Một vài thắc mắc cần giải đáp

nemnem

Senior Member
Em có một vài thắc mắc nhờ mọi người giúp
1 tại sao địa y lại được xếp vào giới nấm
2 nếu cất cá biển và cá sông vào tủ lạnh thì cá nào lâu hỏng hơn
3 tại sao vi khuẩn cổ không ẫn cảm với penixilin và lizozim
 
1. Địa y là dạng cộng sinh giữa nấm với vi khuẩn lam. Trước đây vi khuẩn lam người ta hiểu lầm nó là tảo, nhưng xét về mặt cấu trúc tế bào thì xếp nó vào giới vi khuẩn.
2. Cất cá biển vào tủ lạnh sẽ nhanh hư hơn vì các loại vi khuẩn bám vào cá biển là loại vi khuẩn chịu nhiệt độ lạnh tốt hơn vi khuẩn sống trên cá sông
3. Tác dụng chủ yếu của 2 loại kháng sinh đó là ngăn chặn vi khuẩn tổng hợp peptidoglican. Mà trong thành phần của vi khuẩn cổ lại không có chất này cho nên vi khuẩn cổ không mẫn cảm với penicililn.
 
2. Cất cá biển vào tủ lạnh sẽ nhanh hư hơn vì các loại vi khuẩn bám vào cá biển là loại vi khuẩn chịu nhiệt độ lạnh tốt hơn vi khuẩn sống trên cá sông
Sao bik :sad:, mình chưa nghe bao h, giải thik rõ hơn đi.:hum:
 
Sao bik :sad:, mình chưa nghe bao h, giải thik rõ hơn đi.:hum:

Chắc là do ở biển sự biến động về nhiệt độ là lớn hơn do sự dịch chuyển thường xuyên của các dòng biển nóng và lạnh => VSV cũng cần có sự thích nghi:mrgreen:
 
Theo t thì cá biển lâu hỏng hơn chứ nhỉ. Sống ở biển mặn, các loại VK hok ưa mặn đã hok sống được rồi, còn cho típ vào tủ lạnh thì hok ưa lạnh chít nốt, còn việc có VK ưa lạnh hay hok thì chưa bik được, hok có cơ sở :o
 
Theo t thì cá biển lâu hỏng hơn chứ nhỉ. Sống ở biển mặn, các loại VK hok ưa mặn đã hok sống được rồi, còn cho típ vào tủ lạnh thì hok ưa lạnh chít nốt, còn việc có VK ưa lạnh hay hok thì chưa bik được, hok có cơ sở :o
Giải thích kiểu của bạn đúng là chuối quá :cool:

Các vi khuẩn ở biển thuộc nhóm vi khuẩn ưa lạnh đó bạn. Cơ sở nằm trong sách giáo khoa lớp 10. Về đọc lại đi nhé! Vi khuẩn ưa lạnh thì điều kiện sống trong tủ lạnh đâu có ức chế được sinh trưởng của nó. Vì vậy, các vi khuẩn này vẫn tiếp tục "tấn công" làm cho cá biển nhanh hư hơn chứ. Đúng không nè?
 
Theo t thì cá biển lâu hỏng hơn chứ nhỉ. Sống ở biển mặn, các loại VK hok ưa mặn đã hok sống được rồi, còn cho típ vào tủ lạnh thì hok ưa lạnh chít nốt, còn việc có VK ưa lạnh hay hok thì chưa bik được, hok có cơ sở :o
Thì đối với cá sông sống ở sông thì VK ưa mặn chết hết rồi, loanh quanh luẩn quẩn chả ra đâu
 
Giải thích kiểu của bạn đúng là chuối quá :cool:

Các vi khuẩn ở biển thuộc nhóm vi khuẩn ưa lạnh đó bạn. Cơ sở nằm trong sách giáo khoa lớp 10. Về đọc lại đi nhé! Vi khuẩn ưa lạnh thì điều kiện sống trong tủ lạnh đâu có ức chế được sinh trưởng của nó. Vì vậy, các vi khuẩn này vẫn tiếp tục "tấn công" làm cho cá biển nhanh hư hơn chứ. Đúng không nè?
:mrgreen:, đúng rồi nè(y)
 
:chuan: Tủ đá hay tủ mát :cheers: tủ đá thì còn lâu mới hỏng :wink:

:)cheers: đã test cá bằng cá ... nhựa :oops:)
Vấn đề người ta đưa ra có hỏi cá nhựa àh? Sao mình đọc hoài mà không ra nhỉ?:sexy: Xin thưa với bạn là vi sinh vật ưa lạnh thì ngưỡng chịu nhiệt của chúng là <0 độ C. Vậy thì theo bạn cho nhiệt độ trong tủ đá là bao nhiêu độ?
 
