Câu hỏi sinh học 11

lananh_vy_vp

Senior Member
1.Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng lại có khả năng vận động kém, côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng có khả năng vận động tốt.Hãy phân tích các đặc điểm của chúng dẫn tới hiện tượng đó?
2.Nêu những hậu quả khi cơ thể nữ bị rối loạn tiết FSH và LH.
3.Liên hệ ngược là gì??có những hình thức liên hệ ngược nào?lấy vd ở cơ chế điều hoà sinh trứng ở người.

Mọi người giúp LA nha:mrgreen:
 
Trả lời!

Ở nữ, FSH kích thích nang trứng, và estradiol (hormon sinh sản khác) trong suốt nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt. LH là hormon thúc đẩy sản xuất estrogen, xuất hiện trong những lần PN có thai. Khi LH thấp hơn giá trị ngưỡng, sự tổng hợp estrogen không đầy đủ, sự phát triển và trưởng thành của nang noãn kém. Ngược lại, nồng độ LH cao hơn giá trị trần sẽ làm giảm hoạt động thơm hóa, gây thoái hóa nang noãn và gia tăng tỉ lệ sẩy thai.:rose:
Em nên đọc thêm tài liệu dưới! Và muốn đi sâu vào vấn đề này, em cần phải hiểu và biết rõ rằng hormon đó có chức năng gì? Từ đó, sẽ suy nghĩ, phân tích được những rối loạn khi có sự vướng mắc ở Hormon đó.
Câu 3: Sự liên hệ ngược (đường hướng tâm ngược) có thể qua đường thần kinh hoặc đường thể dịch:
VD:
- Đường thần kinh: Khi huyết áp giảm (do mất máu...), thụ thể áp lực mạch máu truyền thông tin đến trung khu điều hòa tim mạch ở hành não, trung khu này "ra lệnh" co mạch, tăng nhịp tim đưa huyết áp trở về bình thường. Khi huyết áp tăng thì cơ chế sẽ ngược lại, nhịp tim giảm, mạch dãn.

- Đường thể dịch: Hormon TSH (tirotropin-thùy trước tuyến yên) kích thích tuyến giáp tiết tiroxin, khi nồng độ tiroxin trong máu tăng cao thì sẽ ức chế bài tiết TSH trong tuyến yên. Tương tự khi xét ngược lại.

vD: người
Vùng dưới đồi → GnRH (nhân tố gây ức chế tiết FSH)→ kthích thùy trước tuyến yên → FSH +LH → gây hưng phấn → làm noãn chín +sự PT thể vàng.
Buồng trứng → có tđ ngược trở lại → ostrôgen+progestêrôn.
Nếu trứng ko đưộc thụ tinh → thể vàng teo +thoái hóa → vùng dưới đồi kt → tuyến yên→ tiết ra FSH +LH → chu kì mới được phát động trở lại → ht nang noãn mới.
 
Mình trả lời câu 1 nhé.
Thứ nhất, côn trùng có bộ xương ngoài cấu tạo bằng cuticun đã vô hiệu hóa các bao cơ của cơ thể, và tim của chúng vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, nên hệ tuần hoàn hở là biệ pháp giải quyết tốt nhất cho sự thích nghi của cơ thể.
Thứ 2, côn trùng mặc dù hoạt động nhiều, nhu cầu oxi cao nhưng hệ tuần hoàn hở vì hệ tuần hoàn của nó không còn đảm nhiệm chức năng vẫn chuyển oxi và CO2 nữa, mà chức năng được đảm nhận bởi các ống khí phân nhánh tiếp xúc tới tận các mô và cơ quan của cơ thể
 
giúp LA mấy câu ni nữa:D
1.Cơ chế dự trữ mật trong túi mật?Tại sao mật được đưa vào ruột non dưới dạng tia mật?
2.Tại sao nói chuỳen xinap có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh?
3.Có thể thay đổi tập tính ko?trong trường hợp nào?
4.Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác?
 
những câu hỏi thế này mới là câu hỏi
smilie.gif

những câu trc' mình làm cả rồi, những câu ni lấy ở mô ra đó L.A?
 
đều lấy ở đề duyên hải hết đó:D
những câu trc c trả lời rùi à?:Dtrả lời lại hộ t ha:x
nhất là cái câu liên hệ ngược ấy:-s
 
Ở phổi, huyết áp trong mao mạch rất thấp, nhỏ hơn áp lực keo nên không có hiện tượng nước ra khỏi mao mạch vào phế nang. Nếu huyết áp trong mao mạch tăng lên thì nước sẽ ra khỏi mao mạch phổi, gây hiện tượng phù phổi.
Ở đầu mao mạch là 35 – 40 mmHg, ở cuối mao mạch là 15 – 20. Tốc độ dòng máu trong mao mạch là 0,3 - 0,5 mm/giây. Áp lực máu trong mao mạch có tác dụng đẩy nước ra ngoài, nhưng áp lực keo của máu lại có tác dụng kéo nước vào mạch. Kết quả làm cho lượng nước trong mao mạch không đổi. Nếu lượng nước ra khỏi mao mạch nhiều hơn lượng nước kéo vào thì sẽ gây nên hiện tượng phù nề.
 
Túi mật nằm ở góc trên , bên phải bụng , phía dưới gan.Chức năng của túi mật là chứa mật tạo ra từ tế bào gan , từ đó đưa mật đến tá tràng , ruột non để tiêu hóa thức ăn. Gan của chúng ta mỗi ngày tạo ra 1 lít mật , mật này cô đặc và dự trữ trong túi mật. Để tiêu hóa thức ăn , chúng ta không chỉ nhai , dịch vị …mà còn cần acid mật đặc biệt. Thức ăn mỡ để tiêu hóa còn cần có lượng mật thích hợp , vì vậy ,mật co bóp để đẩy mật vào ống mật , xuống tá tràng …tiêu hóa. Mật gồm có acid mật , cholesterol , sắc tố , protein , lecithin , muối và nước.
:rose: Mật được điều hòa bài tiết do bởi 2 cơ chế:
- Cơ chế thần kinh: do dây X dưới tác dụng của 2 loại phản xạ như trên.
- Cơ chế thể dịch: cũng do 2 hormon secretin và pancreozymin.
+ Secretin
Kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật, vì vậy còn được gọi là hepatocrinin.
+ Pancreozymin
Kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột, còn được gọi là cholecystokinin (CCK)
 
hức! mình học chuyên mà cũng chỉ biết mật chỉ chó sắc tố mật, muối mật có tác dụng nhũ tương hóa chất béo :(
 
Thành phần dịch mật gồm:
 Sắc tố mật: sản phẩm thoái hóa của Hb
 Muối mật: tinh thể mật cô đặc, k tan trong nước / trong cồn – từ Cholesterol + Na
Tác dụng: nhũ tương mỡ, giúp hấp thu các vit tan trong dầu và chống lên men thối của dưỡng trấp, kích thích tăng nhu động ruột.
- Sự hiện diện mỡ trong tá tràng giúp điều tiết mật.
 
Kể tên các bệnh liên quan đền bạch cầu?nguyên nhân?biểu hiện?cách khắc phục?:???:
mọi ng giúp LA với:please:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top