kiến thức cần biết về Plasmit

Tuevu94

Senior Member
[FONT=&quot]Plasmid[/FONT]
H%C3%ACnh:Plasmid_%28numbers%29.svg
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Figure 1 :[/FONT][FONT=&quot] Sơ đồ minh họa một tế bào vi khuẩn với plasmid ở bên trong. [/FONT]Víi[FONT=&quot] (1) DNA nhiễm sắc thể. (2) Plasmids[/FONT]
[FONT=&quot]Plasmids[/FONT][FONT=&quot] (thường) là các phân tử DNA mạch đôi dạng vòng nằm ngoài DNA nhiễm sắc thể (Hình 1). Chúng thường hiện diện trong vi khuẩn, đôi khi cũng có ở sinh vật có nhân thật (eukaryote) (ví dụ như vòng 2 micrometreSaccharomyces cerevisiae). Chúng có kích thước khoảng từ 1 đến hơn 400 kilobase pairs (kbp). Chúng có thể hiện diện chỉ một bản sao, đối với plasmid lớn, cho tới vài trăm bản sao trong cùng một tế bào.[/FONT]
[FONT=&quot]Tính kháng kháng sinh[/FONT]
H%C3%ACnh:Example_plasmid.png
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Figure 2 :[/FONT][FONT=&quot] Sơ đồ plasmid với gene kháng kháng sinh (1&2) và một ori(3)[/FONT]
[FONT=&quot]Plasmid thường chứa các gene hay nhóm gene (gene-cassettes) mang lại một ưu thế chọn lọc nào đó cho tế bào vi khuẩn chứa nó, ví dụ như khả năng giúp vi khuẩn kháng kháng sinh. Mỗi plasmid chứa ít nhất một trình tự DNA có vai trò vị trí bắt đầu sao chép (ori hay origin of replication), mang lại cho plasmid khả năng tự sao chép độc lập với DNA nhiễm sắc thể (Hình 2).[/FONT]
[FONT=&quot] Episomes[/FONT]
H%C3%ACnh:Plasmid_episome.png
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]Figure 3[/FONT][FONT=&quot]: So sánh plasmid không gắn xen (trên) và episomes (dưới). 1 DNA nhiễm sắc thể. 2 Plasmids. 3 Phân bào. 4 DNA nhiễm sắc thể với plasmid đã gắn xen vào[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Episomes[/FONT][FONT=&quot] là những plasmid có khả năng gắn xen vào DNA nhiễm sắc thể của sinh vật chủ (Hình 3). Nhờ khả năng này, chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài, được sao chép cùng lúc với DNA nhiễm sắc thể khi tế bào phân chia, và trở thành một phần trong bộ máy di truyền của tế bào. Thuật ngữ này không còn được dùng cho plasmid, vì giờ đây người ta đã biết trình tự tương đồng (homology) với nhiễm sắc thể trên plasmid, như transposon, biến plasmid thành episome (giúp plasmid gắn xen vào nhiễm sắc thể).[/FONT]
[FONT=&quot]Vectors[/FONT]
[FONT=&quot]Các plasmid dùng trong kỹ thuật di truyền được gọi là các vector. Chúng được sử dụng để đưa gene từ một sinh vật này vào sinh vật khác và thường chứa một gene đánh dấu (genetic marker) giúp tạo nên một kiểu hình (phenotype) để có thể chọn lọc những cá thể có hoặc không có mang kiểu hình đó. Hầu hết đều có mang một polylinker, là một đoạn ngắn mang vài vị trí cắt giới hạn (restriction site) thông dụng, để có thể dễ dàng gắn chèn một đoạn DNA vào vị trí này. Xem thêm phần 'Ứng dụng của plasmid'.[/FONT]
[FONT=&quot]Các loại plasmid[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image002.gif
[/FONT]
[FONT=&quot]Figure 4 :[/FONT][FONT=&quot] Sơ đồ về tiếp hợp ở vi khuẩn: (1) DNA nhiễm sắc thể. (2) Plasmids. (3) Pilus.[/FONT]
[FONT=&quot]Một cách để phân nhóm các plasmid là dựa vào khả năng truyền sang vi khuẩn khác của chúng[/FONT]
[FONT=&quot]Plasmid tiếp hợp (conjugative) chứa các tra-genes, giúp thực hiện một quá trình phức tạp gọi là tiếp hợp (conjugation), chuyển một plasmid sang vi khuẩn khác (hình 4).[/FONT]
[FONT=&quot]Plasmid không tiếp hợp là những plasmid không có khả năng tự thực hiện tiếp hợp, vì thế chúng chỉ có thể được chuyển sang một vi khuẩn khác khi có sự trợ giúp (ngẫu nhiên) của plasmid tiếp hợp.[/FONT]
[FONT=&quot]Còn có một nhóm plasmid trung gian gọi là nhóm di chuyển được (mobilisable). Chúng chỉ mang các gene cần thiết cho việc di chuyển. Những plasmid này có thể chuyển với tần suất cao khi có mặt một plasmid tiếp hợp.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhiều loại plasmid khác nhau có thể cùng tồn tại trong một tế bào, đã có 7 plasmid khác nhau được tìm thấy trong E. coli. Mặt khác, những plasmid có họ hàng thường không thể cùng tồn tại - không tương hợp (incompatible), một trong số chúng sẽ bị loại khỏi tế bào. Vì thế, các plasmid còn được xếp vào các nhóm không tương hợp (incompatibility group), dựa vào khả năng cùng tồn tại của chúng trong một tế bào. Sự sắp xếp theo tính không tương hợp dựa vào cơ chế điều hòa những chức năng thiết yếu của plasmid.[/FONT]
[FONT=&quot]Một cách khác để phân loại plasmid là dựa vào chức năng. Có 5 nhóm chính:[/FONT]
