Cần người tài hợp thành nhóm nghiên cứu mạnh

[Anh Hiếu hỏi xếp là ai em thấy hợp lý, vì ở Việt Nam muốn nghiên cứu được phải có đề tài, mà thuyết minh được đề tài phải tùy xếp, và sau đó xếp trả tiền cho mọi người cũng tùy xếp nữa,
Chứ nhiều trường hợp xếp toàn bốc lột người nghiên cứu, nhiều viện nghiên cứu lớn, còn bốc lột nhân viên của họ huống gì nhóm này không rõ ràng nên em thấy cũng mơ hồ quá.

Bạn có tên là Văn Giang??- Quả là sự trùng hợp trong sự ngẫu nhiên. Một cái tên đang nổi tiếng.
Chưa làm đã ngại khó và nghi ngờ đủ thứ không phải là cách tiếp cận và đặt vấn đề hay. Sự thất bại đã nằm ngay trong ý nghĩ.
 
Bạn có tên là Văn Giang??- Quả là sự trùng hợp trong sự ngẫu nhiên. Một cái tên đang nổi tiếng.
Chưa làm đã ngại khó và nghi ngờ đủ thứ không phải là cách tiếp cận và đặt vấn đề hay. Sự thất bại đã nằm ngay trong ý nghĩ.

Chào anh Bình,

Khi đọc topic này tôi thấy được quyết tâm (qua những từ ngữ) của anh và nhóm nghiên cứu, đầu tiên tôi thấy mừng, đọc tiếp vẫn thấy hứng thú khi anh tiếp tục trả lời những quan tâm của các bạn khác và cảm nhận được mong muốn tìm người có năng lực của nhóm anh. Tuy nhiên, đến đây thì tôi có một vài góp ý nhỏ:

1) Bản thân tôi nghĩ rằng 'nghi ngờ' mọi thứ cũng là một cách tiếp cận khoa học, nó tốt hơn nhiều lần so với việc chấp nhận mọi thứ vô điều kiện. Các thông tin anh đưa lên, khi chưa được chứng thực thì người khác có quyền nghi ngờ. điều quan trọng, tôi nghĩ, là anh nên làm sao để người khác tin được vào những gì anh nói thay vì việc tuyên bố ngay lập tức đó là một sự 'thất bại'. ở đây, tôi nghĩ anh hơi vội vàng và với tôi thì đó 'không phải là cách tiếp cận vấn đề hay'.

2) Khi người khác quan tâm tới thông tin mà anh đưa ra và nhận lại được một câu trả lời đầy mỉa mai cỡ này
Bạn có tên là Văn Giang??- Quả là sự trùng hợp trong sự ngẫu nhiên. Một cái tên đang nổi tiếng.

thì liệu việc sử dụng nguồn nhân tài của nhóm anh sẽ phụ thuộc vào năng lực hay vào 'cái tên' của họ?

Vài lời góp ý, nếu có gì không phải mong anh thứ lỗi trước.
DK
 
Chào anh Bình,

Khi đọc topic này tôi thấy được quyết tâm (qua những từ ngữ) của anh và nhóm nghiên cứu, đầu tiên tôi thấy mừng, đọc tiếp vẫn thấy hứng thú khi anh tiếp tục trả lời những quan tâm của các bạn khác và cảm nhận được mong muốn tìm người có năng lực của nhóm anh. Tuy nhiên, đến đây thì tôi có một vài góp ý nhỏ:

1) Bản thân tôi nghĩ rằng 'nghi ngờ' mọi thứ cũng là một cách tiếp cận khoa học, nó tốt hơn nhiều lần so với việc chấp nhận mọi thứ vô điều kiện. Các thông tin anh đưa lên, khi chưa được chứng thực thì người khác có quyền nghi ngờ. điều quan trọng, tôi nghĩ, là anh nên làm sao để người khác tin được vào những gì anh nói thay vì việc tuyên bố ngay lập tức đó là một sự 'thất bại'. ở đây, tôi nghĩ anh hơi vội vàng và với tôi thì đó 'không phải là cách tiếp cận vấn đề hay'.

