Sốt phát ban, sởi và sốt phát ban dạng sởi

Phân biệt

Sởi:
1. Thời kỳ ủ bệnh từ 10-12 ngày
2. Thời kỳ khởi phát 4-5 ngày: đây là giai đoạn có thể lây lan bệnh:
a. Hội chứng nhiễm khuẩn:
- Xuất hiện sốt vừa -> cao 38*5 - 40*C. Kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp.
b. Xuất tiết niêm mạc:
- Triệu chứng luôn có ở mắt: Đỏ kết mạc, chảy nước mắt, phù mi mắt, sợ ánh sáng.
- Ở mũi: Sổ mũi, hắt hơi, hiếm khi chảy máu cam
- Ở thanh, phế quản: Khàn tiếng, ho khan, hay có đờm, khò khè
- Ở hệ tiêu hòa: Tiêu chảy, đôi khi đau bụng nhẹ, trớ.
c. Dấu Koplik trước khi ban mọc:
- Ở niêm mạc má đỏ hồng, trên có những chấm trắng nhỏ. Tồn tại 24-48g & mất đi 1 ngày sau khi phát ban ở da.
3. Thời kỳ toàn phát: Thời kỳ phát ban từ 5-7 ngày:divien:
Trước khi nổi ban, nhiệt độ tăng vọt lên cao 30-40*C => co giật
Ban có đặc điểm:
- Ban hồng, tròn, 3-6mm, rải rác hay từng đám, mềm mịn, có khi hình bầu dục.
- Bắt đầu ở chân tóc, sau tai rồi lan đến mặt, cổ, lưng, bụng & các chi. Sau khi lan khắp cơ thể theo trình tự trên, ban có thể tồn tại 2-3 ngày rồi lặn đi theo thứ tự như khi lên ban. Để lại các vết thâm như da hổ.
=> Khi căng da thì mất dấu ban.:akay:
- Khi ban xuất hiện, các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
Người bệnh sẽ hồi phục dần, ăn uống khá hơn. Tuy vậy, có thể chia sởi ra làm 2 dạng là lành tính & ác tính.
Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, loét giác mạc do thiếu vit A...


 
Sốt phát ban

Số phát ban do Rubella (hay sởi Đức):
- Người bệnh có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có.
- Sau 1-7 ngày sẽ nổi ban. Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban tồn tại 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày.
- Ngoài ra, có thể 1-2 ngày người bệnh đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.



Sốt phát ban thông thường: thường bệnh nhân cũng xuât hiện đỏ lúc nổi ban thường trẻ có ngứa, nổi trên toàn thân, ban nổi trong 3 ngày thì lặn, bệnh nói chung thường diễn biến lành tính.
Sốt phát ban là danh từ chung chỉ các dạng sốt có kèm nổi ban trên cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt có kèm phát ban nhưng chủ yếu là do viruts gây nên trong đó phải kể đến như : Virut thuỷ đậu, rubella, sởi, dengue, vi rut gây bệnh chân ta miệng, thấp tim…hoặc những bệnh rối loạn chuyển hoá gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai,…

Khi bệnh nhân tới viện khám với lý do sốt có kèm với nổi ban, bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng cụ thể trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ những bệnh có thể có những diễn biến nguy hiểm tới tính mạng người bệnh cũng như những bệnh cần phải điều trị trong nội viện.

Nếu các triệu chứng của người bệnh cho thấy bệnh nhân không có các rối loạn nghiêm trọng về các cơ quan nội tạng, không có các dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm và chỉ số xétnghiệm máu chỉ ra rằng bệnh nhân chỉ bị nhiễm virut gây phát ban đơn thuần như:

- Ban chỉ nhỏ li ti như đầu tăm, không đặc hiệu để nghĩ đến các bệnh lý nguy hiểm nhưsởi, giang mai, lupus ban đỏ

- Bệnh nhân hết sốt sau khi ban mọc,

-Không có đau đầu, không nôn, gan và lách không to, tim phổi bình thường, đại tiểu tiện không có máu, mủ,

