoại hormone”. Pheromone nghe có vẻ rất gần gũi và có nhiều điểm chung bên cạnh những khác biệt với hormones như: cả hai loại đều rất đặc trưng (có đích tác động rõ ràng), và rất nhạy cho dù ở nồng độ rất thấp. Những tác giả này đã định nghĩa pheromones là: “những chất được tiết ra ngoài môi trường bởi một cá thể và được nhận bởi một cá thể khác cùng loài, từ đó chúng sẽ trả lời bằng những phản ứng đặc trưng như một tập tính hay một quá trình phát triển.” Thuật ngữ và định nghĩa mới này đã bị mắc kẹt.

(còn nữa)
ĐK
 
Anh có thể dịch tiếp được không?
Tại sao "thụât ngữ và định nghĩa mới này bị mắc kẹt"?
Em đọc thấy hợp lí mà.
 
Anh có thể dịch tiếp được không?
Tại sao "thụât ngữ và định nghĩa mới này bị mắc kẹt"?
Em đọc thấy hợp lí mà.

Nếu không có ai dịch cùng tôi thì chắc chắn tôi sẽ dịch tiếp rồi. Tuy nhiên, trong tuần thì tôi còn phải đi làm nên ráng chờ cuối tuần nhé. Nếu bạn nào tham gia vào dịch cùng tôi thì tôi xin cảm ơn nhiều!
ĐK
 
Nếu không có ai dịch cùng tôi thì chắc chắn tôi sẽ dịch tiếp rồi. Tuy nhiên, trong tuần thì tôi còn phải đi làm nên ráng chờ cuối tuần nhé. Nếu bạn nào tham gia vào dịch cùng tôi thì tôi xin cảm ơn nhiều!
ĐK
Thật xin lỗi.Em dốt anh và tiếng anh chuyên ngành thì không biết gì.
 
Thật xin lỗi.Em dốt anh và tiếng anh chuyên ngành thì không biết gì.

Bạn không có gì phải xin lỗi cả. Tôi dịch những bài này là dành cho học sinh (như bạn) và những sinh viên năm đầu. Rất nhiều các anh chị có thể tự đọc được thì họ đọc trực tiếp bài báo gốc chứ đâu cần bài dịch của tôi làm gì. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi cũng có thể giải thích hết mọi thứ trong bài dịch được vì sẽ vô cùng mất thời gian (ví dụ như nguyên tắc Koch, cilliates hoặc một số các nguyên tắc cơ bản khác trong khoa học). Có thể vài năm sau khi bạn học Đại học và một lúc nào đó vô tình bạn đọc lại bài này có khi lúc đó bạn lại hiểu nó khác với những gì bạn đang hiểu bây giờ. Cũng không cần phải quá thắc mắc gì về điều đó vì kiến thức đòi hỏi thời gian để tích lũy và để hiểu.

ĐK
 
Karson và Luscher đã tiên đoán rằng, nhiều nhóm động vật khác nhau như cá và các loài giáp xác dưới nước, thú và côn trùng trên cạn dường như cũng sử dụng pheromones. Họ cho rằng hầu hết các pheromones tác động thông qua khứu giác và vị giác và một số khác thông qua tiêu hóa và tác động trực tiếp lên não hay các cơ quan khác như ở mối khi chúng sử dụng pheromones để xác định sự phát triển vị trí của mình trong đàn và pheromones này được truyền cho nhau qua miệng.

Tất cả những tiên đoán trên của Karlson và Luscher đã được chứng thực, và mặc dù hai ông cũng đã mường tượng về sự đa dạng của các phân tử pheromones mà các nhà khoa học đã xác định được từ năm 1959, bao gồm tất cả các loại từ các axit formic có khối lượng phân tử thấp cho đến các loại polypeptides. Ngày nay, chúng ta biết rằng nhiều loại pheromones (bao gồm cả pheromone giới tính ở hầu hết các loại bướm) không phải là là các chất đơn mà là tổ hợp của các phân tử đặc trưng cho loài với một tỉ lệ chính xác.

Sự phổ biến và đa dạng của pheromones có thể được giải thích dựa trên nguyên tắc chọn lọc tự nhiên. Ví dụ, sự tiến hóa về pheromones giới tính ở cá có thể đã bắt đầu với cá đực có khả năng phát hiện ra pheromone giới tính được giải phóng ra khi cá cái đẻ trứng. Cá đực nhạy cảm nhất sẽ đến đó trước tiên. Qua nhiều thế hệ, sự chọn lọc sẽ làm tăng sự nhạy cảm của các giác quan của cá thể nhận và tăng lượng tiết ra của các thể phát tán pheromones.