2) Khi người khác quan tâm tới thông tin mà anh đưa ra và nhận lại được một câu trả lời đầy mỉa mai cỡ này


thì liệu việc sử dụng nguồn nhân tài của nhóm anh sẽ phụ thuộc vào năng lực hay vào 'cái tên' của họ?

Vài lời góp ý, nếu có gì không phải mong anh thứ lỗi trước.
DK

Mến gửi anh Khương,

Cám ơn anh đã thẳng thắn góp ý và tôi cũng nhận thấy anh có lý. Tôi đã nóng tính khi trả lời như vậy. Không nên vậy.

Mọi người có quyền nghi ngờ, và những hiện trạng khoa học như bạn Van Giang đề cập và thậm chí tôi cũng biết còn hơn thế nhiều cũng thực sự tồn tại ở một số nơi. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số nhóm nghiên cứu làm việc nghiêm túc, cố gắng thực hiện các ý tưởng trong hoàn cảnh Việt Nam khó đủ thứ (lương, cơ sở vật chất, cách quản lý khoa học, cách nhìn nhận về các giá trị,.....), để làm nghiên cứu và công bố ISI đều đặn phải cố gắng hơn nhiều so với ở bên ngoài, tôi khâm phục sự dấn thân của họ.

Tôi chỉ thấy cách gieo sự nghi ngờ vào người đọc khi chưa tìm hiểu kỹ như thế không phải là nghi vấn khoa học, cách tham gia thảo luận thiếu thiện chí như thế đã làm tôi bực mình. Còn đưa ra lời biện bạch cho nghi vấn của bạn Van Giang cũng chẳng ích gì, nếu chỉ dựa vào vài dòng và không chứng cứ.
Xin lỗi bạn đọc vì là đã làm các bạn bực mình.

Tôi rất cần người có năng lực nghiên cứu thực sự, có tâm huyết cùng về hướng nghiên cứu và dám dấn thân trong khoa học. Những người đó ở Việt Nam không nhiều, nhưng không phải là không có và họ sẽ làm nên sự khác biệt.

Chúc anh Khương mạnh khỏe và thành công.
Cám ơn anh.

Trần Quang Bình
 
Mọi người có quyền nghi ngờ, và những hiện trạng khoa học như bạn Van Giang đề cập và thậm chí tôi cũng biết còn hơn thế nhiều cũng thực sự tồn tại ở một số nơi. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số nhóm nghiên cứu làm việc nghiêm túc, cố gắng thực hiện các ý tưởng trong hoàn cảnh Việt Nam khó đủ thứ (lương, cơ sở vật chất, cách quản lý khoa học, cách nhìn nhận về các giá trị,.....), để làm nghiên cứu và công bố ISI đều đặn phải cố gắng hơn nhiều so với ở bên ngoài, tôi khâm phục sự dấn thân của họ.


Chúc nhóm nghiên cứu của anh sớm đạt được những mục tiêu của mình.