· [FONT=&quot]Plasmid giới tính[/FONT][FONT=&quot] (Fertility-(F) plasmid), mang các tra gene, có khả năng tiếp hợp.[/FONT]
· [FONT=&quot]Plasmid mang tính kháng[/FONT][FONT=&quot] (Resistance-(R) plasmid), mang các gene có khả năng kháng lại các thuốc kháng sinh hay các chất độc. Được biết dưới thuật ngữ R-factor trước khi phát hiện ra bản chất của nó là plasmid.[/FONT]
· [FONT=&quot]Col-plasmid[/FONT][FONT=&quot], chứa gene mã hóa cho sự tổng hợp colchicine, một protein có thể giết chết các vi khuẩn khác.[/FONT]
· [FONT=&quot]Plasmid phân hủy[/FONT][FONT=&quot], giúp phân hủy các chất lạ như toluene hay salicylic acid.[/FONT]
· [FONT=&quot]Plasmid mang độc tính[/FONT][FONT=&quot], làm cho sinh vật trở thành sinh vật gây bệnh.[/FONT]
[FONT=&quot]Một plasmid có thể thuộc một hoặc nhiều nhóm chức năng kể trên.[/FONT]
[FONT=&quot]Những plasmid chỉ hiện diện với một hoặc một số ít bản sao trong vi khuẩn, khi tế bào vi khuẩn phân chia, sẽ có nguy cơ bị dồn về một trong hai tế bào con và tế bào con còn lại không còn bản sao nào của plasmid này. Để tránh bị mất đi sau phân bào, những plasmid một bản sao có các cơ chế để chủ động phân phối mỗi bản sao về một tế bào con.[/FONT]
[FONT=&quot]Một số plasmid khác lại có cơ chế gây nghiện. Những plasmid này sản xuất ra một loại độc chất có thời gian phân hủy dài và một chất kháng độc có thời gian phân hủy ngắn. Những tế bào con nào còn giữ được một bản sao của plasmid sẽ sống sót, trong khi những tế bào con mất plasmid sẽ chết hoặc giảm sức sống do độc chất vẫn còn trong tế bào mà khả năng tạo chất kháng độc (nằm trên plasmid) đã không còn. Đây là một ví dụ về plasmid như là phân tử DNA ích kỉ (selfish DNA).[/FONT]
[FONT=&quot]Các ứng dụng của plasmid[/FONT]
[FONT=&quot]Plasmid đóng một vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm di truyền và sinh hóa, nơi chúng được sử dụng để nhân bản hoặc biểu hiện các gene cần quan tâm. Có rất nhiều plasmid được thương mại hóa cho các ứng dụng trên. Đầu tiên, các gene cần quan tâm được gắn chèn vào plasmid. Plasmid này có chứa, ngoài gene quan tâm, một hay vài gene kháng kháng sinh. Plasmid này sau đó được đưa vào bên trong vi khuẩn bằng một quá trình gọi là biến nạp (transformation). Vi khuẩn sau đó được nuôi trên môi trường có chứa kháng sinh. Những vi khuẩn nhận được plasmid sẽ biểu hiện khả năng kháng kháng sinh (nhờ gene kháng kháng sinh nằm trên plasmid), do đó sống được trên môi trường nuôi cấy có chứa kháng sinh tương ứng. Kháng sinh trong môi trường, tuy nhiên, lại có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn không nhận được plasmid vì chúng không mang gene kháng kháng sinh này. Nhờ vậy, vi khuẩn chứa plasmid được tách riêng ra, tăng sinh, thu lại và ly giải để phân lập plasmid.[/FONT]
[FONT=&quot]
Một ứng dụng quan trọng khác của plasmid là tạo ra protein với số lượng lớn. Trong trường hợp này, vi khuẩn chứa plasmid mang gene mong muốn cũng được nuôi cấy và chúng sẽ được kích hoạt để sản xuất ra số lượng lớn protein từ gene mong muốn nằm trên plasmid. Đây là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền để tạo ra một lượng lớn plasmid hoặc protein, như insulin hay cả các kháng sinh.[/FONT]
[FONT=&quot]Cấu hình[/FONT]
[FONT=&quot]Khi chạy điện di (electrophoresis), DNA plasmid có thể xuất diện dưới 5 dạng cấu hình như sau:[/FONT]
· [FONT=&quot]"Siêu xoắn" (Supercoiled) (hay "Dạng vòng đóng bằng liên kết hóa trị"): DNA còn nguyên vẹn với cả hai mạch đều không bị cắt đứt.[/FONT]
· [FONT=&quot]"Vòng tháo xoắn" (Relaxed Circular): DNA vẫn còn nguyên với hai mạch đều không bị cắt, nhưng plasmid đã được enzyme tháo xoắn.[/FONT]
· [FONT=&quot]"Siêu xoắn biến tính" (Supercoiled Denatured): đây không phải là một dạng tự nhiên trong cơ thể. Nó thường hiện diện với số lượng nhỏ khi bị ly giải quá độ với kiềm, cả hai mạch đều không bị cắt nhưng bắt cặp bổ sung không chính xác, tạo nên cấu hình plasmid rất chặt.[/FONT]
· [FONT=&quot]"Vòng mở" (Nicked Open-circular): có một mạch bị cắt.[/FONT]
· [FONT=&quot]"Mạch thẳng" (Linear): hai mạch bị cắt ở cùng một vị trí.[/FONT]
[FONT=&quot]Độ linh động điện di tương đối của các loại cấu hình này trên gel như sau:[/FONT]
· [FONT=&quot]Vòng mở (chậm nhất)[/FONT]
· [FONT=&quot]Mạch thẳng[/FONT]
· [FONT=&quot]Siêu xoắn[/FONT]
· [FONT=&quot]Siêu xoắn biến tính[/FONT]
· [FONT=&quot]Vòng tháo xoắn (nhanh nhất)[/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đầy đủ tại đây:
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 