psychrophile co thể sinh sản sinh truong trong môi trường muối mặn tại nhiệt độ -15*C
 
:sexy: Xin thưa với bạn là vi sinh vật ưa lạnh thì ngưỡng chịu nhiệt của chúng là <0 độ C. Vậy thì theo bạn cho nhiệt độ trong tủ đá là bao nhiêu độ?
Vsv ưa lạnh sinh trưởng ở nhiệt độ < or = 15*C, SGK lớp 10 nâng cao Tr 137 viết rất rõ, mình tham khảo nhiều tài liệu cũng thấy thế mà :)
 
Về Psychrophiles:surrounded by sea ice ...
...
- Psychrophiles or cryophiles (adj. cryophilic) are extremophilic organisms that are capable of growth and reproduction in cold temperatures, ranging from −15°C to +10°C. Temperatures as low as −15°C are found in pockets of very salty water (brine) surrounded by sea ice ...
...

1. Những nhiệt độ quá thấp (gần hoặc dưới O0C) hoạt động của enzym yếu dần và hầu như dừng hẳn (trạng thái nghỉ) lại nhưng enzym không bị phá huỷ
2. Enzyme hoạt động trong môi trường nước (trạng thái phân cực)
4. Theo sơ đồ mô tả cơ chế tác động của enzyme
5. Trong trường hợp đông lạnh => nước kết tinh thành tinh thể
6. Nếu quá trình đông lạnh làm nước đóng băng hoàn toàn trong khối thịt

=> giống đổ khối bê tông: cơ chất ở một vị trí, enzyme một vị trí, VK một vị trí ... vậy nó hoạt động được không nào

(cùng tranh luận nào ...)

thêm một thông tin:

http://dantri.com.vn/c132/s132-322874/bi-mat-xac-voi-ma-mut-37000-nam-tuoi.htm

Bí mật xác voi ma mút 37.000 năm tuổi
(Dân trí) - Xác của một con voi ma mút con 37.000 năm tuổi được tìm thấy trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang dần hé mở những bí ẩn mới về các loài thú bị tuyệt chủng vào cuối thời kỳ băng hà cách đây khoảng 10.000 năm.
Lyuba là xác con voi ma mút hoàn hảo nhất được tìm thấy từ trước tới nay.

Con voi ma mút con được bảo quản hoàn hảo như là nó vừa mới ngủ chứ không phải ngủ suốt 37.000 năm qua do bị mắc kẹt trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Những túm lông màu nâu vẫn dính vào người con voi cao gần 1 mét. Thậm chí lông mi cũng vẫn còn nguyên vẹn.

Con voi, được đặt tên là Lyuba, là xác voi ma mút hoàn chỉnh nhất được tìm thấy từ trước tới nay.

Lyuba được phát hiện trên bán đảo Yamal ở phía tây bắc Siberia tháng 5/2007. Con voi 1 tháng tuổi bằng xương bằng thịt này đang giúp các nhà khoa học giải mã cuộc sống của các loài thú từng sống ở cuối thời kỳ băng hà.

Những gì còn lại trong dạ dày của Lyuba là bằng chứng giá trị giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các loại thức ăn mà voi ma mút con và đồng loạt của nó từng ăn. Các tầng mỡ và khoáng chất trong răng của Lyuba giúp cung cấp thông tin về sức khỏe của nó cũng như bầy đàn.

Các nhà cổ sinh vật học giờ đây tin rằng thông tin mà họ thu thập được từ xác của Lyuba có thể giúp họ hiểu nguyên nhân khiến voi ma mút tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm.
Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật vi phẫu để nghiên cứu xác con voi.

Người ta tin rằng voi ma mút tuyệt chủng vì chúng không thể thích nghi được với thế giới thay đổi xung quanh khi nhiệt độ trái đất tăng vào giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà. Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng voi ma mút tuyệt chủng là do bị con người săn bắt.

Qua nghiên cứu xác voi ma mút, các nhà khoa học nhận thấy rằng Lyuba có sức khỏe tốt và được ăn uống đủ trước khi chết. Điều đó cho thấy bầy đàn của Lyuba đã tìm thấy nhiều thức ăn vào thời điểm đó.

“Voi ma mút là động vật lớn nhất và phổ biến nhất trong số các động vật bị tuyệt chủng vào giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chúng tôi có thể làm phép so sánh chi tiết các thông tin liên quan tới răng của voi ma mút với các mô mềm từ phần còn lại của cơ thể”, Dan Fisher, nhà cổ sinh vật học tại đại học Michigan (Mỹ), cho hay.

Hàng chục xác voi ma mút đã được tìm thấy tại Siberia kể từ xác voi ma mút đầu tiên vào năm 1806. Tuy nhiên, không xác con voi nào nào trong số này được bảo quản hoàn hảo như Lyuba.