DK
 
Hi mọi người,
Em cảm ơn anh KHương đã đứng trên lập trường khách quan.
Nếu một nhà khoa học thực sự thì mấy khi mà họ khó chịu hay chế nhạo người khác khi mà người khác không tin vào kết quả nghiên cứu của họ mặc dù họ nghiên cứu vài chục năm bằng mồ hôi và nước mắt. Đó là nhân phẩm đầu tiên của nhà khoa học, dám đối mặt một cách bình thản với mọi khó khăn, trong đó có cả ý kiến trái chiều, và ý kiến đồng thuận. Tôi nói không phải không có dẫn chứng, tôi sống bao nhiêu năm ở Hà Nội, cũng có bao nhiêu bạn bè làm ở các viện, các phòng nghiên cứu ở Hà Nội, nhưng nếu không thực sự chủ trì đề tài mà chỉ là làm thuê thì sự trả thù lao rất ít. Tôi không phản đối bạn Bình đều trước khi tham gia tôi cũng muốn bạn nói rỏ hơn, độ tin cậy cao hơn chứ?
Bạn nói nhóm nghiên cứu mà không nói rỏ cơ sở chổ nào? phòng thí nghiệm thế nào thì ai mà biết? mà nếu nói mới thành lập rồi cùng góp tiền, để xây dựng phòng thì nghiệm thì cũng nên nói rỏ,
Có người đam mê khoa học thật, và hy sinh cho khoa học, nhưng một điều chắc chắn ở Việt Nam hiện nay mà tôi biết, nếu không có tiền thì dù bạn tài giỏi cở nào cũng không thể làm khoa học chân chính được, và dù đam mê khoa học mà không được trả công đúng công sức thì sự đam mê đó cũng hao mòn dần theo thơi gian,
Chúc bạn thành công,
 
Hiện Lab. Molecular Genetics cần tuyển thêm 1 nghiên cứu viên nam phụ trách nhóm nghiên cứu về gen liên quan đến bệnh béo phì và phát triển hướng nghiên cứu di truyền người liên quan đến các rối loạn chuyển hóa.
Xin liên hệ theo email: binhnihe@yahoo.com
Em rất thích cách tuyển người minh bạch của anh Bình, chúc anh và nhóm nghiên cứu sớm tìm được ứng cử viên phù hợp!
 
Khách quan mà nói bác TQB cũng có thiếu sót, đó là...giấu mình ..không đúng lúc, thực ra tôi có đọc đâu đó thì được biết Trần Quag Bình, MD,PHD là head của lab, và anh ấy cần tuyển người làm cho lab của anh ấy, nhưng chắc có lẽ anh ấy không muốn mọi người biết anh ấy là ..sếp nên ..từ chối tiết lộ.
Tuy nhiên thông thường thì khi tuyển người thì người ta phải cung cấp thông tin đầy đủ về nơi làm việc đó là sếp của lab, hướng nghiên cứu của lab, thành quả....... và quan trong là link hoặc website của lab để mọi người tìm hiểu thêm về lab.
Lại nói về website thì hầu hết các trường DH và viện NC ở vn thiếu các site giới thiệu các nhóm nghiên cứu cụ thể. Toi thấy các site này làm rất đơn giản , chỉ cần 1-2 trang lấy từ web của trường và làm link tới các group là có thể giới thiệu hết được tất cả thông tin về nhóm, tuy nhiên rất ít nhóm làm. Còn website các trường thỉ chủ yếu để ..giới thiệu chung chung, hội họp... còn những cái quan trọng như thông tin các khoa, viện , phòng , nhóm cụ thể... thì không đưa lên.híc.
 
Phòng Di truyền phân tử (Lab. of Molecular Genetics) cần tuyển nghiên cứu viên làm việc tại một viện nghiên cứu tại Hà Nội có năng lực sau:
- Có kinh nghiệm phân tích đột biến gen (tách chiết ADN, ARN, PCR, PCR-RFLP, SSCP, RT-PCR, Sequencing, ASP, TaqManPCR...)
- Nam giới
- Có ngoại ngữ tiếng Anh tốt (cần đọc nhiều tài liệu chuyên môn, phân tích và tổng hợp)
- Say mê và dám dấn thân trong nghiên cứu khoa học
- Ưu tiên người tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ sinh học, dỉ truyền, thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài.

Phụ trách mảng nghiên cứu trong dự án:
- Nghiên cứu về gen liên quan đến bệnh đái tháo đường týp 2 ở người Việt Nam (quỹ Nafosted tài trợ 2011-2012)
- Nghiên cứu về gen liên quan đến bệnh béo phì ở học sinh tiểu học Hà Nội (đã có tài trợ tài khoá 2011-2012)
- Phát triển hướng nghiên cứu mối liên quan gen-gen, gen-môi trường trong quá trình hình thành bệnh tật ở người
- Phát triển hướng phân tích Y-chromosome và mtDNA trong nghiên cứu nhân chủng học.

