Preventative medicine: dealing with aquatic animal diseases

Đinh Văn Khương

Senior Member
http://www.fao.org/newsroom/en/news/2004/50753/index.html


Y học dự phòng: Đối phó với các bệnh trên đối tượng thủy sản ở Châu Á
Ngày 27 tháng 09 năm 2004, cuộc họp của FAO tại Rome:
Các loại bệnh động vật có thể vượt qua biên giới cũng như hải phận các nước một cách dễ dàng.
Cùng với sự bùng nổ của bệnh bò điên và cúm gia cầm trong những năm gần đây, thế giới đã trở nên quá quen thuộc với các đe dọa liên quan tới các loại bệnh có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh việc đe dọa sức khỏe loài người thì đây cũng là nguyên nhân làm tê liệt ngành công nghiệp thực phẩm trên một quy mô lớn, đẩy hàng triệu nông dân và các nhà sản xuất tới nguy cơ phá sản.
Ở châu Á, nơi mà hàng triệu người đang phụ thuộc vào việc khai thác và nuôi trồng thủy sản thì trận chiến chống lại các bệnh lây truyền rộng còn thêm một mảng nữa là các bệnh trên đối tượng thủy sản.
Rohana Subasinghe – một chuyên viên lão thành về nguồn lợi thủy sản tại Trung tâm Nguồn lợi và Nuôi trồng thủy sản nội địa – cho biết: “Cá chẳng bao giờ cần hộ chiếu. Một con cá bị ốm có thể vượt hải phận chỉ bằng một cái vẫy đuôi rất nhẹ và sau đó là nguy cơ trên quy mô rộng lớn đang chờ bạn”.
Vấn đề nguồn nước
Thực vậy, sự bùng nổ các bệnh thủy sản đang trở nên khá phổ biến ở các nước châu Á. Trong suốt hai thập kỷ 1980s và 1990s, hội chứng loét (Epizootic Ulcerative Syndrome) đã gây thiệt hại nặng nề cho các trang trại cá nước ngọt. Từ thập kỷ 1990s, chúng ta lại phải đương đầu với các loại bệnh như: Bệnh đốm trắng (White Spot Disease - WSD) hay Viral Nervous Necrosis là nhân tố chủ yếu đẩy ngành nuôi tôm đến các nguy cơ phá sản. Thời gian gần đây, Virut gây hội chứng Taura đang nổi lên như một nhân tố đe dọa mới.
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, các trang trại nuôi bào ngư và hàu thường xuyên chịu ảnh hưởng từ rất nhiều loại bệnh khác nhau.
Giáo sư Mohamed Shariff, một nhà bệnh học tại Đại học Putra – Malaysia – người thường xuyên hợp tác với FAO để phát triển vấn đề quản lý các bệnh thủy sản ở châu Á, đã cho biết: “ở một số nước, nhiều nông dân đã tự tử vì những thua lỗ quá lớn do bệnh đốm trắng ở tôm gây ra. Khi bị nhiễm bệnh này, 100% tôm sẽ bị chết trong vòng một tuần và họ sẽ hoàn toàn bị thất thu. Nhiều trường hợp gần tới thời kỳ thu hoạch và sản lượng có thể đạt tới 40.000 USD trên mỗi ha. Thật không thể tính hết thiệt hại sẽ là bao nhiêu nếu như những nông dân này có khoảng 20 –30 đầm tôm.
Theo GS. Shariff thì châu Á không những cần sự hỗ trợ tài chính mà còn cả về kỹ thuật để tăng cường năng lực quản lý các bệnh thủy sản. FAO đang giúp đỡ các nước này những điều kiện cần thiết cũng như cố vấn về kỹ thuật, quản lý, phát hiện trước một cách hiệu quả các nguồn bệnh để giảm các nguy cơ bùng phát thành dịch.
 
Rohana Subasinghe – một chuyên viên lão thành về nguồn lợi thủy sản tại Trung tâm Nguồn lợi và Nuôi trồng thủy sản nội địa

dontcry à, sửa thêm một chút nhé: Câu trên thiếu mất từ của FAO. Như vậy đầy đủ sẽ là

Rohana Subasinghe – một chuyên viên lão thành về nguồn lợi thủy sản tại Trung tâm Nguồn lợi và Nuôi trồng thủy sản nội địa của FAO
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top