Attachments

  • Plasmit.doc
    90 KB · Views: 340
Mình thấy trong quyển " Nhập môn CNSH " nói cũng rất kĩ về phần này. Các bạn rảnh thì down về mà đọc.
 
Độ linh động điện di tương đối của các loại cấu hình này trên gel như sau: · Vòng mở (chậm nhất) · Mạch thẳng · Siêu xoắn · Siêu xoắn biến tính · Vòng tháo xoắn (nhanh nhất)
Ai giải thích vì sao nào ^^
 
lên lớp ngữ pháp thì liên quan gì ở đây, đây là tài liệu sinh học không phải bài luyện ngữ pháp ^^
 
chà giờ mình mới biết có quyển giáo trình nhập môn CNSH đấy, ngoài bắc học làm gì có giáo trình toàn pp tiếng anh, giảng viên dạy thì bắn rất nhanh và cũng chẳng cho slide về mà học, mỗi buổi học môn ấy thường khá căng, có một cuốn các bạn có thể tìm đọc là 'introduction to biotechnology'.Đọc cuốn này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về biotech.Còn cuốn giáo trình tiếng việt kia các em năm nhất hoặc 2 đọc có thể thu lượm được thông tin hữu ích.chúc vui vẻ
 
điện di do người ta dùng gel argarose để phân tách DNA, bọn này có cấu trúc dạng mắt lưới như cái sàng ý(nhà mình xuất thân toàn nông dân nên chắc anh em biết cái sàng gạo nhỷ) khi DNA di chuyển thì cứ chui thôi,cái này mình nghĩ cũng dề hình dung, với các DNA plasmid tùy thuộc vào cấu trúc nó ở dạng supercoin hay các dạng bớt xoắn hơn mà sẽ di chuyển dễ dàng hơn khi nó len lỏi trong những mắt lưới này.Ngoài ra khi giải trình tự người ta phải điện di mao quản để phân tách từng nu 1(cái này tích hợp sẵn trong các máy giải trình tự rồi anh em không lo.Trường hợp này họ dùng gel polyacrylamide.
 
Vậy khi mình tách plasmid bằng phuong pháp SDS-kiềm thấy ra có 3 vạch hà, cái dạng thẳng thì vị biết rõ (vì tui cho chạy song song cới plasmid cắt mở vòng), còn mấy cái còn lại mù mờ, vì đọc tài liệu nhiều người nói một kiểu, đa phần thì cũng giống nhau, khác vài cái, mà...quên cái nào rồi. Ai cho cái giả thich với. tks
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top