Lương theo chế độ nhà nước, thu nhập thêm từ đề tài, cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ tại Nhật và các nước tiên tiến.

Xin trao đổi qua email: binhnihe@yahoo.com

Những người giỏi như vậy đều là Sếp rồi, hoặc là cánh tay phải của Sếp, kiếm khá nhiều tiền và ổn định vững chắc. Họ cũng rất nhiều đề tài, hoặc là chủ hoặc tham gia.

Còn làm thuê hoặc hợp tác, hưởng lương chế độ , cơ hội này nọ, thì chắc khó tuyển được đúng người theo yêu cầu của bạn

Tôi thấy từ trước đến nay, mỗi phòng 1 chuyên ngành... Làm đề tài thiếu phần nào, đều phải hợp tác với phòng, viện khác, hoặc ký đề tài nhánh này nọ, hợp đồng khoa học nọ kia...


Nếu phòng được xây dựng toàn người giỏi như vậy, thì rồi ai cũng muốn tách ra nhóm nhỏ, hoặc phòng khác để đứng độc lập thôi. Như vậy thì hóa ra cố gắng của bạn lại về số O.

Người giỏi luôn phấn đấu có vị trí cao, làm việc độc lập, xin đề tài độc lập... chứ ko chịu nhận lương chế độ...

Nói tóm lại, phải có tiền hoặc rất nhiều tiền mới dụ được họ về!...
 
Chào anh Bình
Vừa viết đôi lời góp vui nhưng khi post lại mất hết, cụt hứng quá.
Tóm lại là tôi ủng hộ anh và tôn trọng anh. Hy vọng anh sẽ sớm từng bước thực hiện được mong muốn của mình. Nhiều cánh én nhỏ sẽ làm nên mùa xuân. Giữ vững tay chèo.
Ở đây, mọi người nên chú ý đến chi phí cơ hội, cái đó có giá trị hơn rất nhiều với cái lương cơ bản trước mắt (mà để tạo những quyền lợi "cơ bản" như vậy cũng không dễ đâu các bạn ạ). Nếu ai quan tâm thì tự tìm hiểu thêm thông tin là tốt nhất. Những điều anh Bình ngại không nói rõ chắc sẽ có lý do của anh Bình, nên tôn trọng điều đó. Có những việc khi ở vào vị trí tương tự anh Bình, chúng ta sẽ hiểu và thông cảm được.
Hôm nào mời anh Bình đến chơi, xem 2 bên có hỗ trợ được gì nhau không nhé. Tôi cũng đang khát "nhân tài" nhưng Việt Nam nhiều nhân tài quá nên không biết chọn ai.
 
Em xin chào anh Trần Quang Bình.
Em thấy phòng lap về lĩnh vực Molecular Genetics của anh rất hay. Em cũng đang có ý tưởng xây dựng một lap ( nho nhỏ thôi) những lĩnh vực khác với lap của anh. Lap của em đi vào lĩnh vực ứng dụng cnsh trong nông nghiệp nhiều hơn. Anh Bình cho em hỏi anh xây dựng lap đó kinh phí hết bao nhiêu vây? Hay trang thiết bị và phòng lap do viện đầu tư cho? Hay lấy từ tiền dự án?
Em thì chỉ là ks thui.
Trân trọng
 
mình cũng thế này dưới hà nội cũng đang thất nghiệp, mình cũng muốn thử sức với lab của Đông, cái này có vẻ hay làm về nông nghiệp, trồng sắn hay là tiêu thụ rau quả nhỷ? vùng trung du đất nhiều tha hồ cày cấy...khi nào Đông tuyển cho mình 1 chỗ nhé!!!mình có 1 anh bạn học tự nhiên xong đi trực điện thoại cho fpt và giờ là nhân viên chính thức rồi:D
 
Tương lai nếu về VN dựng nhóm, em xin book 1 buổi nói chuyện học hỏi kinh nghiệm từ anh Bình nhé.
 