-Xét nghiệm máu không thấy bạch cầu trung tính tăng cao, bạch cầu lymphô xuống quá thấp dưới 4000/mlmáu, dấu hiệu cô đặc máu không có, dấu hiệu dây thắt (đánh giá tình trạng xuất huyết) không có

-Mạch, huyết áp bệnh nhân bình thường

- Sơ bộ các chỉ số chức năng gan, thận ở mức bình thường

Thì có thể được chẩn đoán là bệnh nhân có sốt phát ban lành tính và cho phép bệnh nhân được điều trị tại nhà, vì nếu ở trong viện khi không cần thiết phải điều trị nội viện sẽ làm cho bệnh nhân có thể lây nhiễm thêm những bệnh khác…

Tuy nhiên việc điều trị tại nhà muốn có kết quả tốt, nhất thiết phải tuân thủ y lệnh của bác sĩkhông nên tự ý thay đổi thuốc hoặc dùng không đúng theo chỉ dẫn.
 
Tại sao khi lên sởi hoặc sốt phát ban thì chỉ phải tránh tiếp xúc với gió trời, còn gió từ quạt máy thì không phải tránh? Gió trời và gió quạt máy khác gì nhau ạ?:mrgreen:
 
Cần phải tránh gió, cả gió trời lẫn gió quạt vì nếu không sẽ có nguy cơ nhiễm trùng do các nốt bị vỡ ra, sau đấy là có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.:divien: Người bị bệnh phải ở phòng thoáng, sáng. tránh gió lùa. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Thường chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện. Khi đang mắc bệnh, cần ăn uống lỏng:yeah:, dễ tiêu, nhẹ để BN có thể bù sức. Theo dõi nhiệt độ thân nhiệt thường xuyên.
Nếu BN bị nổi trong dạ dày, hoặc ruột, bộ phận tiêu hóa thì việc ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu là rất quan trọng. Vì ăn thức ăn quá cứng như cơm, phở hoặc nhiều chất xơ sẽ dẫn tới chảy máu tiêu hóa. Phải đảm bảo uống nhiều nước, nhất là hoa quả tươi.
 
Uhm

Nếu so ra thì không thể nói cái nào nguy hiểm hơn cái nào được vì mỗi cái đều có cái nguy hiểm riêng của nó.
+ Ở sốt phát ban, BN có thể dẫn tới co giật, động kinh do nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu k kèm theo bệnh gì khác, BN có thể qua khỏi, bình phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, những người có hệ miễn nhiễm bị yếu đi, thí dụ như những bệnh nhân sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, họ sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn. Họ cũng có thể bị biến chứng sưng phổi hay viêm não, rất nguy hiểm.
+ Ở bệnh sởi thì nguy hiểm & đáng buồn hơn nhiều:sad: do các biến chứng ồ ạt & diễn ra trên bộ máy hô hấp như viêm thanh quản, phế quản, viêm phế quản - phổi hoặc nặng nề hơn nữa là tác động trên hệ thần kinh gây ra viêm màng não, viêm não - tủy cấp, Viêm não – màng não – tủy cấp, viêm não chất trắng... Ngoài ra còn ảnh hưởng hệ tiêu hóa như viêm loét niêm mạc miệng:cry:, viêm ruột do E.coli tấn công kèm các bệnh liên quan Tai Mũi Họng như viêm họng do bội nhiễm, viêm tai hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch [ ho gà, bạch hầu, lao...].
=> Nếu trong quá trình điều trị 2 bệnh trên,BN không đc theo dõi diễn biến để điều trị kịp thời sẽ có khả năng rất cao dẫn tới tử vong do các biến chứng kể trên. Phải giáo dục BN việc họ tự chăm sóc, bảo vệ & theo dõi chính diễn biến bệnh của mình & báo ngay cho điều dưỡng khi thấy bất thường.
















 
:divien: Thường thì khi bị bệnh này, BN sẽ bị tiêu chảy, đi phân lỏng, phân sống nên việc này dẫn tới mất nước trầm trọng nếu ko kịp bù nc bằng Oresol hoặc vào BN để truyền nước.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top