“Mặc dù Lyuba không phải là một con voi ma mút trưởng thành nhưng chưa một cái xác nào được bảo quản tốt như vậy được tìm thấy, vì thế đó Lyuba là một kho dữ liệu khoa học quý giá”, Dan Fisher nói.

Trong 2 năm qua, các nhà cổ sinh vật học từ Mỹ, Nga, Nhật Bản đã cẩn thận làm các xét nghiệm đối với Lyuba.


Sử dụng công nghệ quét y học mới nhất, các nhà khoa học đã “giải mã” xác của con voi, đồng thời tìm ra manh mối về cái chết của nó.

Các nhà khoa học đã tìm thấy chất cặn bên trong vòi, miệng và khí quản của con voi con. Họ tin rằng, con voi có thể đã bị chết ngạt sau khi sa lầy trong vũng bùn, nơi xác của nó được bảo quản.

Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng con voi con đã được bú sữa mẹ trước khi chết. Họ cũng nhận thấy có phân trong dạ dày của Lyuba và điều này có thể giúp lý giải nguồn gốc một thói quen của voi hiện đại.

Những con voi con thường ăn phân của voi trưởng thành để cung cấp các vi khuẩn cần thiết trong dạ dày giúp tiêu hóa cỏ mà chúng sẽ ăn sau này.

Việc phát hiện xác một con voi ma mút được bảo quản hoàn hảo cũng mở ra những hi vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học có thể sử dụng ADN của voi đông lạnh để nhân bản ra một voi ma mút.

Minh Trí
Theo Telegraph
 
voi sống trên cạn chứ đâu phải sống dưới nước mà đem so sánh được. Hôm qua mình hỏi cô thì cô mình nói cá biển nhanh hỏng hơn vì ở cá biển có vsv ưa lạnh nên ở nhiệt độ thấp chúng vẫn họat động:???:
 
cho em hỏi thêm
1 trong môi trường tự nhiên thì pha log ở vi khuẩn có xảy ra không (ở nuôi cấy không liên tục)? Tại sao?
2 vì sao, quá trình sinh trưởng của vsv trong nuôi cấy ko liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì ko có pha này
 
cho em hỏi thêm
1 trong môi trường tự nhiên thì pha log ở vi khuẩn có xảy ra không (ở nuôi cấy không liên tục)? Tại sao?
Câu này mình đã trả lời ở pic khác rồi, câu trả lời là:
Không, vì trong đất + nước (mt tự nhiên) vsv phải chịu tác động của ngoại cảnh luôn thay đổi : thành phần dinh dưỡng không đủ,m sự thay đổi nhiệt độ, pH, độ ẩm, các bức xạ,... và sự cạnh tranh của các vsv khác về dinh dưỡng( ít thức ăn mà số lượng thì đông nên chúng phải tranh giành nhau chứ nhỉ :)) là chủ yếu, đôi khi chúng còn tiết ra các chất để kìm hãm nhau phát triểnNói chung là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà mt đất và nước thì ko đáp úng được, thế thôi :D
2 vì sao, quá trình sinh trưởng của vsv trong nuôi cấy ko liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì ko có pha này
Pha tiềm phát để vsv thích ứng với mt mới, do đó phải tổng hợp ADN và các loại enzym,..., đấy là ở nuôi cấy không liên tục. Còn ở nuôi cấy liên tục thì mt đã đảm bảo cho nó sinh trưởng ngay rồi, không cần pha tiềm phát nữa:)
 
Không, vì trong đất + nước (mt tự nhiên) vsv phải chịu tác động của ngoại cảnh luôn thay đổi : thành phần dinh dưỡng không đủ,m sự thay đổi nhiệt độ, pH, độ ẩm, các bức xạ,... và sự cạnh tranh của các vsv khác về dinh dưỡng( ít thức ăn mà số lượng thì đông nên chúng phải tranh giành nhau chứ nhỉ :)) là chủ yếu, đôi khi chúng còn tiết ra các chất để kìm hãm nhau phát triểnNói chung là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà mt đất và nước thì ko đáp úng được, thế thôi :D

Khi Tr xem một số đồ thị về vi sinh môi trường và dịch tể, pha log có tồn tại, nhưng không thẳng và đẹp như lý thuyết. Sau pha log nó nhanh chóng suy tàn, pha ổn định rất ngắn. Nếu không có pha log thì làm sao có hiện tượng nước nở hoa hay bùng phát dịch bệnh. Tr k biết về sinh thái vi sinh, những điều rút ra từ các biểu đồ thui.
 
t nghĩ chỉ tương đối thôi, lý thuyết vs thực tế chả bik đâu mà lần, theo lý thuyết thì không xảy ra, còn thực tế thì hok bik được, cái này làm thử để kiểm chứng :rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top