Em xin chào anh Trần Quang Bình.
Em thấy phòng lap về lĩnh vực Molecular Genetics của anh rất hay. Em cũng đang có ý tưởng xây dựng một lap ( nho nhỏ thôi) những lĩnh vực khác với lap của anh. Lap của em đi vào lĩnh vực ứng dụng cnsh trong nông nghiệp nhiều hơn. Anh Bình cho em hỏi anh xây dựng lap đó kinh phí hết bao nhiêu vây? Hay trang thiết bị và phòng lap do viện đầu tư cho? Hay lấy từ tiền dự án?
Em thì chỉ là ks thui.
Trân trọng

Tôi có cảm giác (chỉ là cảm tính thôi nhé) là bạn chưa có đủ những yếu tố cần thiết để xây dựng được những cái như là một phòng thí nghiệm hay một nhóm nghiên cứu như anh Bình đã đề cập đâu bạn ạ, có chăng sẽ lại đốt tiền một cách vô ích thôi.

DK
 
Cám ơn các bạn đã quan tâm.
Mình sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm.
Làm nghiên cứu ở VN khó đủ thứ và phải rất kiên nhẫn, mọi thứ không sẵn có và đồng bộ như bên ngoài.
 
Nếu lab có làm về mảng phân tích mạng metabolic networks thì cho em tham gia với. Em đang làm nghiên cứu sinh về thứ này.

Anh chị em nào thích thú với nó xin đọc cuốn Analysis of Biological Networks của Bjorn H. Junker, nhà xuất bản Wiley.
 
Các bác tiền bối nào mở lab, lập lab thì cho em gửi đơn xin việc với. Em ở Hà nội ạ.
 
Chúc mừng thành công mới của anh Bình và nhóm nghiên cứu! Chúc cho những nỗ lực, tâm huyết của anh và nhóm sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trong tương lai.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23142383#
Gene. 2012 Nov 8. pii: S0378-1119(12)01380-7. doi: 10.1016/j.gene.2012.10.082. [Epub ahead of print]
Association of the common FTO-rs9939609 polymorphism with type 2 diabetes, independent of obesity-related traits in Vietnamese population.

Binh TQ, Phuong PT, Nhung BT, Thoang DD, Lien HT, Van Thanh D.
Source

National Institute of Hygiene and Epidemiology, 1 Yersin, Hanoi 112800, Vietnam. Electronic address: binhtq@nihe.org.vn.

Abstract

Type 2 diabetes (T2D) is a complex disorder resulted from both genetic and environmental factors in its pathogenesis. A case-control study was designed with subjects recruited from a general population to investigate whether the association between T2D and the common T>A polymorphism (rs9939609) in fat mass and obesity associated (FTO) gene is mediated by obesity-related measures, considering the contribution of socio-economic status and lifestyle factors. The significant association between the FTO-rs9939609 polymorphism and T2D was first observed in the model unadjusted (OR per A allele = 1.61, 95%CI = 1.06-2.44, P = 0.024). It remained consistently replicated in the final model after adjustments for sex, age, systolic blood pressure, socio-economic status, lifestyle factors, and obesity-related measures (body mass index, waist-hip ratio, body fat percentage, and body adiposity index), showing an increased T2D risk with an additive effect of the alleles (ORs per A allele = 1.80-1.92, 95% CI = 1.09-3.19, P < 0.05). The FTO-rs9939609 polymorphism, systolic blood pressure, and waist-hip ratio were the most significant independent predictors for T2D, in which the power of the adjusted prediction model was 0.769. In conclusion, the study suggested that the FTO-rs9939609 polymorphism was significantly associated with the increased risk of T2D, independent of obesity-related measures in Vietnamese population.


http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23142383
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top