Sự liên lạc bằng phương thức hóa học có cũng có thể bị các loài khác lợi dụng. Ví dụ, một số loài phong lan đã nhái lại hỗn hợp của pheromone được tạo ra bởi ong cái để hấp dẫn những con ong đến thụ phấn. Hàng nhái này giống tới mức các con ong đực ngây thơ đã xuất tinh trên bông hoa.

Karson đã tham vấn Dietrich Schneder (một nhà sinh học trẻ) xem anh ta có thể dùng phương pháp điện sinh lý để đánh giá hoạt động của các pheromones từ bướm tằm ( Butenandt’s silk-moth extracts). Giải pháp của Schneider chính là thiết bị electroantennogram (electro – điện, anten = râu, gram =??) như sau: cắt một râu (anten) của con bướm, gắn 2 đầu của sợi râu này vào hai sợi dây điện được gắnvào máy đo điện kế, thử các loại pheromones khác nhau lên râu bướm và đo các tín hiệu điện thu được. Các hoạt động của một tế bào cảm giác trên râu bướm được ghi lại trong những năm sau đó, và các loại bướm cũng như pheromones của chúng đã trở thành một nhóm mô hình mẫu trong nghiên cứu sinh học thần kinh, một hướng hoàn toàn mới trong sinh học và thiết bị electroantennogram vẫn được sử dụng cho đến bây giờ.

(còn nữa)
ĐK
 
Sự theo đuổi về khoa học pheromone không hề ngọt ngào và dễ dàng. Quan niệm về pheromone nêu ở phần trước đã đối mặt với những tranh cãi căng thẳng khi người ta nghiên cứu về pheromones ở thú, trong những trận chiến bằng mùi giữa những con vượn cáo (ring-tailed lamurs), khi chúng vẫy đuôi đầy pheromones của mình để thể hiện sự ưu thế.

Vào thập niêm 1970s, một nhóm các nhà nghiên cứu về thú đã tranh luận rằng thuật ngữ “pheromones” không nên sử dụng để chỉ các tín hiệu hóa học ở thú vì nó rất phức tạp về thành phần, cực kỳ đa dạng về mùi và được các loài thú sử dụng để phân biệt con của chúng với con của những gia đình khác cùng loài. Mùi của những cá thể này, bao gồm một số liên quan đến hệ miễn dịch, cần phải học mới có thể nhận ra, và dường như điều này không phù hợp với định nghĩa của Karlson và Luscher. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn nghi ngờ rằng sự phức tạp ở động vật, bao gồm cả ở người, có thể làm cho tập tính của chúng bị biến đổi bởi những điều đơn giản như một phản ứng bản năng với một mùi. (awful translation )

Những tranh cãi vẫn tiếp tục giữa những nhà khoa học trên. Bây giờ thì tôi (GS Wyatt) đồng ý rằng những sự đa dạng về mùi đó không phải là pheromones, và một thuật ngữ thay thế tốt hơn đó là “những mùi đặc trưng – signature odours” (tương tự áp dụng cho sự đa dạng về mùi ở các loài côn trùng có tổ chức xã hội như kiến và ong vì chúng cũng cần phải học để có thể nhận ra đàn của mình). Nhưng giờ đây các phân tử nhỏ đặc trưng cho loài mà vẫn phù hợp với định nghĩa cổ điển về pheromone cũng đã được xác định cho thú. Phát hiện thú vị nhất là pheromone giới tính (Z)-7-dodecen-1-yl acetate tìm thấy ở voi châu Á năm 1996 và chất này cũng được sử dụng bởi khoảng 140 loài bướm như một thành phần trong pheromones giới tính của những con bướm cái. Vậy có thể pha trộn giữa thuật ngữ “những mùi đặc trưng” và “pheromones”?.

(còn nữa)
ĐK
 
Theo em đc biết côn trùng có thể nhận biết đc con đực con cái thông qua màu sắc, tần sóng của âm thanh do đôi cánh phát ra, và đặc biệt là pheromone. con đực có thể ngửi thấy mùi pheromone của con cái từ vài km, thậm chí là vài chục km
 
Theo em đc biết côn trùng có thể nhận biết đc con đực con cái thông qua màu sắc, tần sóng của âm thanh do đôi cánh phát ra, và đặc biệt là pheromone.

Ý bạn là phân biệt được giữa con đực >< con cái thông qua các đặc điểm trên?

con đực có thể ngửi thấy mùi pheromone của con cái từ vài km, thậm chí là vài chục km

điều này thì tôi không biết cụ thể là bao nhiêu m, km (chắc là tùy theo loài) và tôi không rõ là mũi của côn trùng ở chỗ nào :))
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,268
Messages
72,181
Members
56,607
Latest member
s66douste
Back
Top