Khái niệm khuẩn lạc mà bạn nói đến chỉ có nghĩa là trong môi trường đặc (dạng rắn/ thạch) thôi nhé! còn trong môi trường lỏng (lên men dịch thể) thì chỉ có khái niệm chủng (dòng) vsv thôi!
Đúng như các bạn ở trên đã giải thích về khái niệm STRAIN (thường dịch sang tiếng Việt là Chủng), bạn cứ hiểu là nếu thao tác của bạn chuẩn (đạt yêu cầu) thì 1 chủng vsv là một khuẩn lạc (trên môi trường thạch) do 1 tế bào (1 clone/ dòng) phân chia mà tạo thành; nếu là loài vsv thuần khiết rồi (trong bước thuần khiết nhiều lần vsv, sau phân lập từ cơ chất/ môi trường tự nhiên của nó), thì thu được nhiều khuẩn lạc- mỗi khuẩn lạc đó chúng ta gọi là một chủng vsv. TRái lại, nếu bạn phân lập có chọn lọc về dinh dưỡng để ưu tiên loại vsv bạn quan tâm, đồng thời, một số vsv (khác loài) vẫn mọc được trên môi trường đặc ấy, thì mỗi một quần thể tế bào đó (khuẩn lạc) vẫn được coi là một chủng vsv, trong trường hợp này thì mỗi khuẩn lạc (chủng vsv) có thể cùng loài hoặc khác loài.
Ngoài ra, trong ký hiệu tên chủng vsv, ngoài tên loài theo danh pháp hai từ, ví dụ Escherichia coli là tên loài, còn có thêm ký hiệu thường gồm chữ và số đứng sau, ví dụ E. coli ATCC 35218 chẳng hạn, là tên chủng và không in nghiêng ở phần tên chủng này.
Và thêm một chú ý này nữa: Strain không phải là một taxon, do đó, không có ý nghĩa trong phân loại sinh học, chỉ đơn giản là cách đặt tên cho hệ thống hóa được mẫu sv nghiên cứu mà thôi!